Cận cảnh soi ruột ốc dưới kính hiển vi sẽ khiến bạn giật mình và cảnh báo 4 nhóm người không nên ăn ốc kẻo "gặp họa"

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Ăn ốc đã lâu, nhưng có lẽ bạn chưa biết được "sự thật" về ốc, nếu xem được những hình ảnh soi ruột ốc dưới kính hiển vi, chắc chắn bạn sẽ phải thật thận trọng khi thưởng thức chúng.

Soi ruột ốc dưới kính hiển vi, kết quả sẽ thế nào?

Ốc tuy là thứ nguyên liệu dân dã nhưng lại chiếm được cảm tình của rất nhiều người không chỉ bởi hương vị đặc biệt mà còn bởi chúng rất giàu chất dinh dưỡng. Những ngày mệt mỏi chán ăn, chỉ cần được nhâm nhi một bát ốc luộc thanh đạm hay bát bún ốc ngọt ngào là đã đủ để lấy lại vị giác.

Rùng mình khi soi cận cảnh ruột ốc dưới kính hiển vi và 4 nhóm người không nên ăn ốc kẻo "gặp họa" - Ảnh 1.

Ăn ốc đã lâu, nhưng có lẽ bạn chưa biết được "sự thật" về ốc, nếu xem được những hình ảnh soi ruột ốc dưới kính hiển vi, chắc chắn bạn sẽ phải thật thận trọng khi thưởng thức chúng.

Mới đây, một tài khoản Tik Tok nổi tiếng đã thực hiện soi ruột ốc dưới kính hiển vi. Ở mức phóng đại 100 lần, người soi phải thốt lên "trời ơi, toàn là ký sinh trùng. Ở đây chủ yếu là sán máng và giun lươn". Đáng sợ hơn, ở mức phóng đại 1000 lần có thể quan sát rõ rất nhiều ký sinh trùng đang "bơi tung tăng" trong ruột ốc.

Theo chủ clip, ký sinh trùng này khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ nhắm tới nhiều cơ quan như phổi, gan, mật, ruột, não và thận dẫn đến hội chứng miễn dịch quá mức suy nội tạng hay thậm chí là tử vong

Clip soi ruột ốc dưới kính hiển vi

Bình luận về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: "Ốc là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều loại vitamin như B2, PP, A... và khoáng chất. Tuy nhiên, ốc vốn dĩ là loại động vật sinh sống dưới đáy bùn nên trong ruột ốc thường chứa ký sinh trùng".

Chuyên gia cho hay, để ăn ốc an toàn thì sau khi mua ốc về cần ngâm ốc để chất bùn trong miệng ốc tự động nhả ra. Sau đó luộc qua, nhể ruột ốc rồi bóp với muối để sát trùng. Tuy nhiên, nếu sơ chế ốc theo quy trình: Không ngâm rửa, vẫn còn bùn đất mà đã đổ vào nồi luộc sơ để nhể ruột thì chắc chắn sẽ còn tồn đọng, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, nhiễm sán gan, ngộ độc cấp tính… là hoàn toàn có thể.

Theo ông Thịnh, có một loại ốc mà mọi người không nên ăn đó là ốc cấp đông kém chất lượng. Khi ốc được cấp đông nhưng điều kiện bảo quản không đảm bảo thì sẽ bị mất chất dinh dưỡng, thậm chí thành phần các chất cũng có thể bị biến đổi gây hại với cơ thể nếu ăn phải.

4 nhóm người không nên ăn ốc để tránh gặp họa

Trong Đông y, thịt ốc vị ngọt, tính hàn, có tác dụng chữa được một số bệnh như phù thũng, bệnh gan, vàng da, nhiễm trùng, trĩ. Tuy nhiên, chúng lại là thực phẩm tính hàn, có nguồn dinh dưỡng cao nên không phải ai ăn cũng phù hợp, đặc biệt là một số nhóm người dưới đây.

Người bị huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận

Ốc là thực phẩm giàu natri. Khi thường xuyên nạp vào cơ thể nhiều natri, những bệnh nhân mắc bệnh thận, tiểu đường, cao huyết áp có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm hay khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn. Do đó, những người bị bệnh này nên hạn chế ăn cua, ốc.

431ce9c1-cach-nau-mon-oc-chuoi-dau.jpg

Phụ nữ trước và sau sinh

Ốc là thực phẩm có tính hàn vì thế ăn nhiều có thể gây đầy bụng, lạnh bụng, tiêu chảy... do đó để đảm bảo an toàn thì phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn nhiều.

Người bị bệnh gút

Ốc nói riêng và các loại hải sản nói chung có chứa rất nhiều chất đạm và canxi. Một chế độ ăn nhiều đạm dễ làm sản sinh axit uric, gây ra các cơn đau khớp dữ dội. Khi tình trạng này kéo dài có thể làm tích tụ và lắng đọng các tinh thể muối urat ở ổ khớp, gây nhức buốt cho người bệnh gút.

oc-mit-luoc.-45k.jpg

Người hay bị dị ứng

Có một số người không ăn được ốc do cơ địa dị ứng, biểu hiện là nổi mề đay, ngứa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở… Sau khi ăn xuất hiện những dấu hiệu này thì cần theo dõi hoặc đến viện kiểm tra. Nếu đã bị dị ứng với ốc thì tốt nhất bạn không nên ăn.

Ngoài ra, ngay cả người khỏe mạnh cũng không nên ăn ốc quá nhiều bởi có thể dễ dẫn tới đầy bụng, lạnh bụng, dư thừa đạm. Tốt nhất chỉ nên ăn một đến hai bữa một tuần là phù hợp vì có thể gây đầy bụng, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

Chia sẻ