2k7 cần biết: 30 Đại học, Học viện dự kiến trở thành trường trọng điểm quốc gia, thi đỗ là mặt "vênh lên trời"!
Trường bạn chọn có nằm trong danh sách này không?
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 16/07 đến 28/07/2025 là thời gian để thí sinh thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT. Chỉ còn vài ngày nữa là hết hạn điều chỉnh nguyện vọng, đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều bạn đang băn khoăn không biết nên chọn ngành nào, trường nào cho phù hợp với năng lực và nâng cao cơ hội trúng tuyển.
Có nhiều cơ sở để các bạn thí sinh cân nhắc khi chọn ngành, chọn trường từ điểm thi, sở thích cá nhân, năng lực học tập, điều kiện gia đình cho đến xu hướng thị trường lao động. Trong đó, đáng chú ý là danh sách các trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào quy hoạch, dự kiến sẽ trở thành các đại học trọng điểm quốc gia trong thời gian tới. Danh sách này nằm trong dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến 2050 (không bao gồm các trường thuộc Bộ Công an, Quốc phòng và các trường cao đẳng sư phạm), do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến đến năm 2030, cả nước có khoảng 250 cơ sở giáo dục đại học và 50 phân hiệu. Trong đó có 30 cơ sở đào tạo trọng điểm (gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng, 18-20 trường trọng điểm ngành). Đây là lần đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến danh sách này.

18 trường đại học dự kiến trở thành trường trọng điểm quốc gia theo lĩnh vực.
Đối với nhóm các trường đại học trọng điểm theo lĩnh vực, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết mỗi ngành dự kiến sẽ có từ 1 đến 2 cơ sở đào tạo, với tổng số khoảng 18-20 trường. Những trường này sẽ được ưu tiên đầu tư để nâng cao chất lượng giảng dạy, đặc biệt là ở bậc sau đại học, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hoạt động đổi mới sáng tạo. Mục tiêu đặt ra là từng bước đưa ít nhất 20 lĩnh vực đào tạo của các trường này lọt vào các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín.
Ngoài ra, bên cạnh hai đại học quốc gia hiện nay là TP.HCM và Hà Nội, ba trường gồm Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng được định hướng phát triển thành đại học quốc gia vào năm 2030. Nhóm trường này sẽ được trao quyền tự chủ cao hơn so với các mô hình đại học khác, đồng thời đảm nhiệm vai trò dẫn dắt, đóng vai trò trung tâm trong việc thực hiện các chiến lược lớn của quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Với sứ mệnh đó, các đại học này cần khẳng định vị thế hàng đầu cả nước về chuyên môn, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và các ngành mũi nhọn. Mục tiêu hướng đến là đưa các đại học quốc gia vươn lên nhóm top đầu châu Á, đồng thời có ít nhất 20 lĩnh vực đào tạo được xếp hạng trong top 1.000 các bảng xếp hạng đại học quốc tế uy tín.

Trường bạn chọn có nằm trong danh sách này không?
Bốn trường được quy hoạch là đại học vùng gồm Đại học Thái Nguyên, Đại học Vinh, Đại học Nha Trang, Đại học Tây Nguyên, Đại học Cần Thơ.
Mới đây nhất, Đại học Bách khoa, Trường đại học Xây dựng, Trường đại học Giao thông vận tải, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là 5 đơn vị được định hướng phát triển đến năm 2030 trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của quốc gia về kỹ thuật và công nghệ.
Tổng hợp