BÀI GỐC Tổn thương khi bị bà nội coi như "của nợ"

Tổn thương khi bị bà nội coi như "của nợ"

(aFamily)- Mẹ bỏ đi, bố lấy vợ hai, em lớn lên với bà nội cùng những lời nhiếc móc của bà rằng em là cái nợ mà mẹ em bỏ lại..., khiến em nhiều lúc quẫn trí muốn bỏ đi.

10 Chia sẻ

Có lẽ bà nội oán mẹ cháu mà "giận cá chém thớt"

,
Chia sẻ

(aIFamily)- Có lẽ từ ngày còn trẻ, bà đã hết lòng nuôi con cái cho đến lúc bố cháu lấy vợ đẻ con. Vậy mà mẹ cháu cưới bố cháu chưa được bao lâu đã bỏ đi nên bà giận.

Chào cháu A!

Có lẽ cô bằng tuổi mẹ cháu, đọc những dòng tâm sự của cháu cô thấy rất thương cảm. Nếu con gái cô phải chịu những thiệt thòi như cháu chắc là cô rất đau buồn. Cô mong rằng trong thời gian tới mối quan hệ giữa cháu và bà nội có thể thay đổi để cháu thấy nhẹ nhõm hơn.

Bị người ngoài chửi rủa nhiếc móc cũng làm ta đau lòng lắm rồi. Thế nhưng ta có thể mặc kệ mà bỏ qua, không thèm đếm xỉa đến họ. Buồn thay cho cháu, người hay đánh mắng cháu lại là bà nội, người cùng họ hàng máu mủ với mình, thì nỗi đau đó lại càng tăng lên nhiều lần, khó lòng hàn gắn được.

Bà nội khắc nghiệt với cháu nhưng dù sao bà cũng chăm lo cho cháu đầy đủ như lời cháu viết trong bài. Hơn nữa cháu cũng được sống cùng với gia đình, bố mẹ, không phải mẹ ruột nhưng lại biết điều. Như vậy so với nhiều đứa trẻ không mẹ khác, cháu cũng không phải quá thiệt thòi. Vì điều này cháu hãy trân trọng gia đình của mình, trân trọng bà nội, hãy nghĩ nếu mình không có nơi nương tựa, không nhà cửa, một thân một mình bươn chải thì khổ biết nhường nào.

Có lẽ vì oán mẹ cháu mà bà nội giận cá chém thớt. Trong bài viết cô không thấy cháu nói đến ông nội. Nhưng có lẽ từ ngày còn trẻ một mình bà đã hết lòng nuôi con cái, đến lúc bố cháu lấy vợ đẻ con. Nhưng mẹ cháu về, chịu khổ chẳng bao lâu đã bỏ đi nên bà giận. Có lẽ theo bà, dù bà có đuổi mẹ cháu đi thì mẹ cháu cũng nên ở lại chịu cảnh khổ làm dâu, như vậy mới đúng nhẽ.

Người nào khổ thì người ta muốn người khác cũng khổ theo. Ngày xưa mẹ chồng bác cũng thế. Bà làm dâu khổ nên luôn tìm cách hành hạ bác. May mắn cho bác là có người chồng thương vợ nên luôn hiểu và động viên bác. Bác cam chịu để cửa nhà được yên ấm, vì thế mà bác trai lại càng thương bác hơn.

Đời bà nội cháu chắc cũng đã khổ nhiều, vì thế với cháu có phần nghiêm khắc. Tuy nhiên bác nghĩ cháu cũng nên nghiêm chỉnh sửa chữa một số khuyết điểm của mình, như là tính hay quên. Điều đó trước hết là lợi cho bản thân cháu, nhất là sau này khi lấy chồng, có gia đình riêng. Dù bị bà mắng nhiều và mắng nặng vậy mà cháu vẫn chưa sửa được thói xấu đó, vậy là không được. Bác coi cháu như con gái nên góp ý với cháu rất thật lòng, cháu đừng giận nhé. Chúc cháu và bà nội sẽ hòa hợp với nhau hơn, chúc cháu hạnh phúc với người yêu nhé. Chào cháu.

Chia sẻ