BÀI GỐC Tổn thương khi bị bà nội coi như "của nợ"

Tổn thương khi bị bà nội coi như "của nợ"

(aFamily)- Mẹ bỏ đi, bố lấy vợ hai, em lớn lên với bà nội cùng những lời nhiếc móc của bà rằng em là cái nợ mà mẹ em bỏ lại..., khiến em nhiều lúc quẫn trí muốn bỏ đi.

10 Chia sẻ

Bà nội và A: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

,
Chia sẻ

(aFamily)- Bà nội em đúng là bảo thủ. Chị không phủ nhận điều đó. Nhưng A ạ, em cũng quá định kiến về bà.

Chào A!

Trước tiên, chị chia sẻ với em chuyện em thiếu thốn tình thương yêu của cha mẹ. Không thể phủ nhận rằng em khá thiệt thòi khi không có một gia đình trọn vẹn. Nhưng em biết không? Còn nhiều người thiệt thòi hơn em rất nhiều. Nhiều người sống cả đời không biết cha mình là ai, nhiều người không có một mái nhà để dung thân, phải cầu bơ cầu bất, trải đời quá sớm.
 
Có thể khi so với anh chị họ của em, em thấy mình rất cực, nhưng em hãy nhìn ra ngoài, so mình với những đứa trẻ bị bỏ rơi, em sẽ thấy mình hạnh phúc. Sai lầm lớn nhất của em là đã nhìn lên mà chưa từng nhìn xuống, để thấy mình có quá nhiều thứ để lạc quan. Thử suy nghĩ xem nếu không có bà em sẽ ra sao?

A ạ, bà em đúng là bảo thủ. Chị không phủ nhận điều đó. Và như nhiều độc giả có nhận xét, cách dạy em của bà là không đúng, không nên. Đòn roi chẳng giải quyết được vấn đề gì. Nhưng em cũng vô cùng định kiến đó A ạ, em luôn cho rằng bà không yêu thương em, bà ghét em, bà cay nghiệt với em. Chưa bao giờ em nghĩ rằng bà cũng yêu thương em, bà còn nuôi em vì muốn tốt cho em mà thôi. Bởi bà có thể đuổi em ra khỏi nhà bất cứ lúc nào, đúng không?

Người ta, nếu tuần gặp mặt một lần, tháng gặp đôi ba lần thì quý nhau lắm lắm, chứ ngày nào cũng giáp mặt nhau thì thành ra lại hay khó chịu. Thế nên các cụ ta mới có câu “xa thơm gần thối”. Các anh chị họ của em được đối xử tốt một phần cũng vì các anh chị ấy chả mấy khi đến với bà, bà yêu chiều là điều đương nhiên mà thôi. Em nên nghĩ cho thoáng ra, đừng lúc nào cũng định kiến rằng vì bà ghét em mới thế.
 
Chuyện ăn uống, em gắp miếng thịt miếng cá bà lườm em, em cũng nên nhìn lại mình một chút. Thử nghĩ xem có phải em đã gắp hơi nhiều không (hỏi câu này chị xin lỗi em trước nhé)? Bởi vì thông thường có khách, nhà làm cơm bao giờ cũng tươm tất, nhưng người nhà lại ăn hết sức qua loa, còn toàn để phần khách mà thôi. Trong khi đó, nếu em tranh thủ “cơ hội” để ăn thì rõ rang không được rồi.

 
Nếu như em làm đúng, nếu em hết sức chăm ngoan mà bà em còn thế thì đúng là bà rất không tốt. Nhưng em nhìn nhận lại mình xem, có phải em cũng đã chưa đủ ngoan hay không? Em có lười (chỉ là đỡ lười hơn mấy anh chị họ của em thôi), em có đi chơi về muộn. Bà đánh em nhưng chưa bao giờ đánh không có lý do đúng không?
 
Các anh chị họ của em  có cha có mẹ đầy đủ nên đương nhiên cuộc sống phải khác, em sống với bà, chỉ hai bà cháu với nhau, mà bà già rồi, em cần chăm chỉ giúp đỡ bà. Em cần biết vị trí của mình ở đâu, không nên so bì rồi sinh ra định kiến, A ạ. Đời người ta nếu cứ lẩn quẩn trong vòng ghen tỵ, so sánh thì mãi mãi không có được hạnh phúc đâu.

Em chỉ quan tâm đến lỗi của bà, mà chưa bao giờ nhận thấy rằng đó là những sai lầm mình cần sửa. Nếu như bà không yêu chiều em, một phần cũng vì sự định kiến của em với bà. Lòng người không phải sắt đá, mà bà vẫn nuôi em, tức là bà vẫn thương em đó, A ạ. Nếu em cứ ngoan ngoãn, tỷ tê, chủ đọng gần gũi bà thì mối quan hệ đã khác. Lúc đầu bà có thể đẩy em ra, nhưng rồi bà sẽ ôm em vào lòng. Chỉ cần có cái tâm, chị tin là em làm được.

Chia sẻ