BÀI GỐC Tổn thương khi bị bà nội coi như "của nợ"

Tổn thương khi bị bà nội coi như "của nợ"

(aFamily)- Mẹ bỏ đi, bố lấy vợ hai, em lớn lên với bà nội cùng những lời nhiếc móc của bà rằng em là cái nợ mà mẹ em bỏ lại..., khiến em nhiều lúc quẫn trí muốn bỏ đi.

10 Chia sẻ

Bố A có điều gì đó "khuất tất"

,
Chia sẻ

(aFamily)- Em bị bà nội đối xử như vậy mà bố không lên tiếng. Hẳn ông mắc lỗi gì đó với bà và tiếng nói không còn trọng lượng nên luôn phải im lặng...

Không biết mọi người có cảm nhận giống tôi không chứ khi đọc bài “Tổn thương khi bị bà nội coi như của nợ” của em A, tôi thấy bà nội của A không đáng trách, bản thân A cũng đáng thương chỉ có người bố của em là đáng để chúng ta phải đặt câu hỏi.

A đã thiếu xót khi không kể cho mọi người nhiều hơn vể bố và mẹ em. Tiếc rằng em quá bức xúc về bà, toàn nói về cách cư xử của bà mà không hề đả động gì tới bố. Tuy nhiên, anh đọc xong có nhận xét rằng bố A hơi vô tâm và thiếu trách nhiệm.

Không biết mẹ em có lỗi lầm gì và ai là người chủ động chia tay nhưng anh tin chắc mẹ em chia tay bố em cũng có lý do nào đó và có lẽ không sai lầm vì có thể mẹ em biết không trông chờ gì được vào người đàn ông này.

A thử để ý mà xem, tại sao khi bỏ vợ, bố em nhận nuôi con sao lại để cho bà nội phải làm công việc đó. Ông quá vô trách nhiệm khi con còn bé mà phó mặc cho bà nội muốn dạy dỗ kiểu gì cũng được. Ông lấy vợ khác và quên luôn cả con của mình.

Bố em, người đàn ông chả nhẽ nhu nhược đến mức không thể dạy con, cũng không kiếm được kinh tế đến nỗi đùn cho bà nội già cả phải lo miếng cơm manh áo cho cháu. Rồi làm thinh trước những lời nhiếc móc, chửi bới thậm chí hình phạt quá sức chịu đựng của bà nội dành cho cháu.

Nhưng cũng kỳ lạ, cuối bài anh lại thấy A đưa hình ảnh của bố ra như một người hùng khi lên tiếng bảo vệ em được đi chơi đến 10h rồi được bà nội chấp nhận. Vậy tại sao từ trước đến lúc em lớn, ông ấy không can thiệp vào cách giáo dục của bà để A phải chịu nhiều điều quá sức như thế.

Hay bởi ông mắc lỗi gì đó với bà nội và tiếng nói không còn trọng lượng nên luôn phải im lặng. Cũng có thể bà nội A là người có quyền lực quyết định mọi vấn đề trong gia đình nên bố em mới vậy. Dù thế nào đi chăng nữa, bố em cũng phải xem xét lại bản thân, cách cư xử của mình.

Con cái của ông, ông phải dạy dỗ, nhất là lúc này khi A đã 21 tuổi, ông phải biết hướng nghiệp, tạo dựng cuộc sống cho con cái. Như thế mới làm tròn vai trò của người bố.

Chả nhẽ ông không hiểu một đứa con gái sinh ra đã phải chịu hoàn cảnh éo le có lỗi của ông. Vậy mà ông không biết bù đắp, chỉ chăm chăm lo cho hạnh phúc của bản thân. Một người bố như thế có xứng đáng không?

Anh cũng không hiểu tại sao A có thể im lặng và chấp nhận một người bố như vậy. Tại sao em không nói chuyện trực tiếp để tìm hiểu những khúc mắc của vấn đề, cách cư xử của bố một lần xem ông trả lời thế nào?

Cái gì cũng có nguyên do của nó, A nên tìm hiểu kỹ hơn nhé! Ai thực sự có lỗi trong câu chuyện của em. Những gì em phải chịu đựng đâu chỉ bắt nguồn từ bà. Bố em cần phải trả lời và có trách nhiệm trong những năm tháng sau này!

Chia sẻ