Tác hại khôn lường khi cho bé ăn dặm sớm
Nếu có ý định cho bé ăn dặm sớm, các mẹ nên cân nhắc.
Bác sĩ Đặng Thu Hiền (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyên các bà mẹ cần cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó mới cho ăn dặm và đây cũng là khuyến cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới.
Hiện nay nhiều mẹ có quan niệm rằng cho con ăn dặm sớm để bé cứng cáp hơn, nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm vì nó có thể dẫn đến những nguy cơ sau:
1. Bé dễ chán sữa mẹ
Khi ăn dặm, bé bú mẹ sẽ ít đi, vì vậy sẽ khiến mẹ sớm mất sữa. Bé bú mẹ ít đi đồng nghĩa với việc bị hụt lượng chất dinh dưỡng và kháng thể. Đó là chưa kể đến việc có bé còn chán sữa mẹ sau khi được ăn dặm.
2. Bé dễ bị dị ứng thức ăn
Việc làm quen sớm với các thực phẩm mới lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, nhất là ở những bé có cơ địa nhạy cảm. Ngay cả khi đã đến lúc cho ăn dặm, bạn cũng nên cho ăn thăm dò với mỗi món mới.
3. Nguy cơ béo phì
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn dặm sớm có thể khiến bé dễ bị béo phì. Khi còn nhỏ, bé có thể bày tỏ thái độ không muốn ti mẹ bằng cách ngừng bú hoặc ngủ thiếp đi.
Nhưng để bé biết quay đầu từ chối thức ăn thì phải đợi đến 4 - 5 tháng tuổi. Dưới 4 tháng tuổi, bạn thường không biết dấu hiệu bé có muốn ăn nữa hay không.
Do đó, nhiều người mẹ thấy việc cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi là khá nhàn, vì bé ít quay ngang – quay dọc. Chuyện này dẫn tới việc lạm dụng bột ăn dặm cho con, khiến bé dễ thừa cân về sau.
4. Rối loạn tiêu hóa
Trong 6 tháng đầu, hệ tiêu hóa non nớt của bé chỉ phù hợp với việc tiêu hóa sữa, chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn "nặng" khác. Vì vậy, nếu cho ăn dặm, bé có nguy cơ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống. "Hầu hết phụ huynh đều có tâm lý muốn con cứng cáp, sợ con thiếu chất nên cho ăn dặm sớm mà không biết hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh để tiếp nhận thức ăn. Điều này dẫn đến việc bé bị rối loạn tiêu hóa", bác sĩ Hiền cho biết.
5. Hại thận
Dưới 4 tháng tuổi, tuyến nước bọt của bé chưa có đủ các enzyme cho việc tiêu hóa thức ăn. Khoảng trên 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé mới bắt đầu tiết ra một enzyme có tên là amylase, cần thiết cho việc tiêu hóa bột ăn dặm (chất tinh bột và carbonhydrate).
Trước 6 tháng tuổi, cơ thể khá khó khăn khi tiêu hóa chất béo. Một số chất không thể tiêu hóa nổi sẽ bài tiết theo phân ra ngoài. Những thức ăn giàu protein như trứng, thịt, hoặc sữa bò, nếu được cho ăn quá sớm sẽ gây hại thận.
Nhiều mẹ cho con ăn dặm để bé no bụng và có thể ngủ ngon giấc suốt cả đêm. Một số nghiên cứu cho biết, nhiều bé bắt đầu ngủ một giấc dài về đêm ở giai đoạn 3 tháng tuổi, cho dù có được ăn dặm hay không. Ngay cả khi, ăn dặm giúp bé ngủ dài hơn thì đó cũng không phải lý do phù hợp để cho con ăn dặm sớm.
Tuy nhiên, bác sĩ Đặng Thu Hiền cũng khuyên các mẹ không nên cho ăn dặm quá muộn. Ngoài 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Bé chậm được ăn dặm không chỉ thiếu chất mà còn dễ gặp khó khăn trong việc tập ăn những món mới và trở nên biếng ăn.
Các mẹ có biết rằng nguyên nhân khiến bé không tăng cân là do ăn dặm quá sớm?
Hiện nay nhiều mẹ có quan niệm rằng cho con ăn dặm sớm để bé cứng cáp hơn, nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm vì nó có thể dẫn đến những nguy cơ sau:
1. Bé dễ chán sữa mẹ
Khi ăn dặm, bé bú mẹ sẽ ít đi, vì vậy sẽ khiến mẹ sớm mất sữa. Bé bú mẹ ít đi đồng nghĩa với việc bị hụt lượng chất dinh dưỡng và kháng thể. Đó là chưa kể đến việc có bé còn chán sữa mẹ sau khi được ăn dặm.
2. Bé dễ bị dị ứng thức ăn
Việc làm quen sớm với các thực phẩm mới lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, nhất là ở những bé có cơ địa nhạy cảm. Ngay cả khi đã đến lúc cho ăn dặm, bạn cũng nên cho ăn thăm dò với mỗi món mới.
3. Nguy cơ béo phì
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn dặm sớm có thể khiến bé dễ bị béo phì. Khi còn nhỏ, bé có thể bày tỏ thái độ không muốn ti mẹ bằng cách ngừng bú hoặc ngủ thiếp đi.
Nhưng để bé biết quay đầu từ chối thức ăn thì phải đợi đến 4 - 5 tháng tuổi. Dưới 4 tháng tuổi, bạn thường không biết dấu hiệu bé có muốn ăn nữa hay không.
Do đó, nhiều người mẹ thấy việc cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi là khá nhàn, vì bé ít quay ngang – quay dọc. Chuyện này dẫn tới việc lạm dụng bột ăn dặm cho con, khiến bé dễ thừa cân về sau.
4. Rối loạn tiêu hóa
Trong 6 tháng đầu, hệ tiêu hóa non nớt của bé chỉ phù hợp với việc tiêu hóa sữa, chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn "nặng" khác. Vì vậy, nếu cho ăn dặm, bé có nguy cơ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống. "Hầu hết phụ huynh đều có tâm lý muốn con cứng cáp, sợ con thiếu chất nên cho ăn dặm sớm mà không biết hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh để tiếp nhận thức ăn. Điều này dẫn đến việc bé bị rối loạn tiêu hóa", bác sĩ Hiền cho biết.
5. Hại thận
Dưới 4 tháng tuổi, tuyến nước bọt của bé chưa có đủ các enzyme cho việc tiêu hóa thức ăn. Khoảng trên 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé mới bắt đầu tiết ra một enzyme có tên là amylase, cần thiết cho việc tiêu hóa bột ăn dặm (chất tinh bột và carbonhydrate).
Trước 6 tháng tuổi, cơ thể khá khó khăn khi tiêu hóa chất béo. Một số chất không thể tiêu hóa nổi sẽ bài tiết theo phân ra ngoài. Những thức ăn giàu protein như trứng, thịt, hoặc sữa bò, nếu được cho ăn quá sớm sẽ gây hại thận.
Nhiều mẹ cho con ăn dặm để bé no bụng và có thể ngủ ngon giấc suốt cả đêm. Một số nghiên cứu cho biết, nhiều bé bắt đầu ngủ một giấc dài về đêm ở giai đoạn 3 tháng tuổi, cho dù có được ăn dặm hay không. Ngay cả khi, ăn dặm giúp bé ngủ dài hơn thì đó cũng không phải lý do phù hợp để cho con ăn dặm sớm.
Tuy nhiên, bác sĩ Đặng Thu Hiền cũng khuyên các mẹ không nên cho ăn dặm quá muộn. Ngoài 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Bé chậm được ăn dặm không chỉ thiếu chất mà còn dễ gặp khó khăn trong việc tập ăn những món mới và trở nên biếng ăn.
Các mẹ có biết rằng nguyên nhân khiến bé không tăng cân là do ăn dặm quá sớm?