Khi quý tử nhí nổi loạn
Có nhiều bậc phụ huynh mỗi khi nhắc đến con mình thường thốt lên một câu chán nản rằng: “Sao con tôi lại xấu tính thế”. Và họ cho rằng đó là những cậu quý tử nhí nổi loạn.
Khi quý tử tính khí thất thường
Là một trong những phụ huynh có con bất trị, tính khí ngang ngược, chị Nga cũng chỉ biết kêu trời và bất lực hoàn toàn. Đơn giản vì mỗi lần chị mắng hay đánh thì “quý tử nhí” 5 tuổi của chị gào khóc, sau đó nôn thốc nôn tháo, mặt mày tím ngắt. Nhìn bộ dạng của con rồi những lo lắng vì con càng ngày càng hư quá thể, chị Nga đứng ngồi không yên.
Chị Nga kể, trước đây con chị cũng đã có biểu hiện bướng bỉnh. Từ khi 3 tuổi, bé đã phản ứng lại mỗi khi mẹ quát bằng cách gạt tay mẹ, hoặc chỉ về phía mẹ bảo “im”. Tuy nhiên chị không để ý vì cho rằng, bé đang học nói và làm quen học theo những phản ứng xung quanh của mọi người. Mặt khác cũng do chị nghĩ con biết sợ mỗi khi chị quát, thì thấy bé liếc nhìn mẹ sợ sệt. Thế nhưng, gần đây bé còn có hành động lì lợm rồi chống tay thách thức mẹ.
“Khi bà nội cho bé ăn, bé hất tung bát cơm. Bà phê bình thì bé vờ uống nước rồi phun hết vào mặt bà. Tôi thấy vậy, quát thì bé vùng vằng bảo ghét bà, ghét mẹ. Lắm hôm bực mình vì thói ngang ngược của bé, tôi tét cho vài phát thì cu cậu nằm lăn xuống nhà ăn vạ”, chị Nga buồn rầu kể về cậu quý tử nhí mà tính tình ngang ngạnh của mình.
Chị càng buồn rầu hơn khi bạn bè và anh chị em xung quanh, mỗi lần khoe về con mình thì họ đều suýt xoa con ngoan, con nghe lời, con thân thiện, vui vẻ. “Trong khi đó, con mình thì càng ngày càng đổ đốn, lúc nào cũng chống đối bố mẹ dù mới tí tuổi”, chị Nga nói.
Mẹ dùng đòn roi, con vẫn bất trị
Thời gian gần đây, chị Hồng (Kim Mã – Hà Nội) gần như chết ngất và phát điên mỗi khi nhận được điện thoại của cô giáo thông báo, nào là “Bé Tuấn hôm nay lại đánh bạn chảy máu miệng”, rồi “Bé Tuấn nhất định không vào lớp, cô giáo gọi vào thì bé cầm dép ném”, hoặc “Chị đến đón bé về nhé, bé đập vỡ hết đồ chơi trong lớp của các bạn”… Và bực nhất là mỗi lần đưa con từ lớp mẫu giáo về, chị hỏi gì thằng bé cũng nhất định không nói, cứ ngồi lầm lì ở phía sau.
Ảnh minh họa.
Chị Hồng cho biết trước đây bé Tuấn rất ngoan, chỉ cần mẹ trừng mắt là bé tự khắc vòng tay xin lỗi. Thế nhưng không hiểu thời gian gần đây chị nói gì, hành động thế nào Tuấn cũng không sợ. Có những hôm, vừa chở con từ lớp học về, chưa kịp phạt vì tội đánh bạn thì thằng bé lại vùng ra đòi đi chơi. Thấy con như vậy, chị Hồng không đồng ý, bắt quay vào nhà thì cu Tuấn một mực không nghe, vùng vằng đi ra cổng. Bực mình, chị tét cho con mấy phát vào mông thì Tuấn quay lại vớ được tay mẹ và cắn đến bật máu.
“Không biết tại sao thằng nhóc lại đổ đốn như vậy. Nó thường xuyên nổi khùng và gào thét với cả nhà khi không được đáp ứng điều gì đó. Càng dùng đòn roi thì thằng bé không những không nghe lời mà càng tỏ ra hung dữ. Mới hơn 5 tuổi đầu đã thế, sau này…”, chị Hồng thở dài và nói.
Cũng trong trường hợp tương tự, anh chị Thảo – Phương (Lạc Long Quân – Hà Nội) muộn mằn lắm mới sinh được cậu con trai. Cho nên từ khi lọt lòng, bé Nam (6 tuổi) – con anh chị, được cả hai bên nội ngoại coi như “cục vàng”. Theo như lời anh chị Thảo – Phương, thì có lẽ vì được cưng chiều quá mà bé Nam ngày càng tỏ ra hống hách và không sợ ai. Bé thường xuyên quậy phá, chộm đồ chơi, đánh bạn… khiến không ngày nào anh chị không phải nghe những lời trách mắng từ các bậc phụ huynh khác.
“Có đợt thằng bé đánh bạn dập cả mũi, máu me chảy ướt cả áo. Nhưng khi chúng tôi đến yêu cầu cháu xin lỗi bạn thì cháu hét lên ‘không làm’. Khi bị bố mẹ và cô giáo phê bình vì hành vi xấu thì cháu mặt mày cau có và tiếp tục xông vào đòi đánh bạn”, chị Phương cho biết.
Cũng theo lời anh chị, vì “nói lý với con mãi không được” nên anh chị có sử dụng biện pháp mạnh là dùng đòn roi để trị con. Thế nhưng, biện pháp mạnh đối với bé Nam dường như không ăn thua. “Thằng bé càng trở nên bất trị và khó bảo hơn. Không tài nào mà uốn nắn được”, anh Thảo nói.
Kết:
Theo các chuyên gia tâm lý thì không phải ngẫu nhiên mà trẻ có những hành vi cũng như lời nói mang tính chống đối cha mẹ, người lớn. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ có những hành vi bất thường là do cách ứng xử, giáo dục của cha mẹ mà nên.
Nếu trẻ quá được nuông chiều và không uốn nắn từ khi còn nhỏ thì chắc chắn thói quen hống hách, thích gì được nấy dần dần sẽ hình thành và trở thành tính cách của trẻ. Bên cạnh đó việc cha mẹ thiếu quan tâm, hoặc quá áp đặt con cái làm theo ý mình hoặc cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã cũng dễ khiến trẻ nổi loạn để thu hút sự chú ý.
Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý cũng cho biết, khi trẻ có những biểu hiện thay đổi tiêu cực về tính cách thì cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý để xem con có gặp phải chứng rối loạn tâm lý nào hay không.
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên cho cha mẹ khi nuôi dạy con cái cũng cần chú ý điều chỉnh hành vi của mình. Tuyệt đối không nên tạo cơ hội để trẻ phát triển hành vi chống đối, phản ứng tiêu cực lại với bố mẹ. Đừng nên đánh mắng, chê bai… khi con đang có biểu hiện ức chế. Điều trước tiên cha mẹ cần làm là hãy như một người bạn, xoa dịu mọi cảm giác tiêu cực ở trẻ. Chỉ có như vậy tâm lý trẻ mới được cân bằng và ứng xử ngoan ngoãn hơn.
Là một trong những phụ huynh có con bất trị, tính khí ngang ngược, chị Nga cũng chỉ biết kêu trời và bất lực hoàn toàn. Đơn giản vì mỗi lần chị mắng hay đánh thì “quý tử nhí” 5 tuổi của chị gào khóc, sau đó nôn thốc nôn tháo, mặt mày tím ngắt. Nhìn bộ dạng của con rồi những lo lắng vì con càng ngày càng hư quá thể, chị Nga đứng ngồi không yên.
Chị Nga kể, trước đây con chị cũng đã có biểu hiện bướng bỉnh. Từ khi 3 tuổi, bé đã phản ứng lại mỗi khi mẹ quát bằng cách gạt tay mẹ, hoặc chỉ về phía mẹ bảo “im”. Tuy nhiên chị không để ý vì cho rằng, bé đang học nói và làm quen học theo những phản ứng xung quanh của mọi người. Mặt khác cũng do chị nghĩ con biết sợ mỗi khi chị quát, thì thấy bé liếc nhìn mẹ sợ sệt. Thế nhưng, gần đây bé còn có hành động lì lợm rồi chống tay thách thức mẹ.
“Khi bà nội cho bé ăn, bé hất tung bát cơm. Bà phê bình thì bé vờ uống nước rồi phun hết vào mặt bà. Tôi thấy vậy, quát thì bé vùng vằng bảo ghét bà, ghét mẹ. Lắm hôm bực mình vì thói ngang ngược của bé, tôi tét cho vài phát thì cu cậu nằm lăn xuống nhà ăn vạ”, chị Nga buồn rầu kể về cậu quý tử nhí mà tính tình ngang ngạnh của mình.
Chị càng buồn rầu hơn khi bạn bè và anh chị em xung quanh, mỗi lần khoe về con mình thì họ đều suýt xoa con ngoan, con nghe lời, con thân thiện, vui vẻ. “Trong khi đó, con mình thì càng ngày càng đổ đốn, lúc nào cũng chống đối bố mẹ dù mới tí tuổi”, chị Nga nói.
Mẹ dùng đòn roi, con vẫn bất trị
Thời gian gần đây, chị Hồng (Kim Mã – Hà Nội) gần như chết ngất và phát điên mỗi khi nhận được điện thoại của cô giáo thông báo, nào là “Bé Tuấn hôm nay lại đánh bạn chảy máu miệng”, rồi “Bé Tuấn nhất định không vào lớp, cô giáo gọi vào thì bé cầm dép ném”, hoặc “Chị đến đón bé về nhé, bé đập vỡ hết đồ chơi trong lớp của các bạn”… Và bực nhất là mỗi lần đưa con từ lớp mẫu giáo về, chị hỏi gì thằng bé cũng nhất định không nói, cứ ngồi lầm lì ở phía sau.
Ảnh minh họa.
Chị Hồng cho biết trước đây bé Tuấn rất ngoan, chỉ cần mẹ trừng mắt là bé tự khắc vòng tay xin lỗi. Thế nhưng không hiểu thời gian gần đây chị nói gì, hành động thế nào Tuấn cũng không sợ. Có những hôm, vừa chở con từ lớp học về, chưa kịp phạt vì tội đánh bạn thì thằng bé lại vùng ra đòi đi chơi. Thấy con như vậy, chị Hồng không đồng ý, bắt quay vào nhà thì cu Tuấn một mực không nghe, vùng vằng đi ra cổng. Bực mình, chị tét cho con mấy phát vào mông thì Tuấn quay lại vớ được tay mẹ và cắn đến bật máu.
“Không biết tại sao thằng nhóc lại đổ đốn như vậy. Nó thường xuyên nổi khùng và gào thét với cả nhà khi không được đáp ứng điều gì đó. Càng dùng đòn roi thì thằng bé không những không nghe lời mà càng tỏ ra hung dữ. Mới hơn 5 tuổi đầu đã thế, sau này…”, chị Hồng thở dài và nói.
Cũng trong trường hợp tương tự, anh chị Thảo – Phương (Lạc Long Quân – Hà Nội) muộn mằn lắm mới sinh được cậu con trai. Cho nên từ khi lọt lòng, bé Nam (6 tuổi) – con anh chị, được cả hai bên nội ngoại coi như “cục vàng”. Theo như lời anh chị Thảo – Phương, thì có lẽ vì được cưng chiều quá mà bé Nam ngày càng tỏ ra hống hách và không sợ ai. Bé thường xuyên quậy phá, chộm đồ chơi, đánh bạn… khiến không ngày nào anh chị không phải nghe những lời trách mắng từ các bậc phụ huynh khác.
“Có đợt thằng bé đánh bạn dập cả mũi, máu me chảy ướt cả áo. Nhưng khi chúng tôi đến yêu cầu cháu xin lỗi bạn thì cháu hét lên ‘không làm’. Khi bị bố mẹ và cô giáo phê bình vì hành vi xấu thì cháu mặt mày cau có và tiếp tục xông vào đòi đánh bạn”, chị Phương cho biết.
Cũng theo lời anh chị, vì “nói lý với con mãi không được” nên anh chị có sử dụng biện pháp mạnh là dùng đòn roi để trị con. Thế nhưng, biện pháp mạnh đối với bé Nam dường như không ăn thua. “Thằng bé càng trở nên bất trị và khó bảo hơn. Không tài nào mà uốn nắn được”, anh Thảo nói.
Kết:
Theo các chuyên gia tâm lý thì không phải ngẫu nhiên mà trẻ có những hành vi cũng như lời nói mang tính chống đối cha mẹ, người lớn. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ có những hành vi bất thường là do cách ứng xử, giáo dục của cha mẹ mà nên.
Nếu trẻ quá được nuông chiều và không uốn nắn từ khi còn nhỏ thì chắc chắn thói quen hống hách, thích gì được nấy dần dần sẽ hình thành và trở thành tính cách của trẻ. Bên cạnh đó việc cha mẹ thiếu quan tâm, hoặc quá áp đặt con cái làm theo ý mình hoặc cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã cũng dễ khiến trẻ nổi loạn để thu hút sự chú ý.
Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý cũng cho biết, khi trẻ có những biểu hiện thay đổi tiêu cực về tính cách thì cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý để xem con có gặp phải chứng rối loạn tâm lý nào hay không.
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên cho cha mẹ khi nuôi dạy con cái cũng cần chú ý điều chỉnh hành vi của mình. Tuyệt đối không nên tạo cơ hội để trẻ phát triển hành vi chống đối, phản ứng tiêu cực lại với bố mẹ. Đừng nên đánh mắng, chê bai… khi con đang có biểu hiện ức chế. Điều trước tiên cha mẹ cần làm là hãy như một người bạn, xoa dịu mọi cảm giác tiêu cực ở trẻ. Chỉ có như vậy tâm lý trẻ mới được cân bằng và ứng xử ngoan ngoãn hơn.
Dưới đây là những cách cực hay giúp mẹ "thuần phục" bé bướng bỉnh.