Con nhỏ mắc tiểu đường mãn tính, không phải bác sĩ mà chính cha mẹ mới quyết định chất lượng cuộc sống của con

Vicky,
Chia sẻ

Là một bậc cha mẹ, biết được rằng con mình bị bệnh tiểu đường có thể cảm thấy rất tồi tệ.

Nhưng với một chút chăm sóc về lối sống, trẻ em mắc bệnh tiểu đường mãn tính cũng có thể sống một cuộc sống đầy đủ và khỏe mạnh.

Hãy thử một số cách sau đây để giúp chăm sóc một đứa trẻ bị tiểu đường.

1. Vì là gia đình nên sẽ luôn sát cánh

Khi một đứa trẻ mắc bệnh tiểu đường, nó sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình. Anh chị em của bé có thể không hài lòng về việc bé bị tiểu đường sẽ được ông bà, cha mẹ chú ý nhiều hơn, cũng như thay vì thỉnh thoảng được phép ăn đồ ăn nhanh thì nay cần phải từ bỏ sở thích và làm quen với những bữa ăn lành mạnh hơn.

Nhưng điều quan trọng là phải hỗ trợ một đứa trẻ mắc bệnh tiểu đường và không khiến chúng cảm thấy đơn độc hoặc chúng bị đổ lỗi cho tình trạng sức khỏe này. Hãy giúp con bạn cảm thấy được tình yêu thương và sự hỗ trợ đủ để con có được cảm giác tích cực kiểm soát tình trạng của mình và có một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc.

Có con mắc tiểu đường mãn tính, mẹ đừng lo lắng chỉ cần thực hiện 7 lối sống sau đây sẽ giúp gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc  - Ảnh 1.

Sự thấu hiểu, chia sẻ của gia đình là nguồn động viên cho trẻ bị tiểu đường.

2. Tạo thói quen thiết lập lịch trình.

Có con mắc tiểu đường mãn tính, mẹ đừng lo lắng chỉ cần thực hiện 7 lối sống sau đây sẽ giúp gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc  - Ảnh 2.

Thói quen thiết lập lịch trình sẽ giúp ích cho trẻ kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

Trẻ em có thể kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn khi chúng có một lịch trình đều đặn ở nhà và ở trường giúp chúng ăn uống điều độ, sử dụng insulin thường xuyên, lên kế hoạch và ăn nhẹ trước khi tập thể dục, thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu trong ngày.

Thông báo cho nhà trường cũng rất quan trọng, để thầy cô có thể giúp con bạn tham gia vào các hoạt động nhóm và các hoạt động trong lớp học (thể thao, lớp tập thể dục hoặc dã ngoại) một cách bình thường nhất có thể.

3. Ăn uống lành mạnh, khoa học, hợp lý. 

Có con mắc tiểu đường mãn tính, mẹ đừng lo lắng chỉ cần thực hiện 7 lối sống sau đây sẽ giúp gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc  - Ảnh 3.

Dùng các loại thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, mì ống nguyên hạt, ngô, đậu Hà Lan, khoai lang, bánh mì nâu và ngũ cốc nguyên hạt.

Tương tự như vậy, khuyến khích các loại rau không chứa tinh bột như bông cải xanh, súp lơ trắng, cần tây, dưa chuột, ớt và bí xanh có hàm lượng carbohydrate thấp và sẽ giúp con bạn cảm thấy no một cách tự nhiên.

Chúng không chỉ bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn uống mà còn giúp giảm lượng đường bổ sung từ mỗi bữa ăn. Thực hành kiểm soát khẩu phần để tránh ăn quá nhiều và cũng tránh ép con bạn ăn hết thức ăn trong đĩa nếu chúng không thể (nếu muốn tránh sự lãng phí hãy chú ý đến số lượng).

Mặc dù kỳ nghỉ lễ sắp tới, hãy nhớ bao gồm tất cả các loại thực phẩm trong bữa ăn, vì hạn chế một số loại thực phẩm có thể dẫn đến thói quen ăn uống kém, vì vậy chỉ cần nhớ theo dõi lượng carbohydrate của con bạn.

4. Hạn chế tối đa đồ ăn vặt

Có con mắc tiểu đường mãn tính, mẹ đừng lo lắng chỉ cần thực hiện 7 lối sống sau đây sẽ giúp gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc  - Ảnh 4.

Hãy loại bỏ đồ ăn vặt ra khỏi thực đơn của gia đình.

Loại bỏ thực phẩm giàu calo - dinh dưỡng thấp như sô-đa, nước ép trái cây, đồ uống có đường khác và đồ ăn vặt khỏi chế độ ăn của gia đình bạn. Thay vào đó, hãy chú trọng đến nước và hướng dẫn con bạn lựa chọn thực phẩm lành mạnh như chọn thịt nạc, không da và các sản phẩm từ sữa ít béo.

Chuẩn bị bữa trưa và bữa ăn nhẹ lành mạnh ở nhà nếu con bạn không thể nhận được thứ gì đó đủ dinh dưỡng từ trường trong ngày. Các lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh, ít calo có thể bao gồm thanh rau, trái cây và pho mát ít béo.

5. Hãy nấu ăn ở nhà thay vì ra ngoài ăn

Có con mắc tiểu đường mãn tính, mẹ đừng lo lắng chỉ cần thực hiện 7 lối sống sau đây sẽ giúp gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc  - Ảnh 5.

Nấu ăn ở nhà là một cách kiểm soát được lượng calo của con bạn.

Nấu ăn hàng ngày ở nhà có thể không phải là điều dễ dàng thực hiện, nhưng việc giảm thiểu ăn ở ngoài thường xuyên có thể giúp ích cho con bạn đang bị tiểu đường, bạn có thể kiểm soát chế độ ăn uống và lượng calo của chúng.

Chọn bơ thực vật và dầu thực vật không có chất béo chuyển hóa như dầu canola, ngô, hướng dương, đậu nành hoặc ô liu. Tương tự như vậy, tránh chiên ngập dầu và chọn các phương pháp nấu ăn lành mạnh hơn, không có chất béo như luộc hoặc hấp.

6. Hãy là một tấm gương về tập thể dục và thói quen ăn uống

Có con mắc tiểu đường mãn tính, mẹ đừng lo lắng chỉ cần thực hiện 7 lối sống sau đây sẽ giúp con mạnh khỏe, hạnh phúc  - Ảnh 6.

Cha mẹ hãy là tấm gương tập thể dục cho con làm theo.

Điều quan trọng đối với mọi người là ăn uống lành mạnh và tập thể dục, vì vậy hãy biến nó thành thói quen sống trong gia đình bạn. Đó là một cách tuyệt vời để gắn kết và dành thời gian chất lượng cho nhau.

Trẻ em có xu hướng làm theo cha mẹ, vì vậy hãy là tấm gương tốt truyền cảm hứng cho con bạn để đưa ra những lựa chọn tốt hơn cho chính mình.

Cắt giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử, đồng thời khuyến khích thời gian hoạt động ngoài trời. Một giờ mỗi ngày là lý tưởng, có thể là đi bộ, đạp xe hoặc chơi thể thao.

Tùy thuộc vào hoạt động mà con bạn chọn làm, hãy lên kế hoạch thêm một chút thời gian để trẻ ăn nhẹ trước đó để ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp do tập thể dục.

7. Hãy bảo vệ, nhưng khuyến khích sự độc lập

Việc các bậc cha mẹ quan tâm bảo vệ đứa trẻ bị tiểu đường là điều rất bình thường, nhưng bảo vệ quá mức thực sự có thể có tác động tiêu cực đến con bạn, vì nó có thể thúc đẩy cảm giác tự ti và cảm thấy bất lực, thay vì cảm thấy có thể tự kiểm soát một số khía cạnh của bệnh tiểu đường (đừng mong đợi trẻ nhỏ có thể tự quản lý insulin hoặc theo dõi lượng đường trong máu).

Khuyến khích con bạn tự chủ trong việc quản lý những việc như kiểm soát chế độ ăn uống và biết cách đối phó với tình trạng hạ đường huyết (khi đường huyết trở nên quá thấp), nếu nó xảy ra (ví dụ, con bạn nên mang theo thức ăn 'khẩn cấp' như thạch đậu mọi nơi)

Khuyến khích con bạn kể cho bạn bè nghe về bệnh tiểu đường của chúng và dạy bạn bè chúng phải làm gì trong trường hợp bị hạ đường huyết.

Con nhỏ mắc tiểu đường mãn tính, không phải bác sĩ mà chính cha mẹ mới quyết định chất lượng cuộc sống của con - Ảnh 7.

Nguồn: Asiaone

Chia sẻ