Bác sĩ tiết lộ ảnh X-quang bàn tay kỳ lạ của trẻ sơ sinh, ai cũng sửng sốt vô cùng khi nhìn đến ảnh thật
Những bức ảnh chụp X-quang này khiến ai cũng tò mò tự hỏi thứ dính liền bên bàn tay bé đó là gì?
Gần đây một số bức ảnh chụp một bàn tay trẻ sơ sinh với cục u thừa bên cạnh được các bác sĩ tung ra khiến nhiều người ngạc nhiên. Em bé được sinh ra với một cục u lơ lửng dính liền trên tay và nó có thể phát triển thành ngón tay cái thứ hai.
Cậu bé giấu tên được sinh ra ở Singapore nặng 3,5kg và các bác sĩ nhận thấy trên tay bé có một khối thịt lớn với vết phồng rộp trên đó.
Tuy nhiên, về bản chất đó thực ra là một cục u thịt với một vết phồng rộp khổng lồ trên đó. Các bác sĩ ở Singapore cho biết cục u này tăng trưởng một cách vô cùng kỳ lạ với chiều dài lên đến 2,5cm lần đầu tiên từng được ghi nhận.
Cục này không có chứa xương, cơ hoặc dây thần kinh và được xác định về mặt y tế là một miếng u với vết phồng rộp lớn ở đoạn cuối. Trong nghiên cứu trên tạp chí BMJ, các bác sĩ cho biết họ không thể xác định được nguyên nhân của sự phát triển cục u mà chỉ cho biết rằng trường hợp này 'chưa bao giờ được báo cáo'.
Bé được chụp X-quang chỉ bốn giờ sau sinh và các bác sĩ phát hiện ra một cục u không có xương được dính vào bàn tay của bé bằng một miếng da nhỏ.
Em bé được cho là đã được sinh ra tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em ở Singapore và các bác sĩ đã ngay lập tức hành động để khắc phục sự cố trên ngón tay cái của bé. Cậu bé được chụp X-quang ngay chỉ bốn giờ sau sinh. Cục u có hình quả bóng, căng cứng và sáng bóng, vết phồng rộp khổng lồ ở phần dưới của cục u đo được là 1,6cm và được cho là không gây đau đớn.
Trường hợp như này được gọi là chứng polydactyl (dị tật thừa ngón), tức là trên tay hoặc chân sẽ xuất hiện một miếng da thừa và trong trường hợp hiếm hơn nó có thể phát triển đầy đủ thành một ngón tay hoặc ngón chân.
Các bác sĩ đã không cắt khối u và để nó tự rơi phòng trường hợp có gây tổn thương thần kinh ngón tay cái của bé.
Dị tật thừa ngón gây ra bởi dị tật di truyền trước khi trẻ sơ sinh được sinh ra và là khiếm khuyết chân tay phổ biến nhất ở trẻ, xảy ra với tỉ lệ 1/500 ca sinh. Các bé trai có khả năng bị ảnh hưởng gấp đôi so với bé gái và hình thức điều trị phổ biến nhất là phẫu thuật để loại bỏ miếng u này đi.
Căn bệnh này có thể được gây ra bởi một khiếm khuyết di truyền hoặc bị di truyền từ một thành viên khác trong gia đình - hiện các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân ở bệnh nhân này. Với em bé Singapore ở trên các bác sĩ đã quyết định không loại bỏ khối u vì nó có thể gây tổn thương thần kinh ở ngón tay cái khỏe mạnh.
Polydactyl (dị tật thừa ngón) là một dị tật bẩm sinh của con người có thừa số ngón chân hay ngón tay khi mỗi bàn tay hay bàn chân có 6 ngón. Dị tật thường không đe dọa gì đến đời sống và đa số mọi người thường phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa. Bệnh này có thể tự phát sinh, hay thông thường hơn, là một đặc điểm của hội chứng dị tật tương thích.
Tỷ lệ trẻ sơ sinh gặp phải trường hợp này là 1/500 mặc dù thông thường tỷ lệ này cao hơn ở một số nhóm người.
Nguồn: Dailymail, Express