Yoga trước khi sinh: Những điều bà bầu cần biết!
Dường như ai cũng biết rằng, tập yoga trước khi sinh là một trong những cách thức tuyệt vời để giúp bà bầu vượt cạn một cách dễ dàng.
Nếu bạn đang mang thai và muốn tìm cách để thư giãn, rèn luyện sức khỏe trước khi vượt cạn thì yoga là một bài tập khá phù hợp với bạn.
Bài tập này có tác dụng giúp sức khỏe của bạn được cải thiện, sẵn sàng trong tư thế để đón chờ khoảng thời gian thiêng liêng sắp đến. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào luyện tập bộ môn thể thao này, bạn nên tìm hiểu về chúng và dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn.
Những lợi ích của yoga đối với bà bầu
Tập yoga trước khi sinh là một phương pháp tiếp cận đa diện để giúp tinh thần bà bầu được phấn chấn, hưng phấn hơn nhờ vào sự tập trung hơi thở.
Nghiên cứu cho thấy rằng tập yoga trước khi sinh là việc làm an toàn, có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai và em bé trong bụng.
Lợi ích chính mà yoga đem lại đó là: Cải thiện giấc ngủ; giảm bớt căng thẳng, lo lắng; tăng sức mạnh, tính linh hoạt và sức chịu đựng của cơ bắp cần thiết cho thời gian vượt cạn sắp tới; giảm đau lưng; tránh buồn nôn; giảm đau đầu và khó thở; giảm nguy cơ sinh non, cao huyết áp thai kỳ…
Bên cạnh đó, hoạt động này còn giúp bạn kết bạn với một nhóm các bà bầu khác. Việc thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, tâm sự cũng giúp các bà bầu giải tỏa được sự căng thẳng trước khi sinh.
Dường như ai cũng biết rằng, tập yoga trước khi sinh là một trong những cách thức tuyệt vời để giúp bà bầu vượt cạn một cách dễ dàng (Ảnh minh họa)
Bà bầu và yoga
Tại lớp học đặc biệt này, bà bầu sẽ được khuyến khích tập trung chủ yếu vào hơi thở vào và ra chậm rãi và thật sâu bằng mũi. Kỹ thuật thở của yoga có thể giúp bạn quản lý cách lấy hơi để rặn đẻ trong quá trình sinh đẻ sắp tới.
Kỹ thuật thở đòi hỏi bạn lấy không khí vào thật chậm qua mũi, làm đầy phổi và thở ra hoàn toàn với dạ dày được ép chặt. Kỹ thuật thở này giúp bạn bình tĩnh hơn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Khi bạn đang trong cơn đau hoặc đang sợ hãi, cơ thể bạn sản xuất ra một chất làm tăng nhịp tim và có thể sản xuất ít oxytoxin hơn (oxytoxin là hormone có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình chuyển dạ).
Thêm vào đó, nếu biết cách thở đúng, bạn sẽ tránh được những cơn gồng cứng người khi sinh con, bạn sẽ thấy mình linh hoạt hơn.
Bạn sẽ được khuyến khích chuyển động cổ và cánh tay thật chậm rãi, nhẹ nhàng. Hoạt động này giúp cơ thể bạn được thoải mái, thả lỏng hơn, các cơ bắp của bạn sẽ được khôi phục, thả lỏng, thở nhịp nhàng để có một trái tim khỏe.
Qua bài tập này, bạn có thể hiểu cơ thể mình, hiểu em bé bằng cách lắng nghe hơi thở của chính mình.
Kỹ thuật thở đòi hỏi bạn lấy không khí vào thật chậm qua mũi, làm đầy phổi và thở ra hoàn toàn với dạ dày được ép chặt (Ảnh minh họa)
Những lưu ý quan trọng:
Bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình về sức khỏe hiện tại cũng như ý định tập yoga này.
Bạn không có thể tập yoga nếu bạn đang có nguy cơ sinh non cao hoặc có một bệnh nào đó, chẳng hạn như bệnh tim.
Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, bạn cần khởi động ít nhất 30 phút trước khi bắt đầu luyện tập hoạt động thể chất này. Bạn nên tập vài ngày trong một tuần không nên tập thường xuyên, mức độ dày đặc.
Nếu trong quá trình tập luyện, bạn không thể nói chuyện bình thường được với người khác, đó là một hiện tượng cho thấy bạn đang cố sức quá mức đó. Bạn cần điều chỉnh lại ngay.
Bạn sẽ cảm thấy mình bớt linh hoạt đi nhiều khi giờ đây chiếc bụng bầu của mình ngày càng đồ sộ, vì vậy các động tác đứng bạn cần phải được hỗ trợ bằng cách tựa người vào tường hoặc vịn ghế để tránh mất thăng bằng và rủi ro tai nạn cho bạn và em bé.
Bạn cần tập bộ môn thể thao này trong một phòng thoáng mát, sạch sẽ, tránh quá nóng.
Trong quá trình tập, bạn cần uống nước thường xuyên để khiến mình không bị mất nước.
Khi tập yoga, bạn cần chú ý đến cơ thể, lắng nghe cơ thể của mình. Bạn có thể tập chậm rãi và tuyệt đối tránh những tư thế vượt quá kinh nghiệm và khả năng của mình.
Nếu thấy có hiện tượng lạ trong khi tập, bạn cần dừng tập và báo ngay cho bác sĩ (Ảnh minh họa)
Nếu bạn gặp bất kỳ một sự cố nào dù nhỏ khiến bạn đau, thậm chí chảy máu, nhận thấy những cử động của thai nhi ít hẳn so với trước, bạn cần dừng tập luyện ngay và liên hệ với bác sĩ của chính mình.
Bạn nên sử dụng đến các dụng cụ hỗ trợ khác như gối hay đai bụng để đảm bảo an toàn cho em bé và chính bạn.
Nếu quan tâm đến tham gia một lớp yoga trước khi sinh, bạn hãy tìm một chương trình giảng dạy bởi một giảng viên người đã đào tạo trong lĩnh vực này. Hoặc chí ít, bạn hãy thông báo với giảng viên được biết rằng bạn đang có bầu.
Chăm chỉ luyện tập thể dục khi mang thai sẽ cải thiện được sức khỏe và làm giảm thiểu khả năng đột tử thai nhi, các bác sĩ cho biết