Thực hư việc ăn khoai lang giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang bầu?

Hướng Dương HT,
Chia sẻ

Theo các chuyên gia, khoai lang giàu dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ, carbohydrate… Nhiều mẹ bầu thường mách nhau rằng, ăn khoai lang giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Thực hư chuyện này liệu có đúng?

Ăn khoai lang giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ là thắc mắc mà nhiều mẹ bầu muốn giải đáp. Có thể nói khoai lang là thực phẩm vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Đây là loại củ có giá trị dinh dưỡng cao. Bởi đây là nguồn cung cấp tinh bột, giàu vitamin C, vitamin B1, các acid amin quan trọng đối với cơ thể.

Không những thế, khoai lang giàu khoáng chất như: magie, natri, sắt, kali, kẽm, canxi,…

Chính vì lý do này, nhiều mẹ bầu sử dụng khoai lang để cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi trong bụng. Khi mang bầu, nhiều chị em bị táo bón, khó đi ngoài. Khoai lang giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả, nhờ đó kích thích hệ tiêu hóa và nhuận tràng.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, khoai lang có chứa tinh bột và đường nhưng loại củ này hoàn toàn có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường. Lý do là bởi hàm lượng tinh bột và đường trong khoai lang tương đối ít. Khi khoai được luộc lên, chỉ số đường huyết ở mức thấp là 44. Trong khi đó ở gạo trắng là 83%.

Ngoài ra, khoai lang giàu chất xơ và vitamin. So với lương thực cung cấp tinh bột khác, khoai lang vừa chứa tinh bột vừa giúp cải thiện hệ tiêu hóa nhờ vitamin và khoáng chất. Trong thực phẩm này không chứa cholesterol, chất béo nên có khả năng ngăn ngừa quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành mỡ cũng như chất béo trong cơ thể. Thêm nữa, việc ăn khoai lang còn giúp kiểm soát nhịp tim, máu được lọc sạch; hệ xương được cải thiện nhờ calci và iron; giúp tăng cường thị lực,… Vì những thông tin trên, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn khoai lang.

Thực hư việc ăn khoai lang giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang bầu? - Ảnh 2.

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn khoai lang như thế nào đúng nhất?

- Mặc dù khoai lang có chỉ số đường huyết trong mức cho phép để người tiểu đường sử dụng nhưng khi chiên và nướng chỉ số này của khoai có thể tăng lên. Vì vậy, bạn nên ăn khoai lang luộc hoặc khoai chiên nướng bằng nồi chiên không dầu. Lưu ý, bạn tuyệt đối không nên cho thêm đường khi chế biến khoai lang.

- Chỉ nên ăn 1 lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều cùng 1 lúc.

- Nên ăn vào buổi trưa, không nên ăn vào sáng sớm hoặc buổi tối sau khi ăn cơm. Canxi từ khoai lang cần 4 giờ đến 5 giờ đồng hồ mới hấp thụ vào cơ thể.

- Tuyệt đối không nên ăn khoai lang kèm với củ cải muối hoặc dưa chua, các loại đồ muối lên men.

- Không được ăn khoai lang khi khoai sống: Khoai lang sống được cho là có hàm lượng đường cao hơn, đồng thời ăn khoai sống có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

Thực hư việc ăn khoai lang giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang bầu? - Ảnh 3.

Một số trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn khoai lang

- Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có hệ tiêu hóa kém: Ăn khoai lang có thể gây tăng tiết dịch vị, nếu hệ tiêu hóa kém sẽ dễ đầy bụng, khó tiêu.

- Mẹ bầu đang đói: Khoai lang cũng không phù hợp khi bạn đang đói bởi làm tăng tiết dịch vị, đầy bụng, sinh hơi. Để giảm các triệu chứng này, bạn nên luộc khoai thật kĩ trước khi ăn.

- Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ kèm theo bệnh thận: Khoai lang chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là kali. Nếu khả năng đào thải của thận không tốt, kali trong máu cao sẽ dẫn đến những tác hại đáng kể liên quan đến tim mạch và huyết áp.

Trên đây là những thông tin hữu ích giải đáp về vấn đề ăn khoai lang giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang bầu? Mẹ bầu nên nắm rõ tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì và tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không và cách ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.

Chia sẻ