Thêm những quan niệm cực kì buồn cười khi bầu bí
Một số mẹ bầu rỉ tai nhau rằng: "nếu ăn nhiều bơ (sữa) trong khi bầu bí, em bé sinh ra sẽ bị cứt trâu", hay "mẹ bầu xem nhật thực sinh con sẽ bị chẻ môi"...
Cùng nghe bác sĩ Robert Dickinson trả lời trên Babycenter để biết đâu là sự thật của những đồn thổi khi bầu bí.
1. Ăn nhiều bơ (sữa) khi mang thai sinh con ra sẽ bị cứt trâu?
Theo bác sĩ Robert Dickinson, đây là một trong những quan niệm hết sức sai lầm. Vì bơ (sữa) là một trong những nguồn cung cấp canxi cho thai phụ, nếu bỏ qua thực phẩm này thì vô tình đã làm mất đi một nguồn cung cấp canxi đáng kể.
Hiện tượng cứt trâu ở trẻ sơ sinh hoàn toàn không liên quan gì đến dinh dưỡng của người mẹ mà nó là nguyên nhân của việc gia tăng tuyến dầu trên da đầu bé.
Bơ là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
2. Mẹ không nên tắm vì nước sẽ... chảy vào người bé?
"Không tắm trong suốt thời gian mang bầu là điều hoang đường và phản khoa học", bác sĩ Robert Dickinson khẳng định. Quá trình mang thai của người phụ nữ kéo dài tới tận 9 tháng 10 ngày, nếu trong suốt thời gian dài đó bạn không hề tắm chỉ vì sợ rằng nước sẽ chảy vào người em bé thì thật kinh khủng. Điều này không những không giúp bảo vệ bé mà còn ảnh hưởng đến thai nhi nếu người mẹ không giữ vệ sinh sạch sẽ.
Tắm là cách giúp bạn thư giãn, nhất là trước khi sinh. Còn em bé được bảo vệ bởi ngôi nhà riêng nên nước tắm không thể xâm nhập vào trong. Càng bầu bí, bạn càng phải giữ vệ sinh sạch sẽ hơn bao giờ hết.
3. Mẹ bị ợ nóng, bé sẽ có nhiều tóc?
Đây là một trong những quan niệm còn gây tranh cãi, thực tế chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Tuy nhiên, việc bé có nhiều hay ít tóc một phần phụ thuộc vào gene di truyền. Nếu bố/ mẹ nhiều tóc thì bé cũng có khả năng nhiều tóc.
"Chúng tôi chỉ biết rằng, chứng ợ nóng có liên quan đến nhiều yếu tố như hormone, áp lực của thai lên dạ dày mẹ", bác sĩ Robert Dickinson cho biết.
Tính cách của một đứa trẻ phụ thuộc vào gene và nhiều yếu tố khác. (Ảnh minh họa)
4. Mẹ cáu kỉnh khi mang bầu, con cũng xấu tính theo?
Một nghiên cứu năm 1969, Donald Winnicott cho biết rằng những xung đột tâm lý mà sản phụ gặp phải trong suốt thai kỳ, sinh nở và sau khi sinh là nguồn gốc của những rối nhiễu tâm lý xuất hiện sớm ở trẻ và có thể gây khó khăn trong giai đoạn dậy thì của trẻ.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Robert Dickinson: "Điều đó chỉ quyết định một phần rất nhỏ. Gene và môi trường giáo dục, cùng nhiều yếu tố khác sẽ quyết định bé thuộc tính cách nào".
5. Mẹ giơ tay quá đầu, bé có thể bị ngạt vì dây rốn?
Mẹ bầu vẫn thường được người đi trước mách bảo không được giơ tay quá đầu, không phơi quần áo... vì như thế sẽ ảnh hưởng đến dây rốn. Tuy nhiên, cách chuyển động tay của mẹ không có liên quan đến sự di chuyển của dây rốn, ngay cả khi mẹ bầu luyện tập nhiều động tác thể dục đưa tay lên cao.
"Trường hợp bé bị dây rốn quấn cổ hay bị ngạt là do chuyển động của chính bé trong bụng mẹ", bác sĩ Robert Dickinson khẳng định.
6. Bụng bầu nhọn là bé trai, bụng bầu bẹt là bé gái?
Trước khi có siêu âm và chọc dò ối, việc chẩn đoán giới tính thai như bí mật thần kỳ. Tuy nhiên, dựa vào bụng bầu để đoán giới tính thai thì độ chính xác chỉ là tương đối. Chiều cao của người mẹ cũng có ảnh hưởng tới việc bụng bầu trông to hay nhỏ. Những mẹ bầu cao và lưng dài (khoảng cách giữa hông và mông rộng) nên thể tích bụng thường rộng hơn; do đó, trông bụng bầu có vẻ nhỏ hơn do bụng bầu không được đẩy cao ra phía trước.
Ngoài ra, vị trí của ngôi thai cũng có ảnh hưởng tới việc bụng bầu trông to hay nhỏ. Vào những tháng cuối, bé có thể nằm nghiêng trong bụng mẹ và vì thế, làm thay đổi hình dáng bụng bầu.
Giới tính của em bé không thể đoán được qua hình dáng bụng bầu. (Ảnh minh họa)
7. Mẹ xem nhật thực, con sẽ bị chẻ môi?
Đây là một quan niệm có từ lâu đời của người Aztecs. Họ quan niệm, nhật thực (nguyệt thực) với hình mặt trời (mặt trăng) bị che khuất cũng giống như một khuôn mặt không hoàn thiện. Khi người mẹ quan sát nó, điều tương tự sẽ xảy đến với bé. Để bảo vệ, người mẹ thường mang theo một thứ kim loại như một vật trang điểm an toàn, cài lên quần lót.
"Tất nhiên, đó là quan niệm cổ xưa, không có bằng chứng khoa học và nghiên cứu nào chứng minh điều đó là đúng cả", bác sĩ Robert Dickinson cho biết.
8. Nếu mẹ ăn ít hoa quả tươi, bé sẽ bị khát?
Bác sĩ Robert Dickinson đã trả lời rất hài hước trên Babycenter rằng: "Ăn quả tươi luôn là thói quen tốt cho sức khỏe vì quả tươi chứa nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của bé. Nhưng không có cách nào phòng ngừa bé bị khát trừ khi bé được chào đời".
1. Ăn nhiều bơ (sữa) khi mang thai sinh con ra sẽ bị cứt trâu?
Theo bác sĩ Robert Dickinson, đây là một trong những quan niệm hết sức sai lầm. Vì bơ (sữa) là một trong những nguồn cung cấp canxi cho thai phụ, nếu bỏ qua thực phẩm này thì vô tình đã làm mất đi một nguồn cung cấp canxi đáng kể.
Hiện tượng cứt trâu ở trẻ sơ sinh hoàn toàn không liên quan gì đến dinh dưỡng của người mẹ mà nó là nguyên nhân của việc gia tăng tuyến dầu trên da đầu bé.
Bơ là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
2. Mẹ không nên tắm vì nước sẽ... chảy vào người bé?
"Không tắm trong suốt thời gian mang bầu là điều hoang đường và phản khoa học", bác sĩ Robert Dickinson khẳng định. Quá trình mang thai của người phụ nữ kéo dài tới tận 9 tháng 10 ngày, nếu trong suốt thời gian dài đó bạn không hề tắm chỉ vì sợ rằng nước sẽ chảy vào người em bé thì thật kinh khủng. Điều này không những không giúp bảo vệ bé mà còn ảnh hưởng đến thai nhi nếu người mẹ không giữ vệ sinh sạch sẽ.
Tắm là cách giúp bạn thư giãn, nhất là trước khi sinh. Còn em bé được bảo vệ bởi ngôi nhà riêng nên nước tắm không thể xâm nhập vào trong. Càng bầu bí, bạn càng phải giữ vệ sinh sạch sẽ hơn bao giờ hết.
3. Mẹ bị ợ nóng, bé sẽ có nhiều tóc?
Đây là một trong những quan niệm còn gây tranh cãi, thực tế chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Tuy nhiên, việc bé có nhiều hay ít tóc một phần phụ thuộc vào gene di truyền. Nếu bố/ mẹ nhiều tóc thì bé cũng có khả năng nhiều tóc.
"Chúng tôi chỉ biết rằng, chứng ợ nóng có liên quan đến nhiều yếu tố như hormone, áp lực của thai lên dạ dày mẹ", bác sĩ Robert Dickinson cho biết.
Tính cách của một đứa trẻ phụ thuộc vào gene và nhiều yếu tố khác. (Ảnh minh họa)
4. Mẹ cáu kỉnh khi mang bầu, con cũng xấu tính theo?
Một nghiên cứu năm 1969, Donald Winnicott cho biết rằng những xung đột tâm lý mà sản phụ gặp phải trong suốt thai kỳ, sinh nở và sau khi sinh là nguồn gốc của những rối nhiễu tâm lý xuất hiện sớm ở trẻ và có thể gây khó khăn trong giai đoạn dậy thì của trẻ.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Robert Dickinson: "Điều đó chỉ quyết định một phần rất nhỏ. Gene và môi trường giáo dục, cùng nhiều yếu tố khác sẽ quyết định bé thuộc tính cách nào".
5. Mẹ giơ tay quá đầu, bé có thể bị ngạt vì dây rốn?
Mẹ bầu vẫn thường được người đi trước mách bảo không được giơ tay quá đầu, không phơi quần áo... vì như thế sẽ ảnh hưởng đến dây rốn. Tuy nhiên, cách chuyển động tay của mẹ không có liên quan đến sự di chuyển của dây rốn, ngay cả khi mẹ bầu luyện tập nhiều động tác thể dục đưa tay lên cao.
"Trường hợp bé bị dây rốn quấn cổ hay bị ngạt là do chuyển động của chính bé trong bụng mẹ", bác sĩ Robert Dickinson khẳng định.
6. Bụng bầu nhọn là bé trai, bụng bầu bẹt là bé gái?
Trước khi có siêu âm và chọc dò ối, việc chẩn đoán giới tính thai như bí mật thần kỳ. Tuy nhiên, dựa vào bụng bầu để đoán giới tính thai thì độ chính xác chỉ là tương đối. Chiều cao của người mẹ cũng có ảnh hưởng tới việc bụng bầu trông to hay nhỏ. Những mẹ bầu cao và lưng dài (khoảng cách giữa hông và mông rộng) nên thể tích bụng thường rộng hơn; do đó, trông bụng bầu có vẻ nhỏ hơn do bụng bầu không được đẩy cao ra phía trước.
Ngoài ra, vị trí của ngôi thai cũng có ảnh hưởng tới việc bụng bầu trông to hay nhỏ. Vào những tháng cuối, bé có thể nằm nghiêng trong bụng mẹ và vì thế, làm thay đổi hình dáng bụng bầu.
Giới tính của em bé không thể đoán được qua hình dáng bụng bầu. (Ảnh minh họa)
7. Mẹ xem nhật thực, con sẽ bị chẻ môi?
Đây là một quan niệm có từ lâu đời của người Aztecs. Họ quan niệm, nhật thực (nguyệt thực) với hình mặt trời (mặt trăng) bị che khuất cũng giống như một khuôn mặt không hoàn thiện. Khi người mẹ quan sát nó, điều tương tự sẽ xảy đến với bé. Để bảo vệ, người mẹ thường mang theo một thứ kim loại như một vật trang điểm an toàn, cài lên quần lót.
"Tất nhiên, đó là quan niệm cổ xưa, không có bằng chứng khoa học và nghiên cứu nào chứng minh điều đó là đúng cả", bác sĩ Robert Dickinson cho biết.
8. Nếu mẹ ăn ít hoa quả tươi, bé sẽ bị khát?
Bác sĩ Robert Dickinson đã trả lời rất hài hước trên Babycenter rằng: "Ăn quả tươi luôn là thói quen tốt cho sức khỏe vì quả tươi chứa nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của bé. Nhưng không có cách nào phòng ngừa bé bị khát trừ khi bé được chào đời".
Những kiêng cữ dân gian sau sinh đọc đã thấy sợ