Giúp bé giảm đau nhanh khi mọc răng

Thùy Lâm,
Chia sẻ

(aFamily.vn) - Đa số trẻ nhú chiếc răng sữa đầu tiên khi được khoảng 6 tháng tuổi. Và tại sinh nhật lần thứ 3, bạn sẽ thấy bé có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa nho nhỏ xinh xinh.

Mọc răng là một quá trình khá tốn kém thời gian mà bé sẽ phải trải qua. Trong thực tế, bé sẽ mất 3 năm đầu tiên để mọc đầy đủ cả hàm răng. 

Đa số trẻ nhú chiếc răng sữa đầu tiên khi được khoảng 6 tháng tuổi. Và tại sinh nhật lần thứ 3, bạn sẽ thấy bé có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa nho nhỏ xinh xinh. 

Những hiện tượng đi kèm mọc răng

Có một số tranh cãi liên quan tới vấn đề có hay không chuyện mọc răng gây ra đau đớn ở trẻ. Trẻ mọc răng có thể sẽ kèm theo một số triệu chứng: lợi bị sưng đỏ, chảy dãi, cằm quanh miệng nổi ban, sốt, tiêu chảy, nổi rôm sảy, sổ mũi, ho, thích cắn, cáu kỉnh, biếng ăn… nhưng bạn hãy yên tâm rằng mọc răng không gây nên bệnh. 

Đối với một số trẻ sơ sinh, mọc răng là một thử thách không đơn giản bởi nó gây ra đau nhức, khó chịu.

Sau sự xuất hiện của hai chiếc răng cửa của hàm dưới, hai chiếc răng cửa hàm trên, răng bên cạnh răng cửa hàm trên, ranh nanh và rồi các răng dọc theo bên cạnh chúng cũng sẽ từ từ “nảy mầm”. Mọc răng sớm hay muộn cũng một phần do di truyền, vì vậy nếu trước đây bạn mọc răng sớm thì bạn nên yên tâm rằng điều này có thể sẽ xảy ra ở bé nhà mình. 

Giúp bé giảm đau nhanh khi mọc răng 1
Đối với một số trẻ sơ sinh, mọc răng là một thử thách không đơn giản bởi nó gây ra đau nhức, khó chịu (Ảnh minh họa)

Giảm đau răng cho con

Mọc răng thường kèm theo sốt, đau nhức, chảy dãi,… vì thế sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của bé bị xáo trộn là điều bình thường, hoàn toàn dễ hiểu. Bạn không thể làm bất cứ điều gì để bảo chiếc răng của bé rằng “đừng làm đau chủ nhân”, nhưng có vài cách bé sẽ thoải mái hơn khi bị đau răng nếu bạn tuân thủ theo vài cách sau:

Bé có thể ăn ít đi, không hào hứng với việc ăn uống như trước đây, bạn đừng cố ép con ăn nhiều vào thời điểm này làm gì mà cách hay nhất vẫn là chia nhỏ bữa ăn của bé, cha mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm như cháo hạt để kích thích răng bé mọc nhanh hơn và việc nhai cũng làm bé thoải mái, không gây đau đớn.

Dành thời gian trò chuyện, an ủi, ôm ấp yêu thương bé nhiều hơn vào thời điểm này. 

Bạn có thể cho bé nhai những đồ ăn mát mẻ, thực phẩm mềm, nhuyễn, chúng giúp bé nuốt không phải nhai. Bạn cần lưu ý rằng răng bé sẽ được mọc nhanh hơn nếu bé tiếp nhận những thực phẩm lạnh. 

Chẳng hạn như táo, lê, cà rốt xay nhuyễn để trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc bạn có thể tìm mua và cho bé ngậm một cái vòng rồi làm lạnh nó trong tủ lạnh (vòng được thiết kế riêng làm nướu bé dễ chịu). 

Nếu bé hơn 4 tháng tuổi bạn hoàn toàn có thể chà gel vào nướu để hỗ trợ giảm đau cho bé.

Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ, bậc cha mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt sau khi đã tham khảo đầy đủ ý kiến của bác sĩ.

Khi mọc răng, nhiều bé bị đi ngoài nhiều lần từ 3 – 6 ngày. Bà mẹ cần cho bé uống thật nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất đi.

Ngoài ra, bạn hãy bắt tay vào công cuộc làm sạch sẽ thường xuyên những chiếc răng của bé. Trẻ còn nhỏ chưa thể dùng tới bàn chải đánh răng, bạn có thể đánh răng cho bé bằng một miếng gạc nhỏ được làm ẩm, mềm chà lưỡi và răng bé một cách nhẹ nhàng. 

Cha mẹ có thể dùng tay để mát-xa nhẹ nướu răng để bé đỡ đau nhức. Lưu ý rằng trước khi thực hiện động tác này, bậc phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ để tránh đưa vi khuẩn vào miệng bé. 

Cha mẹ cũng có thể đánh lạc hướng cơn đau của bé bằng cách thu hút bé vào một hoạt động, trò chơi mà bé yêu thích như nghe nhạc, chơi đồ chơi mới…

Sau 18 tháng, bé hoàn toàn có thể sử dụng được bàn chải đánh răng mềm với kem đánh răng dành riêng cho bé. 

Tóm lại, sau khi đã thực hiện một loạt các cách trên nhưng bé vẫn đau đớn, quấy khóc, bỏ ăn,… bạn nên nhờ tới sự trợ giúp từ chuyên gia y tế.  



Đi cùng với niềm vui khôn xiết được "chiêm ngưỡng" cái răng sữa đầu tiên của con,
 nhiều chị em đau thấu xương khi cục cưng cứ nhằm "ti" mẹ mà cắn.
Giúp bé giảm đau nhanh khi mọc răng 2
Chia sẻ