Mẹ lười, thì bố mới... chăm!
Cứ dạo một vòng mấy forum, group của các mẹ cố gắng nuôi con khoa học để các con ngoan ngoãn, độc lập, tự tin là sẽ đọc thấy vô vàn than vãn của các mẹ về sự mâu thuẫn trong việc nuôi con với chồng, với nhà chồng.
"Em ơi, sao lại cho con ăn thô như thế? Ăn thế con đau dạ dày chết!
Này em, cho con vào nhà đi, cứ cho con đi chơi thế nó trúng gió, cảm lạnh thì sao?!
Này, em đừng có đùa con như thế, nó cười nhiều quá nó bị lồng ruột thì sao?!
Này, em mặc bỉm cho con vừa thôi, nhỡ sau này chân nó bị vòng kiềng thì sao?
Này, sao em cứ cho con lê la thế, bẩn quá, rồi vi trùng vi khuẩn bám vào người con lại ốm thì sao?!
Này em, con đã biết vẽ vời gì đâu mà em đưa bút cho con cầm thế? Nhỡ nó đâm vào họng con thì sao?!
Này, đừng cho con ăn sữa chua lạnh thế? Nó viêm họng thì sao?!
Này…
Này…
Này…"
Ảnh minh họa.
Mỗi ngày, tôi lại nghe lỏm được từ nhà hàng xóm những câu như thế từ một ông bố trẻ, có học hành đàng hoàng, đang là giảng viên đại học nói với vợ. Vừa nghe vừa thầm thương cô vợ cố gắng “nuôi con khoa học” bằng mọi giá, nhưng không nhận được sự đồng thuận của chồng. Thỉnh thoảng đi đổ rác gặp cô, cô lại kể lể giọng rất ấm ức “em đến phát điên với chồng em mất, cái gì cũng sợ, mà toàn sợ vô lí, không chịu tìm hiều kiến thức nuôi con xong toàn lo bò trắng răng".
Những ông bố lười
Chính ra, những ông bố trẻ “gì cũng sợ” như chồng cô hàng xóm của tôi cũng không phải là ít. Cứ dạo một vòng mấy forum, group của các mẹ cố gắng nuôi con khoa học để các con ngoan ngoãn, độc lập, tự tin là sẽ đọc thấy vô vàn than vãn của các mẹ về sự mâu thuẫn trong việc nuôi con với chồng, với nhà chồng… Nào chồng em chả bao giờ chăm con, chả bao giờ chơi với con được quá 5 phút, em làm gì chồng em cũng mắng, chồng em toàn sợ những thứ đâu đâu, em gửi thông tin, đưa sách cho đọc thì không đọc, nhưng toàn phát biểu lung tung….
Chả hiểu từ bao giờ, nuôi dạy con mặc định là việc của mẹ. Chỉ thấy hội các mẹ nuôi con kiểu nọ kiểu kia, chứ có bao giờ thấy ông bố nào tham gia hỏi kinh nghiệm nuôi dạy con. Có được mấy ông bố, khi con sinh ra đời, chịu lên mạng đọc thông tin hay tìm mua sách chăm sóc, nuôi dạy con cái?!
Chung quy cũng là vì… bố lười. Lười đọc, lười làm, ỷ lại vào vợ. Và chừng nào họ còn chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm, và cả quyền lợi của mình trong việc nuôi dạy con cái, thì họ vẫn còn thiếu hiểu biết, còn sợ ti tỉ thứ trên đời mà con họ có thể gặp phải.
Các mẹ, hãy nhường bớt việc nuôi con cho bố
Không thể phủ nhận, sự thiếu hiểu biết, mù thông tin, lười biếng của các ông bố được hình thành nhờ bàn tay của chính các mẹ. Các mẹ sau một vài lần dụ dỗ, động viên, dọa nạt để chồng đọc sách, lên mạng học cách nuôi con không thành, đâm ra chán, buông xuôi, và rút cục, lại một mình lọ mọ nghiên cứu, một mình dạy con, để rôi, thỉnh thoảng hay thường xuyên sẽ “phát điên” như cô hàng xóm của tôi.
Vậy thì, các mẹ phải làm gì để đuổi con lười khu trú kinh niên trong đầu các bố?
Câu trả lời là “hãy nhường bớt việc cho bố, hãy để bố tham gia nhiều hơn”.
Hãy bắt đầu từ khi mẹ mới mang bầu: Hãy chia sẻ với bố những thông tin mẹ đọc được, hãy nhờ bố tìm giúp những thông tin mẹ cần biết, hãy thỉnh thoảng giả vờ đau đầu để nhờ bố “đọc hộ” những thông tin bố tìm hộ mẹ, rủ bố tham gia các lớp học tiền sản… Bằng cách này, mẹ sẽ dần dần lôi kéo bố, để bố có thời gian thẩm thấu thông tin, để bố bị cuốn vào công cuộc nuôi con dần dần, tự nhiên, để bố đỡ bị sốc.
Hãy san bớt việc cho bố: Hãy nhờ bố thay bỉm cho con, hãy nhờ bố cho con bú sữa, hãy nhờ bố cho bé ợ hơi, hãy nhờ bố tắm cho bé, hãy nhờ bố dắt con đi chơi, hãy nhờ bố đọc sách cho bé… Có vô vàn những việc bố có thể giúp mẹ, chỉ là mẹ có sẵn sàng và đủ tin tưởng để giao cho bố làm hay không. Nếu mẹ không san bớt việc cho bố, bố sẽ quen với sự nhàn hạ và rồi sẽ nhanh chóng trở nên lười biếng.
Này em, cho con vào nhà đi, cứ cho con đi chơi thế nó trúng gió, cảm lạnh thì sao?!
Này, em đừng có đùa con như thế, nó cười nhiều quá nó bị lồng ruột thì sao?!
Này, em mặc bỉm cho con vừa thôi, nhỡ sau này chân nó bị vòng kiềng thì sao?
Này, sao em cứ cho con lê la thế, bẩn quá, rồi vi trùng vi khuẩn bám vào người con lại ốm thì sao?!
Này em, con đã biết vẽ vời gì đâu mà em đưa bút cho con cầm thế? Nhỡ nó đâm vào họng con thì sao?!
Này, đừng cho con ăn sữa chua lạnh thế? Nó viêm họng thì sao?!
Này…
Này…
Này…"
Ảnh minh họa.
Những ông bố lười
Chính ra, những ông bố trẻ “gì cũng sợ” như chồng cô hàng xóm của tôi cũng không phải là ít. Cứ dạo một vòng mấy forum, group của các mẹ cố gắng nuôi con khoa học để các con ngoan ngoãn, độc lập, tự tin là sẽ đọc thấy vô vàn than vãn của các mẹ về sự mâu thuẫn trong việc nuôi con với chồng, với nhà chồng… Nào chồng em chả bao giờ chăm con, chả bao giờ chơi với con được quá 5 phút, em làm gì chồng em cũng mắng, chồng em toàn sợ những thứ đâu đâu, em gửi thông tin, đưa sách cho đọc thì không đọc, nhưng toàn phát biểu lung tung….
Chả hiểu từ bao giờ, nuôi dạy con mặc định là việc của mẹ. Chỉ thấy hội các mẹ nuôi con kiểu nọ kiểu kia, chứ có bao giờ thấy ông bố nào tham gia hỏi kinh nghiệm nuôi dạy con. Có được mấy ông bố, khi con sinh ra đời, chịu lên mạng đọc thông tin hay tìm mua sách chăm sóc, nuôi dạy con cái?!
Chung quy cũng là vì… bố lười. Lười đọc, lười làm, ỷ lại vào vợ. Và chừng nào họ còn chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm, và cả quyền lợi của mình trong việc nuôi dạy con cái, thì họ vẫn còn thiếu hiểu biết, còn sợ ti tỉ thứ trên đời mà con họ có thể gặp phải.
Các mẹ, hãy nhường bớt việc nuôi con cho bố
Không thể phủ nhận, sự thiếu hiểu biết, mù thông tin, lười biếng của các ông bố được hình thành nhờ bàn tay của chính các mẹ. Các mẹ sau một vài lần dụ dỗ, động viên, dọa nạt để chồng đọc sách, lên mạng học cách nuôi con không thành, đâm ra chán, buông xuôi, và rút cục, lại một mình lọ mọ nghiên cứu, một mình dạy con, để rôi, thỉnh thoảng hay thường xuyên sẽ “phát điên” như cô hàng xóm của tôi.
Vậy thì, các mẹ phải làm gì để đuổi con lười khu trú kinh niên trong đầu các bố?
Câu trả lời là “hãy nhường bớt việc cho bố, hãy để bố tham gia nhiều hơn”.
Hãy bắt đầu từ khi mẹ mới mang bầu: Hãy chia sẻ với bố những thông tin mẹ đọc được, hãy nhờ bố tìm giúp những thông tin mẹ cần biết, hãy thỉnh thoảng giả vờ đau đầu để nhờ bố “đọc hộ” những thông tin bố tìm hộ mẹ, rủ bố tham gia các lớp học tiền sản… Bằng cách này, mẹ sẽ dần dần lôi kéo bố, để bố có thời gian thẩm thấu thông tin, để bố bị cuốn vào công cuộc nuôi con dần dần, tự nhiên, để bố đỡ bị sốc.
Hãy san bớt việc cho bố: Hãy nhờ bố thay bỉm cho con, hãy nhờ bố cho con bú sữa, hãy nhờ bố cho bé ợ hơi, hãy nhờ bố tắm cho bé, hãy nhờ bố dắt con đi chơi, hãy nhờ bố đọc sách cho bé… Có vô vàn những việc bố có thể giúp mẹ, chỉ là mẹ có sẵn sàng và đủ tin tưởng để giao cho bố làm hay không. Nếu mẹ không san bớt việc cho bố, bố sẽ quen với sự nhàn hạ và rồi sẽ nhanh chóng trở nên lười biếng.