Mẹ là F0 không có lý do gì để ngừng hoặc không cho con bú sữa mẹ, lý do vì điều này

San San,
Chia sẻ

Câu trả lời từ Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam sẽ giúp các mẹ mới sinh giải đáp những thắc mắc này.

Mang thai và sinh con trong giai đoạn tình hình dịch bệnh phức tạp là nỗi lo của rất nhiều người. Đặc biệt, với các mẹ đã mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 thì việc chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và em bé sơ sinh sẽ gặp phải không ít khó khăn.

Dưới đây là những thắc mắc mà nhiều mẹ đã được chẩn đoán hoặc đang nghi ngờ mắc Covid-19 băn khoăn, được giải đáp từ World Health Organization Viet Nam - Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam.

Tôi có nên cho con bú trong thời kỳ đại dịch?

Chắc chắn rồi. Sữa mẹ cung cấp các kháng thể giúp cho trẻ sơ sinh ở khắp mọi nơi được khỏe mạnh và bảo vệ trẻ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng. Các kháng thể và các yếu tố hoạt tính sinh học trong sữa mẹ có thể chống lại sự lây nhiễm COVID-19, nếu em bé bị phơi nhiễm.

Nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống thì nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Khi con bạn được hơn 6 tháng, hãy tiếp tục cho con bú sữa mẹ và cho ăn dặm bằng các thực phẩm bổ sung an toàn và lành mạnh.

Bạn có thể lây truyền COVID-19 cho con mình vì cho con bú không?

Cho đến nay, việc lây truyền COVID-19 (vi rút có thể gây nhiễm trùng) qua sữa mẹ và việc cho con bú vẫn chưa được phát hiện, mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục thử nghiệm sữa mẹ.

Tiếp xúc da kề da với trẻ sơ sinh của bạn. Đặt trẻ sơ sinh gần bạn sẽ cho phép trẻ bắt đầu bú mẹ sớm hơn, điều này cũng làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Thời gian là vàng và nên bắt đầu cho con bú trong vòng một giờ đầu tiên sau khi sinh.

Mẹ là F0 không có lý do gì để ngừng hoặc không cho con bú sữa mẹ, lý do vì điều này - Ảnh 1.

Tôi có nên cho con bú nếu tôi có hoặc nghi ngờ tôi bị nhiễm COVID-19 không?

Có, tiếp tục cho con bú với các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Các biện pháp này bao gồm đeo khẩu trang nếu có, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc với chất tẩy rửa tay có cồn trước và sau khi chạm vào em bé, và thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà bạn đã chạm vào. Ngực của bạn chỉ cần được rửa sạch nếu bạn vừa bị ho. Nếu không, bạn không cần rửa vú trước mỗi lần cho con bú.

Tôi có nên cho con bú nếu con tôi bị bệnh?

Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ nếu trẻ bị ốm. Cho dù con bạn mắc bệnh COVID-19 hay một căn bệnh khác, điều quan trọng là phải tiếp tục nuôi dưỡng con bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ tăng cường hệ thống miễn dịch của con bạn và các kháng thể của bạn được truyền cho con bạn qua sữa mẹ, giúp con bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Mẹ là F0 không có lý do gì để ngừng hoặc không cho con bú sữa mẹ, lý do vì điều này - Ảnh 2.

Những bà mẹ bị nhiễm nCoV trước khi sinh hoặc bắt đầu cho con bú, cùng những người bị nhiễm bệnh khi cho con bú, sẽ có kháng thể trong sữa và tăng cường miễn dịch cho đứa trẻ. Nghĩa là, tiếp tục cho con bú là cách tốt nhất để bảo vệ em bé và chống lại virus.

Để bảo vệ trẻ khỏi Covid-19, mẹ có thể đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ, lau và khử trùng các bề mặt thường xuyên. Nếu người mẹ quá ốm yếu, không thể cho con bú, có thể vắt sữa vào một chiếc cốc sạch rồi nhờ người thân không mắc bệnh cho trẻ uống. Nếu mẹ không thể cho con bú, sử dụng sữa công thức, trẻ cần được cho ăn đúng cách. Các chai, bình sữa và dụng cụ cần được rửa sạch và tiệt trùng.

Mẹ là F0 không có lý do gì để ngừng hoặc không cho con bú sữa mẹ, lý do vì điều này - Ảnh 3.

Chia sẻ