Mẹ đau đớn đòi con gái nuôi bồi thường 7 tỷ để cắt đứt quan hệ chỉ vì cô đã làm điều này khi gặp lại mẹ ruột
Khi nói ra những lời này, trong lòng người mẹ rất đau đớn, nhưng nếu không làm vậy, bà sẽ mất đi đứa con gái của mình.
Là phụ nữ, họ có thể không cần chồng nhưng nhất định muốn có một đứa con. Có lẽ đó là thiên chức mà bất kỳ phụ nữ nào cũng đều khao khát có được. Khi lập gia đình, con cái chính là sợi dây gắn kết giữa 2 vợ chồng với nhau.
Thế nhưng, một số người không may mắn có được diễm phúc này. Trong cuộc đời của họ, dù giàu sang đến mấy, nếu không có con cái, mọi thứ đều vô nghĩa. Vì vậy, bằng nhiều cách khác nhau, họ hy vọng mình có được một đứa con.
Mẹ đòi bồi thường 7 tỷ vì con gái nuôi phụ bạc công dưỡng dục
Bà Hoàng ở Trung Quốc không có phúc về đường con cái. Bà sống với chồng nhiều năm và luôn cảm thấy cô đơn mỗi khi đêm về. Bất cứ khi nào nhìn thấy những đứa trẻ chơi đùa với nhau, ánh mắt bà dâng lên nỗi khao khát được làm mẹ.
Sau khi bàn bạc với chồng, bà quyết định nhận nuôi một đứa trẻ. Vì không có quan niệm gia trưởng nên bà nhận nuôi một bé gái rất ngoan. Bà không nhận nuôi trong trại trẻ mồ côi nên đã đưa ra điều kiện với bố mẹ của bé gái này không được phép gặp lại con mình. Tất nhiên, bà đã trả một số tiền không nhỏ để có được một đứa con nuôi.
Dù là con nuôi nhưng bà dành hết tình yêu thương cho cô con gái nhỏ này chẳng khác gì con ruột. Bà chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu của con mình một cách vô điều kiện. Cuối cùng, cô bé năm nào nay đã tròn 20 tuổi.
Bằng cách nào đó, con gái bà gặp lại chị ruột của mình, chẳng bao lâu cô đã chủ động tìm thấy mẹ ruột, 2 bên đã khóc rất nhiều khi gặp nhau.
Khi biết được tin tức này, bà Hoàng không chấp nhận sự thật. Vốn dĩ bà đã căn dặn bên gia đình kia không được gặp lại con mình, nhưng lời hứa này đã bị phá vỡ. Hơn nữa, bà còn nhận thấy khoảng cách giữa mình và con gái ngày càng xa dần. Cứ vài ngày con gái bà lại tìm về bên mẹ ruột. Thậm chí cô còn ăn uống, sinh hoạt bên đó.
Nghĩ đến cảnh công sức mình bỏ ra nuôi nấng con gái mấy chục năm trời, bây giờ con gái lớn rồi lại muốn quay trở về nhận tổ tiên, bà Hoàng không thể chấp nhận. Vì thế, bà đã nói thẳng với con mình rằng: "Nếu con muốn trở về với mẹ ruột của mình, hãy trả cho mẹ 2 triệu tệ (7 tỷ đồng) tiền nuôi dưỡng. Đây là số tiền bồi thường mẹ đáng phải nhận được, từ nay chúng ta cắt đứt quan hệ, không bao giờ gặp nhau nữa".
Khi nghe thấy mẹ nói như vậy, người con gái không còn cách nào khác đành quay trở về bên mẹ nuôi và hứa sẽ hạn chế liên lạc với bên kia. Sau đó, dưới áp lực của gia đình, cô gái cũng hứa với mẹ mình sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc khi bà về già.
Đằng sau số tiền 2 triệu tệ là sự tan vỡ và đau thương của cả 2 gia đình. Sự việc này cũng nhắc nhở mọi người rằng, không được xem con cái là một công cụ để giao dịch. Hãy để con cái có quyền được ở trong vòng tay cha mẹ ruột của mình.
Con cái không phải là thứ để trao đổi
Con cái là thứ quý giá nhất đối với cha mẹ. Tuy nhiên, có một số cha mẹ sẵn sàng vì đồng tiền mà bỏ rơi con cái. Khi rơi vào trường hợp này, có lẽ người mẹ là người đau khổ nhất. Nhưng con cái không phải là công cụ, cũng chẳng phải là món hàng để đem ra trao đổi, mua bán, đó là một sinh linh mà cha mẹ cần bảo vệ bằng chính tình yêu của mình.
Khi đối mặt với một số quyết định quan trọng, cha mẹ phải kiên định và sáng suốt, đừng bao giờ làm những điều sai trái như bà Hoàng. Có thể trong suy nghĩ của bà Hoàng ước nguyện của mình cuối cùng đã trở thành hiện thực, nhưng cuộc sống sau này sẽ chứng minh những điều sai trái sẽ mang lại bất hạnh và bản thân sẽ không có được hạnh phúc.
Cha mẹ nên dạy gì cho con cái về lòng biết ơn?
Người xưa dù điều kiện kinh tế khó khăn, ít ai ăn học tới nơi tới chốn nhưng trong vấn đề dạy dỗ con cái, họ luôn đề cao đức tính hiếu thảo. Ngược lại, ngày nay điều kiện sống ngày càng tốt hơn, nhưng người ta thấy rằng có không ít những đứa trẻ sống rất vô ơn, hỗn láo với cha mẹ mình chỉ vì họ không đáp ứng các yêu cầu của chúng.
Việc một đứa trẻ trở nên như vậy có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn nằm ở cách dạy dỗ của cha mẹ. Vì họ không dạy cho con cái biết được tầm quan trọng của việc biết ơn, hiếu thảo, không để chúng tự lập, chiều chuộng quá mức, trẻ dễ trở nên sống ích kỷ, vô ơn, bất hiếu với cha mẹ mình.
Nguồn: Sohu, QQ