Mang thai tuần 16: Nhiều bất ngờ dành cho mẹ vì có thể cảm nhận được thai máy Hương Giang, Theo Nhịp Sống Việt Chia sẻ Thích Tiêu điểm Hot mom Trầm cảm sau sinh Dạy con kiểu nhật Người nổi tiếng dạy con Chuyện đi đẻ của người nổi tiếng Mang thai40 tuần thai kỳTháng đầu tiênTháng thứ 2Tháng thứ 3Tháng thứ 4Tháng thứ 5Tháng thứ 6Tháng thứ 7Tháng thứ 8Tháng thứ 9Sức khỏe mẹ bầuSiêu âm thaiTâm lý bà bầuNhững điều nên làmNhững điều nên tránhRắc rối trong thai kỳĐau lưngChuột rútTáo bónRạn daThể dục khi mang thaiBài thể dục cho bà bầuLưu ý khi tập thể dụcMẹ thông tháiChăm con0 đến 3 tháng tuổi3 đến 6 tháng tuổi6 đến 9 tháng tuổi9 đến 12 tháng tuổi1 tới 3 tuổi3 tới 5 tuổiTrên 5 tuổiĂn dặmChăm con bị ốmSai lầm chăm conTư vấn dinh dưỡngTăng chiều cao cho béDạy conDạy con thông minhDạy con kiểu NhậtDạy con kiểu PhápDạy con nên ngườiChia sẻ kinh nghiệmSao Việt dạy conNhững sai lầm cần tránhDạy con trưởng thànhVideoCác cách chăm conKỹ năng cần dạy conVideo về mang thaiGóc hài hướcẢnh đẹp của béẢnh hài hướcNgộ nghĩnh trẻ thơVideo hài hướcDanh sách bác sĩ nhiĐịa chỉ khám thai Ở tuần thai thứ 16, có rất nhiều bất ngờ dành cho mẹ, đó là bé đã biết biểu lộ một số cảm xúc trên gương mặt, thậm chí bé còn nhíu mày nữa cơ. Mang thai tuần 14: Bé đã có thể mút ngón tay Mang thai tuần 13: Bé đã có đặc điểm riêng biệt là vân tay Mang thai tuần 12: Các ngón tay của bé đã có phản xạ đóng, mở linh hoạt Mang thai tuần 11: Em bé đang khá bận rộn với việc đá, co giãn đôi chân Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi bước sang tuần thai thứ 16?Một trong những thời điểm thú vị nhất của giai đoạn mang thai đang rất gần: đó là cảm nhận được sự có mặt của bé yêu qua những lần "máy bụng" đầu tiên. Bạn có thể cảm nhận những cử động đầu tiên này giống như là có ai đó vỗ nhẹ vào bụng mình. Hầu hết các bà mẹ đều cảm nhận được điều này trong khoảng thời gian từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20. Nếu bé của bạn vẫn "ngoan ngoãn" ở tuần thai thứ 16 thì cũng đừng quá lo lắng nhé! Thời gian cho mỗi thai phụ là khác nhau.Hầu hết các bà mẹ đều cảm nhận được thai máy trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 16 đến tuần thứ 20.Hệ miễn dịch của mẹ bầu lúc này sẽ có chút thay đổi dù không đáng kể. Vì thế, bạn nên lưu ý vì vẫn có thể dễ bị ho và cảm lạnh hơn lúc bình thường. Chia sẻ của bà mẹ về một sự thay đổi của cơ thể khi mang thai khiến nhiều phụ nữ ngỡ ngàngĐọc ngay Việc gia tăng sắc tố da sẽ làm cho các nốt ruồi, tàn nhang và núm vú sậm màu hơn. Tim bạn hoạt động với nhịp độ tăng gấp đôi để đáp ứng đủ lượng máu cung cấp cho cơ thể và thai nhi. Tử cung của bạn cũng phát triển nhanh do sự tăng trưởng của bào thai.Hầu hết mẹ bầu đều thấy khỏe hơn trong thời gian này, cảm giác phấn chấn và thích thú cũng gia tăng. Bạn cũng sẽ ăn ngon miệng hơn. Kể từ đây cho đến tuần 24, mẹ bầu sẽ tăng cân đáng kể, từ 5 – 7kg, chiếm 50 – 60% tổng số kg tăng lên của toàn bộ thai kỳ.Sự phát triển của thai nhiNét mới nhất của tuần này là sự nhạy cảm với ánh sáng và bé bắt đầu nấc cụt liên tục, một dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở của bé. Bạn không thể nghe thấy những tiếng động đó bởi vì khí quản của bé lúc này toàn chất lỏng chứ chưa phải là khí.Ở tuần thai thứ 16 bé có sự nhạy cảm với ánh sáng và bắt đầu nấc cụt liên tụcTuần này bé nặng khoảng 100 – 130gram và dài khoảng 110 - 135mm (tương đương kích thước của một quả lê). Hai tai bé đã dịch từ cổ về đúng vị trí trên đầu. Chân bé đang dài hơn so với tay, các móng tay đã hình thành đầy đủ và tất cả các cơ, khớp đã có thể vận động.Cứ tưởng chào đời con mới biết nhận thức, nhưng thực ra bé đã “học lỏm” được 7 kĩ năng này ngay từ trong bụng mẹKhông chỉ nghịch ngợm, khoa học tìm ra thêm 1 lý do đặc biệt khiến thai nhi liên tục đạp trong bụng mẹTổng số tế bào thần kinh của bé lúc này cũng tương đương số tế bào thần kinh của người trưởng thành. Hệ tuần hoàn máu và cơ quan đường tiết niệu của bé đã hoạt động. Cứ 30 - 45 phút bé lại đi tiểu một lần.Mặc dù mí mắt khép, nhưng mắt bé vẫn chuyển động qua lại. Bé cũng có thể biểu lộ một số cảm xúc trên gương mặt, thậm chí bé còn nhíu mày. Những chuyển động của bé trong bụng mẹ rất nhẹ, chỉ như cảm giác một cái quẫy đuôi của cá và bạn sẽ khó mà phân biệt được (nếu bạn mang thai lần đầu).Những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai tuần 16Đôi khi mẹ sẽ cảm thấy hơi khó thở một chút. Đừng lo lắng! Khó thở là một hiện tượng hết sức bình thường và rất nhiều phụ nữ mang thai tuần 16 trải qua. Thủ phạm chính là hormone mang thai trong cơ thể của mẹ. Các hormone này kích thích trung tâm hô hấp, khiến cho tần số và độ sâu hơi thở của mẹ đều tăng lên. Hậu quả là mẹ có thể cảm thấy khó thở sau khi làm những việc cực kì nhẹ nhàng như đi tắm. Một nguyên nhân khác của hiện tượng khó thở trong thai kỳ là khi thai trở nên to hơn, tử cung sẽ đẩy mạnh vào cơ hoành và chen chỗ với phổi, do đó mà phổi của mẹ sẽ khó có thể mở rộng hoàn toàn khi mẹ hít thở.Nếu mẹ đi khám và bác sĩ phát hiện ra là có đường trong nước tiểu của mẹ, đừng quá lo lắng! Cơ thể của mẹ có thể chỉ đang làm những điều cần thiết để đảm bảo rằng thai nhi tuần 16 của mẹ nhận đủ lượng đường glucose bởi bé phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ để có được những chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, hormone insulin sẽ điều chỉnh mức độ đường trong máu và đảm bảo rằng cơ thể mẹ nạp đủ lượng đường cần cho các tế bào trong cơ thể.Ở tuần này nếu mẹ đi khám và bác sĩ phát hiện ra là có đường trong nước tiểu của mẹ, đừng quá lo lắng!Giữa tuần 16 và 18 của thai kỳ, bác sĩ có thể cho mẹ thực hiện xét nghiệm để đo mức alpha-fetoprotein (AFP – một protein được sản xuất bởi bào thai) và hormone mang thai HCG, estriol trong máu của người mẹ. Đồng thời bác sĩ cũng đo mức độ của một chất bổ sung được gọi là inhibin-A trong cơ thể mẹ.Bơi lội là một cách tuyệt vời và rất an toàn để phụ nữ mang thai có thể tập thể dục. Nhưng mẹ hãy xin ý kiến của bác sĩ hoặc hộ sinh trước khi tập thể dục và bơi lội nhé. Nếu có thói quen bơi lội trước khi có thai ở tuần 16, mẹ có thể tiếp tục hoạt động này. Nếu mẹ không thường xuyên tập thể dục, mẹ vẫn có thể bơi nhưng hãy bắt đầu một cách từ từ, không vội vã.Tốt nhất phụ nữ mang thai nên giữ khoảng cách với những người bị bệnh thủy đậu. Nếu mẹ tiếp xúc với bệnh thủy đậu trong khi mang thai, bé con sinh ra sẽ bị tật đầu nhỏ và dị tật chân tay. Rủi ro này sẽ đạt mức cao nhất khi người mẹ mang thai tiếp xúc với bệnh trong hai tháng mang thai đầu tiên. Mang thai tuần 15: Bé đã hình thành phản xạ thị giác Chia sẻ Thích 40 tuần thai kỳSự phát triển của thai nhiTiểu đường thai kì