Không được da tiếp da ngay sau sinh, mẹ có thể gặp rắc rối nghiêm trọng
Những bà mẹ không lập tức được da tiếp da với con và cho con bú trong vòng 30 phút sau sinh có nguy cơ gặp một dạng rắc rối nghiêm trọng khi sinh nở cao gấp 2 lần so với những bà mẹ được làm việc đó.
Trong vài năm trở lại đây, tầm quan trọng của việc mẹ và bé da tiếp da ngay sau khi bé chào đời luôn được nhấn mạnh. Lợi ích của việc kết nối mẹ - bé không bị gián đoạn trong giờ đầu tiên sau sinh đã được chứng minh như tăng cường sợi dây tình cảm giữa mẹ và bé cũng như thiết lập phản xạ bú sữa mẹ. Vậy nếu không đảm bảo được kết nối này, tác hại sẽ là gì?
Tương tác lập tức giữa người mẹ và em bé sơ sinh, chính là sự chuyển đổi tự nhiên từ trong bụng mẹ ra thế giới bên ngoài. Khi chúng ta can thiệp vào quá trình sinh lý này, sẽ làm nảy sinh những nguy cơ có ảnh hưởng tiêu cực tới cả mẹ và bé.
Mối nguy hiểm của việc da tiếp da bị gián đoạn
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, những bà mẹ không lập tức được da tiếp da với con và cho con bú trong vòng 30 phút sau sinh có nguy cơ gặp một dạng rắc rối nghiêm trọng khi sinh nở cao gấp 2 lần so với những bà mẹ được làm việc đó.
Đặc biệt, nguy cơ bị xuất huyết sau sinh cũng tăng gấp 2 lần. Xuất huyết sau sinh là một biến chứng sinh sản nguy hiểm.
Khi mẹ và bé không thể thực hành da tiếp da, quá trình giải phóng hormone oxytocin tự nhiên đã bị phá vỡ.
Theo đó, bà mẹ sẽ mất khoảng 500ml máu hoặc nhiều hơn, sau khi bé chào đời. Đó có thể là do hậu quả của các biện pháp can thiệp sinh nở, do vấn đề về nhau thai hoặc do bệnh thiếu máu. Đôi khi, thủ phạm gây xuất huyết sau sinh không được xác định. Tuy nhiên, điều mà nghiên cứu này muốn nhấn mạnh là, trong một số trường hợp, nguyên nhân có thể nằm ở việc thiếu hormone oxytocin được sản sinh một cách tự nhiên.
Da tiếp da giữa mẹ và bé có thể giảm nguy cơ xuất huyết sau sinh như thế nào?
Sinh nở liên quan tới rất nhiều hormone, trong đó có loại hormone nổi tiếng: oxytocin. Oxytocin được giải phóng khi chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và khi có tiếp xúc da với da, bao gồm cả hoạt động cho con bú. Cho con ngậm bầu vú mẹ giúp kích hoạt việc sản sinh oxytocin - vốn có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sinh nở do:
- Giúp co thắt tử cung, từ đó, mở rộng cổ tử cung cho bé chào đời.
- Tạo cảm giác tốt lành và thậm chí tâm trạng phấn khởi, lạc quan, nhằm vượt qua các cơn đau co thắt.
- Giúp co thắt tử cung, nhờ đó, nhau thai bong ra và được đẩy ra ngoài.
- Giúp co thắt tử cung, nhờ đó, tử cung co lại và siết chặt, giảm được dòng máu ở vị trí nối với nhau thai.
- Tăng cường sự kết nối mẹ - con.
- Kích hoạt phản xạ xuống sữa.
Điểm nổi bật của nghiên cứu này là gì?
Có nhiều trường hợp mẹ và bé cần phải tạm thời xa cách nhau – vì sức khoẻ của một trong hai người. Nhưng đây là trường hợp ngoại lệ và không phải là quy định chung.
Đã trở thành thông lệ khi bé sơ sinh vừa chào đời đã được đưa đi để kiểm tra cân nặng hay thực hiện các thăm khám đầu đời khác. Nhiều bé thậm chí còn dành thời lớn những giờ đầu tiên đến với thế giới này trong phòng chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhờ đó, mẹ có thể nghỉ ngơi và hồi phục. Những điều mà chúng ta cho rằng chúng có ích – cho phép người mẹ nghỉ ngơi – hóa ra lại là sự can thiệp và làm gián đoạn chuyển đổi tự nhiên quan trọng của cả mẹ lẫn bé.
Oxytocin được giải phóng khi chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và khi có tiếp xúc da với da, bao gồm cả hoạt động cho con bú.
Khi mẹ và bé không thể thực hành da tiếp da, quá trình giải phóng hormone oxytocin tự nhiên đã bị phá vỡ và như vậy, nhiệm vụ của oxytocin không thể hoàn thành. Trên thực tế, việc sinh nở có thể đã kết thúc nhưng oxytocin vẫn cần di chuyển trong cơ thể người mẹ để đảm bảo tử cung khép lại.
Trong một số tình huống, việc chia cách mẹ - con sau sinh xảy ra do can thiệp y tế là điều cần thiết, như trường hợp sinh non. Tuy nhiên, thăm khám trẻ và kiểm tra cân nặng hoàn toàn có thể trì hoãn tới một thời điểm khác mà không gây hại gì. Hơn nữa, việc đó, dù bị trì hoãn, cũng vẫn nên được thực hiện đối với bé khi đang nằm trên bụng mẹ hoặc gần mẹ, trừ trường hợp xảy ra sự cố y tế nghiêm trọng.
Càng biết nhiều về sinh nở, chúng ta càng nhận ra, sinh nở đã được tạo hoá thiết kế tinh vi và tỉ mỉ tới mức nào. Do đó, bất cứ can thiệp nào cũng đều có thể tiềm ẩn nguy cơ.
Nguồn: Belly