"Điểm mặt" sai lầm của mẹ khiến con thiếu vitamin D
(aFamily.vn) - Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, một trong những sai lầm thường gặp nhất của mẹ khiến con bị thiếu vitamin D là "ủ" con quá kĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng chia sẻ một số cách để các mẹ ngăn chặn tình trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ.
Tình trạng trẻ thiếu vitamin D dẫn đến còi xương hiện nay rất phổ biến. Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó chính là do sự thiếu kiến thức chăm sóc con của các bà mẹ.
Những sai lầm do thiếu kiến thức
Để cơ thể bé có thể tổng hợp được vitamin D thì cần phải có ánh nắng mặt trời, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết điều đó. Điển hình như trường hợp chị Ngọc Mai (Liễu Giai - Hà Nội) khi đưa con đi khám, bác sĩ kết luận bé bị còi xương nặng vì thiếu hụt vitamin D trầm trọng.
Con gái chị đến nay đã được 18 tháng nhưng chỉ nặng 8,5kg và dài 74cm, trong khi đó với bé gái bình thường thì ở độ tuổi này phải nặng 10,2kg và dài 80,6cm. Bên cạnh đó, bé còn có một số biểu hiện của còi xương nặng như trán dô, tóc rụng hình vành khăn, biếng ăn, chậm mọc răng, chân hơi vòng kiềng, bụng bị to bè...
Bác sĩ Hải cho biết, khi hỏi han chuyện trò thì mới vỡ lẽ chị Mai rất ít khi cho con đi tắm nắng vì sợ con ra nắng gió sẽ ốm. Những lần hiếm hoi chị cho con tắm nắng lại là tắm qua cửa kính cho... kín gió. Thậm chí ngay cả bản thân chị đang trong thời gian cho con bú nhưng chị cũng không bao giờ tắm nắng.
Bác sĩ Hải cho biết thêm: "Trẻ có thể nhận được vitamin D từ sữa mẹ, vì vậy trong thời gian cho con bú các mẹ nên tăng cường tắm nắng để bổ sung vitamin D cho cơ thể và làm giàu nguồn vitamin này trong sữa mẹ dành cho bé".
Trường hợp của bé Bin con chị Linh (Thường Tín - Hà Nội) lại khác. Mặc dù rất chăm chỉ cho con đi tắm nắng, cứ sáng nào có nắng thì dù bận mấy chị cũng bế cu Bin ra tắm ít nhất 10 phút. Vậy mà cu Bin nhà chị vẫn bị còi xương do thiếu vitamin D. Có nằm mơ chị Linh cũng không thể nghĩ con mình lại thiếu vitamin D vì "gì chứ riêng chuyện tắm nắng thì mình chăm chút cho con rất kĩ", chị khẳng định.
Và đúng là không ai có thể phủ nhận việc chăm cho con đi tắm nắng của chị Linh. Chỉ đến khi hỏi về chế độ ăn của cu Bin, bác sĩ mới vỡ lẽ. Chẳng là sau mấy lần cu Bin bị tiêu chảy, chị cắt phéng khoản dầu/ mỡ trong chế độ ăn của con vì nghe nói bé hay bị tiêu chảy ăn dầu/ mỡ càng dễ bị lại.
Cho đến khi nghe bác sĩ giải thích chị mới ngã ngửa: "Vậy là bao lâu nay tắm nắng cho con thành công cốc rồi".
Vì thiếu kiến thức chăm con nên nhiều mẹ đã để trẻ rơi vào tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng do thiếu vitamin D. (Ảnh minh họa)
Để bé không bị thiếu vitamin D
80% vitamin D được tổng hợp ở da dưới tác dụng của tia cực tím tiếp xúc trực tiếp lên da. 20% vitamin D còn lại có từ sữa mẹ và thức ăn (thịt, dầu cá thu, cá mòi, trứng, bơ, nấm, đậu, vv…).
Thiếu vitamin D sẽ gây giảm hấp thu canxi. Hậu quả là làm giảm canxi trong máu khiến bé bị còi xương, biến dạng xương. Để bé không bị thiếu vitamin D, bác sĩ Hải khuyên cha mẹ phải cho bé phơi nắng ấm buổi sớm 15-20 phút mỗi ngày. Đặc biệt phải phơi nắng trực tiếp, không đứng sau cửa kính hay che đậy quần áo.
Bác sĩ Hải cho biết: "Các bà mẹ Việt Nam thường có thói quen 'ủ' con quá kĩ, ko dám cho con tiếp xúc với nắng gió vì sợ ốm. Nhưng trên thực tế, trẻ từ 2 tuần tuổi đã cần được tắm nắng. Còn đối với các mẹ đang cho con bú, bà bầu, cũng nên tắm nắng hàng ngày để bổ sung nguồn vitamin quý giá này".
Ngoài ra, bác sĩ còn tư vấn thêm về cách bổ sung canxi theo từng giai đoạn:
- Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai các mẹ nên ăn thêm những thức ăn có chứa vitamin D hoặc uống thêm dầu cá.
- Đối với bé dưới 6 tháng tuổi thì nên tắm nắng và tốt nhất là nên bú sữa mẹ vì trong sữa mẹ rất dồi dào vitamin D nếu mẹ thường xuyên được tắm nắng.
- Đối với bé từ 6 tuần tuổi đến 18 tháng tuổi dùng liên tục mỗi ngày 800-1.000 IU (nếu bé khỏe mạnh); 1.500 IU (nếu bé ít được ra nắng) và 2.000 IU (nếu thấy bé có màu da thẫm). Bé từ 18 tháng tới 5 tuổi chỉ sử dụng liều trên trong mùa sương mù, ít ánh nắng.
- Đối với bé còi xương, uống 1.200-5.000 IU/ngày trong 4 tuần, sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng.
Tuy nhiên, tất cả đều phải được chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám, các mẹ chớ nên bổ sung vitamin tùy tiện cho con vì có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.
Những sai lầm do thiếu kiến thức
Để cơ thể bé có thể tổng hợp được vitamin D thì cần phải có ánh nắng mặt trời, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết điều đó. Điển hình như trường hợp chị Ngọc Mai (Liễu Giai - Hà Nội) khi đưa con đi khám, bác sĩ kết luận bé bị còi xương nặng vì thiếu hụt vitamin D trầm trọng.
Con gái chị đến nay đã được 18 tháng nhưng chỉ nặng 8,5kg và dài 74cm, trong khi đó với bé gái bình thường thì ở độ tuổi này phải nặng 10,2kg và dài 80,6cm. Bên cạnh đó, bé còn có một số biểu hiện của còi xương nặng như trán dô, tóc rụng hình vành khăn, biếng ăn, chậm mọc răng, chân hơi vòng kiềng, bụng bị to bè...
Bác sĩ Hải cho biết, khi hỏi han chuyện trò thì mới vỡ lẽ chị Mai rất ít khi cho con đi tắm nắng vì sợ con ra nắng gió sẽ ốm. Những lần hiếm hoi chị cho con tắm nắng lại là tắm qua cửa kính cho... kín gió. Thậm chí ngay cả bản thân chị đang trong thời gian cho con bú nhưng chị cũng không bao giờ tắm nắng.
Bác sĩ Hải cho biết thêm: "Trẻ có thể nhận được vitamin D từ sữa mẹ, vì vậy trong thời gian cho con bú các mẹ nên tăng cường tắm nắng để bổ sung vitamin D cho cơ thể và làm giàu nguồn vitamin này trong sữa mẹ dành cho bé".
Trường hợp của bé Bin con chị Linh (Thường Tín - Hà Nội) lại khác. Mặc dù rất chăm chỉ cho con đi tắm nắng, cứ sáng nào có nắng thì dù bận mấy chị cũng bế cu Bin ra tắm ít nhất 10 phút. Vậy mà cu Bin nhà chị vẫn bị còi xương do thiếu vitamin D. Có nằm mơ chị Linh cũng không thể nghĩ con mình lại thiếu vitamin D vì "gì chứ riêng chuyện tắm nắng thì mình chăm chút cho con rất kĩ", chị khẳng định.
Và đúng là không ai có thể phủ nhận việc chăm cho con đi tắm nắng của chị Linh. Chỉ đến khi hỏi về chế độ ăn của cu Bin, bác sĩ mới vỡ lẽ. Chẳng là sau mấy lần cu Bin bị tiêu chảy, chị cắt phéng khoản dầu/ mỡ trong chế độ ăn của con vì nghe nói bé hay bị tiêu chảy ăn dầu/ mỡ càng dễ bị lại.
Cho đến khi nghe bác sĩ giải thích chị mới ngã ngửa: "Vậy là bao lâu nay tắm nắng cho con thành công cốc rồi".
Về phía bác sĩ Hải cho biết: "Cơ thể bé muốn hấp thu được vitamin D thì cần phải có chất béo, đó chính là lý do vì sao bất cứ mẹ nào đưa con đến đây khám chúng tôi đều khuyên các mẹ nên cho thêm một thìa dầu ăn vào cháo của bé. Dầu ăn không chỉ giúp bé hấp thu vitamin A, D mà còn làm cho bữa ăn của bé đầy đủ năng lượng hơn".
Vì thiếu kiến thức chăm con nên nhiều mẹ đã để trẻ rơi vào tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng do thiếu vitamin D. (Ảnh minh họa)
Để bé không bị thiếu vitamin D
80% vitamin D được tổng hợp ở da dưới tác dụng của tia cực tím tiếp xúc trực tiếp lên da. 20% vitamin D còn lại có từ sữa mẹ và thức ăn (thịt, dầu cá thu, cá mòi, trứng, bơ, nấm, đậu, vv…).
Thiếu vitamin D sẽ gây giảm hấp thu canxi. Hậu quả là làm giảm canxi trong máu khiến bé bị còi xương, biến dạng xương. Để bé không bị thiếu vitamin D, bác sĩ Hải khuyên cha mẹ phải cho bé phơi nắng ấm buổi sớm 15-20 phút mỗi ngày. Đặc biệt phải phơi nắng trực tiếp, không đứng sau cửa kính hay che đậy quần áo.
Bác sĩ Hải cho biết: "Các bà mẹ Việt Nam thường có thói quen 'ủ' con quá kĩ, ko dám cho con tiếp xúc với nắng gió vì sợ ốm. Nhưng trên thực tế, trẻ từ 2 tuần tuổi đã cần được tắm nắng. Còn đối với các mẹ đang cho con bú, bà bầu, cũng nên tắm nắng hàng ngày để bổ sung nguồn vitamin quý giá này".
Ngoài ra, bác sĩ còn tư vấn thêm về cách bổ sung canxi theo từng giai đoạn:
- Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai các mẹ nên ăn thêm những thức ăn có chứa vitamin D hoặc uống thêm dầu cá.
- Đối với bé dưới 6 tháng tuổi thì nên tắm nắng và tốt nhất là nên bú sữa mẹ vì trong sữa mẹ rất dồi dào vitamin D nếu mẹ thường xuyên được tắm nắng.
- Đối với bé từ 6 tuần tuổi đến 18 tháng tuổi dùng liên tục mỗi ngày 800-1.000 IU (nếu bé khỏe mạnh); 1.500 IU (nếu bé ít được ra nắng) và 2.000 IU (nếu thấy bé có màu da thẫm). Bé từ 18 tháng tới 5 tuổi chỉ sử dụng liều trên trong mùa sương mù, ít ánh nắng.
- Đối với bé còi xương, uống 1.200-5.000 IU/ngày trong 4 tuần, sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng.
Tuy nhiên, tất cả đều phải được chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám, các mẹ chớ nên bổ sung vitamin tùy tiện cho con vì có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.
Thừa vitamin D có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe vì vậy các mẹ đừng để con hấp thụ quá liều.