Con 4 tháng tuổi bị thở khò khè, mẹ đưa đi khám và chết đứng người khi thấy thứ được lôi ra từ mũi con

MÈO RÒM,
Chia sẻ

Khi đưa con đến tiêm phòng, người mẹ có phản ánh với bác sĩ rằng bé bị thở khò khè, âm nghẹt mũi rất lớn. Đến khi bác sĩ lôi thứ này ra từ trong mũi con, chị gần như không tin nổi vào mắt mình.

Chị Vương sống tại huyện Hoa Liên, Đài Loan đưa bé Tiểu Tuệ - 4 tháng tuổi đi tiêm phòng. Chị Vương rất ngạc nhiên khi bác sĩ gắp ra gỉ mũi dài 2cm là nguyên nhân khiến bé thở khò khè do nghẹt mũi.

Bác sĩ Trịnh Vĩnh Long, công tác tại khoa nhi, bệnh viện Mennonite Christian Hospital (Đài Loan) cho biết: "Khi chị Vương đưa Tiểu Tuệ đến tiêm phòng, chị phản ánh với bác sĩ rằng Tiểu Tuệ thở khò khè, âm nghẹt mũi rất lớn. Tôi tiến hành kiểm tra 2 bên cánh mũi của bé và phát hiện gỉ mũi không được vệ sinh sạch sẽ. Sau khi vệ sinh cánh mũi bên phải của bé, tôi thử gắp gỉ mũi ở cánh mũi bên trái khoảng 3 lần nhưng không được. Tôi sử dụng tăm bông chấm nước muối sinh lý và thử lần nữa, không ngờ gắp ra gỉ mũi dài 2cm".

Con 4 tháng tuổi bị thở khò khè, mẹ đưa đi khám và chết đứng người khi thấy thứ được lôi ra từ mũi con - Ảnh 1.

Cục gỉ mũi dài 2cm này chính là nguyên nhân khiến bé thở khò khè do nghẹt mũi

Bác sĩ Trịnh Vĩnh Long giải thích: Trẻ dưới 1 tuổi có khí quản chưa phát triển hoàn thiện. Khi trẻ ngủ, bú sữa và hít thở sẽ có âm thanh khò khè vang lên. Tôi đã gặp nhiều trường hợp các phụ huynh phản ánh rằng bé nhà họ có âm nghẹt mũi rất lớn, đa phần trường hợp là do bố mẹ không vệ sinh sạch sẽ gỉ mũi cho trẻ. Gỉ mũi thường mềm nên trẻ chỉ cần hắt hơi là nó sẽ bắn ra ngoài. Vào mùa đông, thời tiết hanh khô khiến gỉ mũi khô cứng và không dễ bắn ra ngoài khi trẻ hắt hơi, lâu dần sẽ tích lũy trong khoang mũi khiến âm nghẹt mũi ngày càng lớn.

Bác sĩ Trịnh Vĩnh Long khuyên nhủ: Mỗi ngày các bậc cha mẹ nên đều đặn kiểm tra lỗ mũi của trẻ và vệ sinh gỉ mũi cho trẻ. Chỉ cần sử dụng tăm bông là có thể dễ dàng gắp gỉ mũi ra. Nếu gỉ mũi của trẻ khô cứng, bố mẹ cần sử dụng tăm bông chấm nước muối sinh lý và bôi vào gỉ mũi, đợi gỉ mũi mềm thì có thể gắp ra. Bố mẹ không nên gắp gỉ mũi khi đang khô cứng, bởi điều này có thể tổn thương niêm mạc của trẻ, gây ra tình trạng chảy máu mũi.

Nguồn: Ettoday

Chia sẻ