Cảnh giác khi chế biến thức ăn từ nấm cho bé
Nấm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, rất tốt cho sức khỏe nhưng không gây béo phì. Nên có nhiều mẹ dùng nấm để làm thực phẩm cho con. Tuy nhiên bệnh cạnh đó nấm gây ra nhiều vụ độc nguy hiểm cho trẻ.
Vụ ngộ độc nấm khiến cả gia đình nhập viện, trong đó có một trẻ tử vong tại Thái Nguyên vào ngày 9/3 vừa qua đã khiến cộng đồng không khỏi xót xa. Trên các diễn đàn và mạng xã hội, các bà mẹ lũ lượt chia sẻ thông tin này cùng với nỗi lo ngại vì họ vẫn thường cho con ăn nấm, trong khi đó, kiến thức về nấm lại rất mù mờ.
Mẹ Lan (Thanh Trì – Hà Nội) cho biết chị vẫn thường xuyên dùng nấm nấu cho con ăn. Vì nấm chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng, như các vitamin nhóm B, vitamin C, protein, sắt, kali… đây là những chất mà rất nhiều trẻ nhỏ thường thiếu. Loại nấm chị hay nấu cho con là nấm hương và nấm linh chi.
Còn với vợ chồng chị Ngọc - Hùng có đứa con trai gần 2 tuổi lại rất thích uống nước nấm Linh Chi. Vì hàng ngày anh chị thường dùng nấm Linh Chi pha nước thay thế cho trà. Thấy bố mẹ uống, con đòi uống theo và trở nên nghiện loại nước này. Trong thực đơn ăn của con, chị Ngọc vẫn được dùng nấm để nấu cháo hàng ngày cho bé. Vì theo chị dùng nấm rất tốt trẻ thiếu máu do thiếu sắt, trẻ suy dinh dưỡng. Nấm cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm và ký sinh trùng, giải độc và bảo vệ gan.
Tuy nhiên chị Lan cũng như chị Ngọc và nhiều mẹ khác khi được hỏi cách lựa chọn và phân biệt nấm độc và nấm không độc các chị đều không biết. Bình thường các chị dùng nấm chế biến thức ăn cho con thường mua của người thân quen hoặc trong siêu thị. Chứ chất lượng nấm như thế nào các chị “bó tay” - chị Lan chia sẽ thêm.
Trong nấm có nhiều vitamin và khoáng chất mà cơ thể bé hay thiếu...
Phân biệt nấm độc và nấm không độc
Nấm là loại thực phẩm ngon và bổ được bán rộng rãi trên thị trường nên có rất nhiều mẹ đã sử dụng nấm để nấu cho con. Tuy nhiên trên thực tế để phân biệt giữa nấm độc và không độc rất khó (nhiều khi không thể phân biệt được) đặc biệt là nấm mọc hoang ở vườn, ruộng và nấm hái trong rừng.
Theo chuyên gia Nguyễn Thanh Vân (Khoa vệ sinh an toàn thực phẩm - Trung tâm y tế Ba Đình) cho biết nấm độc là nấm có độc tố, không ăn được. Có loại nấm chứa độc tố gây chết người (Amatina phalloides, A.verna...). Một số loại khác ăn vào gây nhiều bệnh về tiêu hóa, gan, thận, thần kinh..., nếu ăn nhiều, không được điều trị kịp thời dễ gây tử vong.
Ngoài ra, có một số nấm tiết độc tố ra môi trường sinh trưởng như đất, phân, nước... Các loại rau, củ trồng trên môi trường đó cũng sẽ bị nhiễm độc và rất nguy hiểm.
Về nguyên tắc cây nấm có 3 bộ phận: mũ, thân và chân nấm. Ở các loại nấm khác nhau thì hình thái, kết cấu 3 bộ phận đó cũng khác nhau. Màu sắc, mùi vị của nấm cũng rất đa dạng. Trong đó, các loại nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, mùi vị thối, đắng, hắc... Nấm ăn được thường thơm hoặc không mùi.
Nhìn bằng mắt thông thường các loại nấm độc bao giờ cũng nhiều màu sắc hơn, có đốm nổi lên, trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu đỏ hay màu tạp, có rãnh, vết nứt, có vòng quanh thân… Thông thường các loại nấm độc khi ngắt sẽ có nhựa chảy ra, như nấm độc Amanita: thường có nhiều màu như trắng, vàng, nâu, xanh, lục... Đặc điểm cơ bản để phân biệt Amanita với các loài khác là nấm Amanita có đài (bao) ở chân nấm.
Hay loại nấm độc Entoloma lividum rất giống nấm rơm, chỉ khác là chân cuống không có đài nấm. Nấm Entoloma lividum thường mọc trên bãi đất trong rừng, trên đất sét, có 2-3 cây nấm ở một chỗ. Mũ nấm chất thịt, hình lồi rồi phẳng, đường kính 8-20cm; bờ cuốn vào trong, màu nâu nhạt hoặc xám, giữa có núm dày và rắn, có phấn, phiến nấm rời, màu xám vàng, bao tử màu hồng xám; cuống mập và to, lúc đầu đặc, sau xốp, hình ống tròn hoặc có vảy ở chân cuống, mặt có dọc trắng, vảy vàng, thịt trắng.
Ngoài ra, nấm là môi trường dinh dưỡng lý tưởng cho nhiều loại vi sinh vật. Cho nên dù đối với những loại nấm không độc, nhưng hái về để lâu mới ăn hoặc nấm đã hỏng, bị nhiễm bẩn mới sử dụng cũng dễ gây ngộ độc.
... nhưng các mẹ phải cẩn thận khi chọn và chế biến nấm cho con. (Ảnh minh họa)
Một số nguyên tắc khi chế biến thức ăn từ nấm cho bé
Chuyên gia Thanh Vân cho biết, với trẻ nhỏ, nấm không nằm trong danh sách cấm hay thực phẩm dễ dị ứng. Thế nhưng trẻ vẫn có thể bị dị ứng khi ăn nấm. Đã từng có trường hợp trẻ bị ngứa, nổi mẩn, sưng lưỡi, đau bụng, chóng mặt khi ăn nấm. Vì vậy mẹ không được rời mắt khỏi bé khi giới thiệu món ăn mới này và phải liên lạc ngay với bác sĩ nếu thấy những triệu chứng lạ xảy ra.
Không nên cho bé ăn những thứ nấm mà mình không biết chắc nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Mỗi lần chế biến các món ăn từ nấm các mẹ không nên dùng nhiều loại lẫn lộn mà chỉ dùng một loại nấm duy nhất. Ngoài việc đề phòng lẫn nấm độc, còn vì nhiều loại nấm nấu cùng sẽ gây phản ứng hóa học, không độc cũng trở thành độc.
Khi chế biến các loại nấm, biện pháp tốt nhất là nên luộc sôi trước khi xào nấu để giảm bớt độc tính. Khi mua nấm ở chợ, tốt nhất nên mua loại đã từng ăn, dù vậy, cũng vẫn cần nấu chín mới ăn. Tuy nhiên có một số loại nấm dại không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học với thành phần trong rượu, vì vậy gây ngộ độc nên kể cả người lớn khi ăn nấm không nên uống rượu.
Không nên hái nấm quá non, khi chưa xòe mũ nấm, vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm để xác định được rõ loài độc hay không. Sau khi ăn nấm nếu thấy khó chịu, buồn nôn, choáng váng, đau bụng dữ dội, nhìn không rõ, sốt… mẹ phải lập tức đưa con đến bệnh viện.
Mẹ Lan (Thanh Trì – Hà Nội) cho biết chị vẫn thường xuyên dùng nấm nấu cho con ăn. Vì nấm chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng, như các vitamin nhóm B, vitamin C, protein, sắt, kali… đây là những chất mà rất nhiều trẻ nhỏ thường thiếu. Loại nấm chị hay nấu cho con là nấm hương và nấm linh chi.
Còn với vợ chồng chị Ngọc - Hùng có đứa con trai gần 2 tuổi lại rất thích uống nước nấm Linh Chi. Vì hàng ngày anh chị thường dùng nấm Linh Chi pha nước thay thế cho trà. Thấy bố mẹ uống, con đòi uống theo và trở nên nghiện loại nước này. Trong thực đơn ăn của con, chị Ngọc vẫn được dùng nấm để nấu cháo hàng ngày cho bé. Vì theo chị dùng nấm rất tốt trẻ thiếu máu do thiếu sắt, trẻ suy dinh dưỡng. Nấm cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm và ký sinh trùng, giải độc và bảo vệ gan.
Tuy nhiên chị Lan cũng như chị Ngọc và nhiều mẹ khác khi được hỏi cách lựa chọn và phân biệt nấm độc và nấm không độc các chị đều không biết. Bình thường các chị dùng nấm chế biến thức ăn cho con thường mua của người thân quen hoặc trong siêu thị. Chứ chất lượng nấm như thế nào các chị “bó tay” - chị Lan chia sẽ thêm.
Trong nấm có nhiều vitamin và khoáng chất mà cơ thể bé hay thiếu...
Phân biệt nấm độc và nấm không độc
Nấm là loại thực phẩm ngon và bổ được bán rộng rãi trên thị trường nên có rất nhiều mẹ đã sử dụng nấm để nấu cho con. Tuy nhiên trên thực tế để phân biệt giữa nấm độc và không độc rất khó (nhiều khi không thể phân biệt được) đặc biệt là nấm mọc hoang ở vườn, ruộng và nấm hái trong rừng.
Theo chuyên gia Nguyễn Thanh Vân (Khoa vệ sinh an toàn thực phẩm - Trung tâm y tế Ba Đình) cho biết nấm độc là nấm có độc tố, không ăn được. Có loại nấm chứa độc tố gây chết người (Amatina phalloides, A.verna...). Một số loại khác ăn vào gây nhiều bệnh về tiêu hóa, gan, thận, thần kinh..., nếu ăn nhiều, không được điều trị kịp thời dễ gây tử vong.
Ngoài ra, có một số nấm tiết độc tố ra môi trường sinh trưởng như đất, phân, nước... Các loại rau, củ trồng trên môi trường đó cũng sẽ bị nhiễm độc và rất nguy hiểm.
Về nguyên tắc cây nấm có 3 bộ phận: mũ, thân và chân nấm. Ở các loại nấm khác nhau thì hình thái, kết cấu 3 bộ phận đó cũng khác nhau. Màu sắc, mùi vị của nấm cũng rất đa dạng. Trong đó, các loại nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, mùi vị thối, đắng, hắc... Nấm ăn được thường thơm hoặc không mùi.
Nhìn bằng mắt thông thường các loại nấm độc bao giờ cũng nhiều màu sắc hơn, có đốm nổi lên, trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu đỏ hay màu tạp, có rãnh, vết nứt, có vòng quanh thân… Thông thường các loại nấm độc khi ngắt sẽ có nhựa chảy ra, như nấm độc Amanita: thường có nhiều màu như trắng, vàng, nâu, xanh, lục... Đặc điểm cơ bản để phân biệt Amanita với các loài khác là nấm Amanita có đài (bao) ở chân nấm.
Hay loại nấm độc Entoloma lividum rất giống nấm rơm, chỉ khác là chân cuống không có đài nấm. Nấm Entoloma lividum thường mọc trên bãi đất trong rừng, trên đất sét, có 2-3 cây nấm ở một chỗ. Mũ nấm chất thịt, hình lồi rồi phẳng, đường kính 8-20cm; bờ cuốn vào trong, màu nâu nhạt hoặc xám, giữa có núm dày và rắn, có phấn, phiến nấm rời, màu xám vàng, bao tử màu hồng xám; cuống mập và to, lúc đầu đặc, sau xốp, hình ống tròn hoặc có vảy ở chân cuống, mặt có dọc trắng, vảy vàng, thịt trắng.
Ngoài ra, nấm là môi trường dinh dưỡng lý tưởng cho nhiều loại vi sinh vật. Cho nên dù đối với những loại nấm không độc, nhưng hái về để lâu mới ăn hoặc nấm đã hỏng, bị nhiễm bẩn mới sử dụng cũng dễ gây ngộ độc.
... nhưng các mẹ phải cẩn thận khi chọn và chế biến nấm cho con. (Ảnh minh họa)
Một số nguyên tắc khi chế biến thức ăn từ nấm cho bé
Chuyên gia Thanh Vân cho biết, với trẻ nhỏ, nấm không nằm trong danh sách cấm hay thực phẩm dễ dị ứng. Thế nhưng trẻ vẫn có thể bị dị ứng khi ăn nấm. Đã từng có trường hợp trẻ bị ngứa, nổi mẩn, sưng lưỡi, đau bụng, chóng mặt khi ăn nấm. Vì vậy mẹ không được rời mắt khỏi bé khi giới thiệu món ăn mới này và phải liên lạc ngay với bác sĩ nếu thấy những triệu chứng lạ xảy ra.
Không nên cho bé ăn những thứ nấm mà mình không biết chắc nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Mỗi lần chế biến các món ăn từ nấm các mẹ không nên dùng nhiều loại lẫn lộn mà chỉ dùng một loại nấm duy nhất. Ngoài việc đề phòng lẫn nấm độc, còn vì nhiều loại nấm nấu cùng sẽ gây phản ứng hóa học, không độc cũng trở thành độc.
Khi chế biến các loại nấm, biện pháp tốt nhất là nên luộc sôi trước khi xào nấu để giảm bớt độc tính. Khi mua nấm ở chợ, tốt nhất nên mua loại đã từng ăn, dù vậy, cũng vẫn cần nấu chín mới ăn. Tuy nhiên có một số loại nấm dại không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học với thành phần trong rượu, vì vậy gây ngộ độc nên kể cả người lớn khi ăn nấm không nên uống rượu.
Không nên hái nấm quá non, khi chưa xòe mũ nấm, vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm để xác định được rõ loài độc hay không. Sau khi ăn nấm nếu thấy khó chịu, buồn nôn, choáng váng, đau bụng dữ dội, nhìn không rõ, sốt… mẹ phải lập tức đưa con đến bệnh viện.