Cảnh báo bố mẹ: Bạo hành ở trường không chỉ là trói chân tay, nhét giẻ vào miệng
Bạo hành ở trường được định nghĩa là sự tấn công bằng hoặc đe dọa bằng đòn đánh, lời nói hay tâm lý đối với người không thể tự bảo vệ bản thân đúng cách.
Câu chuyện bé gái 14 tháng tuổi vừa đi học ở trường Mầm non tư thục Sơn Ca (đường Hữu Nghị, TP. Đồng Hới, Quảng Bình) hôm 30/9 mới đây bị cô giáo trói chân tay, nhét giẻ vào miệng để lại nhiều vết bầm tím trên cơ thể cũng như những hoảng loạn tâm lý nặng nề không phải là lần đầu tiên xảy ra và khiến các bậc phụ huynh cũng như dư luận phẫn nộ.
Nhờ những nghi vấn từ những vết bầm tím trên cơ thể con, cũng như những cơn hoảng loạn trong giấc ngủ và đặc biệt là chiếc camera gắn trong lớp học mà bố mẹ cháu bé đã kịp thời giải cứu cho con. Tuy nhiên, tự đặt câu hỏi là nếu như đó là một lớp học không có camera thì cháu bé còn phải chịu những đòn đánh vô tính của chính cô giáo mình bao nhiêu lâu nữa, trước khi câu chuyện được đưa ra ánh sáng.
Vụ việc cô giáo trói chân tay, nhét giẻ vào miệng một cháu bé mới 14 tháng tuổi để bạo hành lại một lần nữa thức tỉnh các cha mẹ về vấn đề bạo hành ở trường học. Bạo hành ở trường được định nghĩa là sự tấn công bằng hoặc đe dọa bằng đòn đánh, lời nói hay tâm lý đối với người không thể tự bảo vệ bản thân đúng cách. Như vậy, có thể thấy là bạo hành ở trường không chỉ là sự tấn công bằng bạo lực, mà những tấn công về lời nói hay tâm lý - những kiểu bạo hành có ảnh hưởng lâu dài và khó nhận biết cũng sẽ để lại những tổn thương không hề nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của trẻ; ngoài ra, đối tượng bạo hành trẻ không chỉ là thầy cô giáo, mà rất có thể còn là bạn bè hay những người cùng làm việc trong môi trường học đường. Bên cạnh đó, không phải chỉ có trẻ lứa tuổi mầm non mới có nguy cơ cao bị bạo hành mà trên thực tế, trẻ càng lên càng cấp học cao hơn, càng dễ bị bạo hành nhiều hơn.
Ngoài những dấu hiệu về tâm lý và thể chất ở trẻ chưa biết nói khi trẻ bị bạo hành ở trường, đối với trẻ lớn hơn và đã có thể giao tiếp, bố mẹ cần thường xuyên gần gũi, trò chuyện để con mở lòng chia sẻ những vấn đề con gặp ở trường, từ đó giúp bố mẹ sớm nhận ra nếu con đang bị bắt nạt hay bạo hành.
Infographic dưới đây sẽ cung cấp những thông tin, cảnh báo và cách xử lý hữu ích để các bố mẹ tham khảo khi con bị bạo hành ở trường học.
(Nguồn: Tổng hợp)