5 lỗi lầm mà các mẹ hay mắc phải khi nuôi dạy con
Cho con xem tivi quá nhiều, lạm dụng đồ ăn nhanh, la mắng trẻ... là những lỗi phổ biến của các ông bố bà mẹ hiện nay khi nuôi dạy con.
1. Cho ăn sữa công thức
Đánh trúng tâm lý các bà mẹ muốn tăng cân cho con, muốn con thông minh... nhiều hãng sữa bột trẻ em liên tục quảng cáo trong sữa có chất tốt cho hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, bổ xung DHA tốt cho trí não của trẻ... Điều này khiến các bà mẹ tăng cường cho trẻ ăn sữa công thức ngay từ khi mới sinh dù mẹ không hề thiếu sữa. Hoặc tại nhiều gia đình, ông bà muốn cho cháu dùng sữa công thức vì nghĩ tốt hơn sữa mẹ, cháu có thể tăng cân nhanh hơn...
Theo thống kê, hiện nay, chỉ có 42% các bà mẹ Mỹ cho con bú trong 6 tháng đầu và con số này giảm xuống còn 22% trong 1 năm đầu.
Tuy nhiên, bạn nên biết đó là điều không hề tốt. Trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất tốt cho bé, đặc biệt là cho hệ miễn dịch của bé mà sữa công thức không hề có. Ngoài ra, cho con bú còn là hoạt động gắn kết tình yêu thương giữa 2 mẹ con và phát triển cảm xúc của trẻ.
Lời khuyên cho bạn là hãy tích cực cho con bú trong ít nhất trong 6 tháng đầu và ngay trong 2 giờ đầu sau sinh để bé được hưởng nguồn sữa non quý giá và có sợi dây gắn kết với mẹ ngay từ những ngày đầu.
2. Cho trẻ em xem vô tuyến quá sớm và quá nhiều
Theo thống kê, hiện nay chỉ có khoảng 10% các bà mẹ có con biết đi cấm trẻ xem vô tuyến hoàn toàn. 67% các bà mẹ nghĩ rằng để trẻ sơ sinh xem vô tuyến là không có vấn đề gì và 69% các ông bố bà mẹ để con trẻ xem những chương trình vô tuyến dành cho người lớn. Điều đáng nói hơn là có đến 26% các bà mẹ nói dối về thời lượng con họ xem ti vi.
Học viện Nhi khoa của Mỹ từng khuyến cáo việc cho trẻ dưới 2 tuổi xem ti vi quá nhiều sẽ gây ra hậu quả: béo phì, thụ động, chậm nói...
Nói như vậy không có nghĩa bạn phải cấm hẳn việc bé xem ti vi, quan trọng là điều độ. Các nhà khoa học cho biết: trẻ dưới 2 tuổi thì thời gian xem mỗi ngày nên ở mức tối thiểu và mỗi lần xem không quá 15 phút. Một điều quan trọng nữa là các chương trình cho bé cần phù hợp với độ tuổi.
3. Lạm dụng đồ ăn nhanh
Tiện lợi là thứ mà đồ ăn nhanh mang lại cho bạn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các đồ ăn nhanh (thông thường là thức ăn chiên như khoai tây chiên, gà chiên và cá chiên kẹp trong sandwich…) cực kỳ nhiều chất béo, rất không tốt cho động mạch. Đồ ăn nhanh có nguy cơ gây các chứng bệnh tắc nghẽn động mạch, hội chứng ruột dễ bị kích thích, chứng táo bón, quá tải chất độc và tăng cân. Nếu bạn cho con ăn quá nhiều đồ này thì thật không tốt chút nào.
Tuy nhiên, không hẳn là bạn phải cấm trẻ ăn đồ ăn nhanh, chỉ cần bạn nhớ nguyên tắc: điều độ và lựa chọn thông minh. Tần suất ăn đồ ăn nhanh phù hợp là 2 lần/ tuần với điều kiện bạn chọn thứ đồ ít chất béo.
Nếu bạn cho trẻ ăn humburger thì nên cho ít sốt và pho mát, nếu ăn sandwich với thịt gà thì nên ăn gà nướng thay vì rán, nên cho nhiều rau khi ăn pizza và ít pho mát thay vì ăn loại chỉ có bánh và thịt, ăn thêm khoai tây nướng hoặc salad thay vì khoai tây chiên.
4. La mắng những đứa trẻ
Thật chẳng hài lòng chút nào khi bạn đã vất vả lắm mới dỗ được em bé ngủ trưa. Vậy mà, đứa chị 5 tuổi của nó chạy rầm rầm trong nhà khiến em bé thức giấc và khóc ré lên. "Trật tự đi!", bạn quát to và chính bạn cũng không ngờ lại to như thế và đứa trẻ thì lấm lét sợ mẹ.
Đừng như vậy! Việc la mắng sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ và cả chính bạn.
Nếu bạn trót la mắng trẻ, hãy cố gắng lấy lại bình tĩnh và trấn an trẻ: "Đôi khi mọi người cáu giận vì họ thấy buồn bã. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến người khác bị tổn thương. Mẹ xin lỗi. Đáng lẽ ra mẹ nên nói: "Con hãy giữ trật tự đi. Em bé đang ngủ".
Nếu việc la mắng trẻ trở thành thói quen của bạn thì bạn cần tìm cách kiểm soát sự tức giận và căng thẳng của mình. Bạn hãy tham gia vào một nhóm hỗ trợ về tâm lý, gặp cố vấn tâm lý, đọc sách báo liên quan, hoặc tham gia vào các diễn đàn các bà mẹ trên mạng để học hỏi kinh nghiệm.
Một số cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng để giảm căng thẳng cho bản thân như: giảm bớt công việc, tập thể dục, nghe nhạc...
5. Đăng kí cho con học quá nhiều thứ
Tâm lý muốn con mình "cái gì cũng biết, cái gì cũng giỏi" khiến các ông bố bà mẹ lao đi tìm kiếm và đăng kí cho con theo học những lớp học múa, đàn, tiếng anh, hát... có thể là những lớp học với học phí rất cao. Điều đó xuất phát từ mong muốn tốt đẹp mà cha mẹ dành cho con. Tuy nhiên, đó không phải là việc tốt. Việc ép trẻ học quá nhiều thứ có thể gây ra tình trạng trẻ bị quá tải và căng thẳng.
Song song với việc dạy trẻ những năng khiếu, bạn nên để trẻ tận hưởng cuộc sống và dạy con những kỹ năng về cuộc sống. Có như vậy, con bạn mới thực sự phát triển toàn diện.
Đánh trúng tâm lý các bà mẹ muốn tăng cân cho con, muốn con thông minh... nhiều hãng sữa bột trẻ em liên tục quảng cáo trong sữa có chất tốt cho hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, bổ xung DHA tốt cho trí não của trẻ... Điều này khiến các bà mẹ tăng cường cho trẻ ăn sữa công thức ngay từ khi mới sinh dù mẹ không hề thiếu sữa. Hoặc tại nhiều gia đình, ông bà muốn cho cháu dùng sữa công thức vì nghĩ tốt hơn sữa mẹ, cháu có thể tăng cân nhanh hơn...
Theo thống kê, hiện nay, chỉ có 42% các bà mẹ Mỹ cho con bú trong 6 tháng đầu và con số này giảm xuống còn 22% trong 1 năm đầu.
Tuy nhiên, bạn nên biết đó là điều không hề tốt. Trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất tốt cho bé, đặc biệt là cho hệ miễn dịch của bé mà sữa công thức không hề có. Ngoài ra, cho con bú còn là hoạt động gắn kết tình yêu thương giữa 2 mẹ con và phát triển cảm xúc của trẻ.
Lời khuyên cho bạn là hãy tích cực cho con bú trong ít nhất trong 6 tháng đầu và ngay trong 2 giờ đầu sau sinh để bé được hưởng nguồn sữa non quý giá và có sợi dây gắn kết với mẹ ngay từ những ngày đầu.
2. Cho trẻ em xem vô tuyến quá sớm và quá nhiều
Theo thống kê, hiện nay chỉ có khoảng 10% các bà mẹ có con biết đi cấm trẻ xem vô tuyến hoàn toàn. 67% các bà mẹ nghĩ rằng để trẻ sơ sinh xem vô tuyến là không có vấn đề gì và 69% các ông bố bà mẹ để con trẻ xem những chương trình vô tuyến dành cho người lớn. Điều đáng nói hơn là có đến 26% các bà mẹ nói dối về thời lượng con họ xem ti vi.
Học viện Nhi khoa của Mỹ từng khuyến cáo việc cho trẻ dưới 2 tuổi xem ti vi quá nhiều sẽ gây ra hậu quả: béo phì, thụ động, chậm nói...
Nói như vậy không có nghĩa bạn phải cấm hẳn việc bé xem ti vi, quan trọng là điều độ. Các nhà khoa học cho biết: trẻ dưới 2 tuổi thì thời gian xem mỗi ngày nên ở mức tối thiểu và mỗi lần xem không quá 15 phút. Một điều quan trọng nữa là các chương trình cho bé cần phù hợp với độ tuổi.
3. Lạm dụng đồ ăn nhanh
Tiện lợi là thứ mà đồ ăn nhanh mang lại cho bạn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các đồ ăn nhanh (thông thường là thức ăn chiên như khoai tây chiên, gà chiên và cá chiên kẹp trong sandwich…) cực kỳ nhiều chất béo, rất không tốt cho động mạch. Đồ ăn nhanh có nguy cơ gây các chứng bệnh tắc nghẽn động mạch, hội chứng ruột dễ bị kích thích, chứng táo bón, quá tải chất độc và tăng cân. Nếu bạn cho con ăn quá nhiều đồ này thì thật không tốt chút nào.
Tuy nhiên, không hẳn là bạn phải cấm trẻ ăn đồ ăn nhanh, chỉ cần bạn nhớ nguyên tắc: điều độ và lựa chọn thông minh. Tần suất ăn đồ ăn nhanh phù hợp là 2 lần/ tuần với điều kiện bạn chọn thứ đồ ít chất béo.
Nếu bạn cho trẻ ăn humburger thì nên cho ít sốt và pho mát, nếu ăn sandwich với thịt gà thì nên ăn gà nướng thay vì rán, nên cho nhiều rau khi ăn pizza và ít pho mát thay vì ăn loại chỉ có bánh và thịt, ăn thêm khoai tây nướng hoặc salad thay vì khoai tây chiên.
4. La mắng những đứa trẻ
Thật chẳng hài lòng chút nào khi bạn đã vất vả lắm mới dỗ được em bé ngủ trưa. Vậy mà, đứa chị 5 tuổi của nó chạy rầm rầm trong nhà khiến em bé thức giấc và khóc ré lên. "Trật tự đi!", bạn quát to và chính bạn cũng không ngờ lại to như thế và đứa trẻ thì lấm lét sợ mẹ.
Đừng như vậy! Việc la mắng sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ và cả chính bạn.
Nếu bạn trót la mắng trẻ, hãy cố gắng lấy lại bình tĩnh và trấn an trẻ: "Đôi khi mọi người cáu giận vì họ thấy buồn bã. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến người khác bị tổn thương. Mẹ xin lỗi. Đáng lẽ ra mẹ nên nói: "Con hãy giữ trật tự đi. Em bé đang ngủ".
Nếu việc la mắng trẻ trở thành thói quen của bạn thì bạn cần tìm cách kiểm soát sự tức giận và căng thẳng của mình. Bạn hãy tham gia vào một nhóm hỗ trợ về tâm lý, gặp cố vấn tâm lý, đọc sách báo liên quan, hoặc tham gia vào các diễn đàn các bà mẹ trên mạng để học hỏi kinh nghiệm.
Một số cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng để giảm căng thẳng cho bản thân như: giảm bớt công việc, tập thể dục, nghe nhạc...
5. Đăng kí cho con học quá nhiều thứ
Tâm lý muốn con mình "cái gì cũng biết, cái gì cũng giỏi" khiến các ông bố bà mẹ lao đi tìm kiếm và đăng kí cho con theo học những lớp học múa, đàn, tiếng anh, hát... có thể là những lớp học với học phí rất cao. Điều đó xuất phát từ mong muốn tốt đẹp mà cha mẹ dành cho con. Tuy nhiên, đó không phải là việc tốt. Việc ép trẻ học quá nhiều thứ có thể gây ra tình trạng trẻ bị quá tải và căng thẳng.
Song song với việc dạy trẻ những năng khiếu, bạn nên để trẻ tận hưởng cuộc sống và dạy con những kỹ năng về cuộc sống. Có như vậy, con bạn mới thực sự phát triển toàn diện.