Nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ không có sữa cho con bú
Từ những nguyên nhân rất đơn giản và không khó khắc phục mà mẹ có thể gặp phải tình trạng không có sữa hoặc không đủ sữa cho con bú.
1. Nghỉ ngơi không đủ
Sau 9 tháng mang thai và đặc biệt là trải qua quá trình “vượt cạn”, người phụ nữ thường tiêu hao rất nhiều sức lực. Nhưng giai đoạn sơ sinh, phần lớn mọi hoạt động của mẹ lại gắn chặt với em bé: cho bú, ru ngủ, thay tã, tắm, dỗ dành khi quấy khóc… Đấy là lúc bé thức, còn lúc bé ngủ, chắc chắc có không ít bà mẹ sẽ say sưa ngắm nhìn thiên thần nhỏ của mình mà quên mất rằng bản thân cũng cần phải tranh thủ đi ngủ. Vì vậy thường xảy ra tình trạng mệt mỏi kéo dài và không đảm bảo sự nghỉ ngơi cần thiết sau khi sinh.
Trong thực tế, việc tiết sữa sau khi sinh phụ thuộc vào việc tuyến yên tiết ra prolactin, bên cạnh việc cho con bú sớm để kích thích tuyến vú thì nếu không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, khiến cơ thể rất khó tiết ra sữa nuôi con.
Các bác sĩ phụ sản cho biết trẻ sơ sinh ngủ ít nhất 17 – 18 giờ đồng hồ mỗi ngày, các bà mẹ nên tranh thủ thời gian này để ngủ và nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.
Trong thời gian cho con bú, mẹ nên nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể sản xuất ra được nhiều sữa hơn. (Ảnh minh họa)
2. Không cho con bú thường xuyên
Sau nhiều năm quan sát, các bác sĩ sản khoa nhận thấy rất nhiều bà mẹ đều có chung băn khoăn là không biết cho con bú đến lúc nào thì no và lo rằng sữa của mình không đủ cho con bú.
Kết quả là các mẹ đều cho con bú thêm sữa công thức, sau một thời gian bé sẽ tỏ ra “chán” sữa mẹ và thích bú bình hơn. Dần dần, do không thường xuyên cho con bú nên cơ thể người mẹ không có phản xạ tiết sữa.
Các bác sĩ Sản khoa cho rằng lo lắng con bú không đủ lo của các bà mẹ là không cần thiết. Bởi kích thước dạ dày của trẻ vừa sinh chỉ như quả bóng thủy tinh cỡ nhỏ nên lượng sữa non của mẹ cũng đủ cung cấp cho bé; sau một tuần dạ dày của bé cũng chỉ nhỏ như quả bóng bàn, sau hai tuần to bằng quả trứng gà. Vì vậy, cho bé bú bình quá sớm với mật độ dày đặc sẽ làm tăng khả năng béo phì khi trẻ lớn lên.
3. Tư thế cho con bú không chính xác
Việc cho con bú với tư thế không chính xác có thể khiến bé không hút được sữa và làm đau mẹ trong khi ăn. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả: một là tuyến vú ít khi nhận được kích thích nên không có phản xạ tiết sữa thường xuyên; hai là khi bị đau vú khi cho con bú, người mẹ thường sản sinh tâm lý khó chịu và rất “ngại” cho con “ngậm ti”.
Tư thế cho con bú cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa. (Ảnh minh họa)
4. Không có thời gian để massage ngực
Thông thường, trong vòng 24 – 48 giờ đồng hồ sau khi sinh, sữa mẹ sẽ “về” nhiều và ồ ạt khiến tuyến vú không xử lý kịp thời, các “ống dẫn sữa” bị tắc nghẽn và huyết dịch tăng lên cản trở sự lưu thông của tuyến sữa. Đi kèm với đó là tình trạng sưng đầu vú, ngực đau tức, thậm chí còn có thể bị sốt. Đây là chính là hiện tượng tức sữa thường gặp ở các bà mẹ mới sinh con.
Nếu không xử lý đúng cách và xoa bóp nhẹ nhàng kịp thời, bà mẹ có thể bị viêm tuyến vú và không thể cho con bú.
Sau 9 tháng mang thai và đặc biệt là trải qua quá trình “vượt cạn”, người phụ nữ thường tiêu hao rất nhiều sức lực. Nhưng giai đoạn sơ sinh, phần lớn mọi hoạt động của mẹ lại gắn chặt với em bé: cho bú, ru ngủ, thay tã, tắm, dỗ dành khi quấy khóc… Đấy là lúc bé thức, còn lúc bé ngủ, chắc chắc có không ít bà mẹ sẽ say sưa ngắm nhìn thiên thần nhỏ của mình mà quên mất rằng bản thân cũng cần phải tranh thủ đi ngủ. Vì vậy thường xảy ra tình trạng mệt mỏi kéo dài và không đảm bảo sự nghỉ ngơi cần thiết sau khi sinh.
Trong thực tế, việc tiết sữa sau khi sinh phụ thuộc vào việc tuyến yên tiết ra prolactin, bên cạnh việc cho con bú sớm để kích thích tuyến vú thì nếu không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, khiến cơ thể rất khó tiết ra sữa nuôi con.
Các bác sĩ phụ sản cho biết trẻ sơ sinh ngủ ít nhất 17 – 18 giờ đồng hồ mỗi ngày, các bà mẹ nên tranh thủ thời gian này để ngủ và nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.
Trong thời gian cho con bú, mẹ nên nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể sản xuất ra được nhiều sữa hơn. (Ảnh minh họa)
2. Không cho con bú thường xuyên
Sau nhiều năm quan sát, các bác sĩ sản khoa nhận thấy rất nhiều bà mẹ đều có chung băn khoăn là không biết cho con bú đến lúc nào thì no và lo rằng sữa của mình không đủ cho con bú.
Kết quả là các mẹ đều cho con bú thêm sữa công thức, sau một thời gian bé sẽ tỏ ra “chán” sữa mẹ và thích bú bình hơn. Dần dần, do không thường xuyên cho con bú nên cơ thể người mẹ không có phản xạ tiết sữa.
Các bác sĩ Sản khoa cho rằng lo lắng con bú không đủ lo của các bà mẹ là không cần thiết. Bởi kích thước dạ dày của trẻ vừa sinh chỉ như quả bóng thủy tinh cỡ nhỏ nên lượng sữa non của mẹ cũng đủ cung cấp cho bé; sau một tuần dạ dày của bé cũng chỉ nhỏ như quả bóng bàn, sau hai tuần to bằng quả trứng gà. Vì vậy, cho bé bú bình quá sớm với mật độ dày đặc sẽ làm tăng khả năng béo phì khi trẻ lớn lên.
3. Tư thế cho con bú không chính xác
Việc cho con bú với tư thế không chính xác có thể khiến bé không hút được sữa và làm đau mẹ trong khi ăn. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả: một là tuyến vú ít khi nhận được kích thích nên không có phản xạ tiết sữa thường xuyên; hai là khi bị đau vú khi cho con bú, người mẹ thường sản sinh tâm lý khó chịu và rất “ngại” cho con “ngậm ti”.
Tư thế cho con bú cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa. (Ảnh minh họa)
4. Không có thời gian để massage ngực
Thông thường, trong vòng 24 – 48 giờ đồng hồ sau khi sinh, sữa mẹ sẽ “về” nhiều và ồ ạt khiến tuyến vú không xử lý kịp thời, các “ống dẫn sữa” bị tắc nghẽn và huyết dịch tăng lên cản trở sự lưu thông của tuyến sữa. Đi kèm với đó là tình trạng sưng đầu vú, ngực đau tức, thậm chí còn có thể bị sốt. Đây là chính là hiện tượng tức sữa thường gặp ở các bà mẹ mới sinh con.
Nếu không xử lý đúng cách và xoa bóp nhẹ nhàng kịp thời, bà mẹ có thể bị viêm tuyến vú và không thể cho con bú.
Hãy xem 8 sự thật bất ngờ về sữa mẹ, có thể bạn chưa biết đâu