3 dấu hiệu cho thấy bạn mắc sai lầm khi dạy con
Nếu có 1 trong những dấu hiệu dưới đây, bạn sẽ phải xem lại cách dạy con của mình đấy!
Nuông chiều thái quá
Dấu hiệu
- Bé khóc lóc đòi đồ chơi mới, dù không đồng ý, cuối cùng, bạn cũng quyết định mua vì thương bé.
- Bạn cảm thấy có lỗi vì 10 phút trước đã cấm bé ăn bánh ngọt. Sau đó, bạn muốn “xin lỗi” bé bằng cách mở tủ lấy bánh và năn nỉ bé ăn.
- Thiếu tính kiên định: Bạn đã đề ra quy tắc, bé phải rửa tay bằng xà phòng thật sạch sẽ trước mỗi bữa cơm. Tuy nhiên, ngày hôm sau, bé kêu mệt, bạn sẵn sàng mang khăn mặt ướt đến tận nơi, lau tay cho bé. Những ngày tiếp theo, bạn vẫn lặp lại hành vi chăm sóc này vì sợ bé bị mệt nếu phải đi rửa tay.
- Tận tình giúp đỡ bé: Bạn luôn luôn ở bên cạnh khi bé vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi. Bé không tự mình mặc được quần áo hoặc bị ngã khi đi xe đạp, bạn kịp thời can thiệp và tự hứa rằng “Không bao giờ được để bé tự làm việc gì”.
- Sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của bé dù bạn không có khả năng: Bé muốn sở hữu món đồ chơi như của một người bạn hàng xóm, bạn lập tức hỏi thông tin và lặn lội tìm mua cho bé (mặc dù món đồ chơi này khá tốn kém so với khả năng kinh tế nhà bạn). Tuy nhiên, bạn lại tự trấn an mình rằng: “Bạn sẽ cố gắng ‘hy sinh’ mọi thứ cốt sao bé luôn được bằng bạn bằng bè”.
- Khi bố hoặc người thân khác trong gia đình mắng bé, bạn kiên quyết bảo vệ bé dù biết bé đã có lỗi.
- Bạn không bao giờ để bé phải nói lời xin lỗi cha mẹ trong bất kỳ trường hợp nào. Ngược lại, bạn thường xuyên xuống nước, dỗ dành mỗi lần bé giận dỗi.
Tác hại
- Nếu quá yêu chiều, phần lớn bé sẽ hình thành thói quen nũng nịu, thích ỷ lại vào cha mẹ.
- Bé thích nói năng (hoặc có những hành vi) bừa bãi.
- Bé không tự mình phân biệt được đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai. Bé luôn tỏ ra kênh kiệu, cho mình là “trung tâm của vũ trụ” và buộc mọi người xung quanh phải đáp ứng đòi hỏi.
- Bé trở nên thiếu kiên nhẫn và dễ nản chí. Bé không muốn mình phải cố gắng hoàn thành công việc vì đã có cha mẹ luôn ở bên giúp đỡ.
Ảnh minh họa.
Quá nghiêm khắc với bé
Dấu hiệu
- Bạn luôn luôn ra lệnh với bé. Nếu bé chậm chạp trong việc thu dọn đồ chơi, bạn sẵn sàng dùng bất cứ vật dụng nào ở xung quanh để đánh đòn bé.
- Không bao giờ cho bé được “có ý kiến”. Khi bé có thái độ phản hồi, bạn quy kết cho bé thái độ chống đối và mạnh tay trừng trị bé.
- Bạn cho rằng, mình sinh ra bé nên tất nhiên mình có quyền giáo dục bé theo cách riêng mà không ai được phép can thiệp.
- Bạn rất nỏng nảy: Khi bé khóc, bạn chỉ tay vào mặt và yêu cầu bé ngừng khóc.
- Bé rất sợ bạn. Chỉ cần nghe thấy tiếng bạn từ ngoài cửa, bé đã lập tức đứng dậy thu dọn đồ chơi và ngồi ngoan trên ghế.
- Bạn không bao giờ thông cảm với những sai sót của bé. Bé chậm chạp hoặc lóng ngóng khi làm việc gì đó, bạn đã nhanh chóng quát tháo.
Tác hại
- Nếu quá nghiêm khắc, bé sẽ trở nên căng thẳng, khiếp sợ và thường lảng tránh cha mẹ.
- Bé có xu hướng nhút nhát, ít tự tin vào bản thân mình. Bé tin rằng, mình luôn làm sai và sớm muộn gì cũng bị cha mẹ phạt.
- Bé thích nói dối để đối phó với bạn.
Quá thờ ơ với bé
Dấu hiệu
- Bạn giao toàn quyền chăm sóc bé cho ông bà hoặc người giúp việc. Bởi vì mối quan tâm lớn nhất với bạn là sự nghiệp.
- Khi bé muốn lại gần, bạn xua tay bảo “Mẹ đang bận lắm, con ra kia chơi đi”.
- Bạn chỉ hôn khi bé ngủ và cho rằng “Mình làm như vậy là yêu con rồi”.
- Bạn cho rằng, bé có thể thông cảm cho việc bận bịu thường xuyên của cha mẹ.
Tác hại
- Bé mong muốn tìm kiếm sự yêu thương của người thân khác, không phải cha mẹ.
- Bé lạnh nhạt, xa cách với cha mẹ.
- Bé có tính cách lạnh lùng, thờ ơ với mọi thứ xung quanh.
Dấu hiệu
- Bé khóc lóc đòi đồ chơi mới, dù không đồng ý, cuối cùng, bạn cũng quyết định mua vì thương bé.
- Bạn cảm thấy có lỗi vì 10 phút trước đã cấm bé ăn bánh ngọt. Sau đó, bạn muốn “xin lỗi” bé bằng cách mở tủ lấy bánh và năn nỉ bé ăn.
- Thiếu tính kiên định: Bạn đã đề ra quy tắc, bé phải rửa tay bằng xà phòng thật sạch sẽ trước mỗi bữa cơm. Tuy nhiên, ngày hôm sau, bé kêu mệt, bạn sẵn sàng mang khăn mặt ướt đến tận nơi, lau tay cho bé. Những ngày tiếp theo, bạn vẫn lặp lại hành vi chăm sóc này vì sợ bé bị mệt nếu phải đi rửa tay.
- Tận tình giúp đỡ bé: Bạn luôn luôn ở bên cạnh khi bé vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi. Bé không tự mình mặc được quần áo hoặc bị ngã khi đi xe đạp, bạn kịp thời can thiệp và tự hứa rằng “Không bao giờ được để bé tự làm việc gì”.
- Sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của bé dù bạn không có khả năng: Bé muốn sở hữu món đồ chơi như của một người bạn hàng xóm, bạn lập tức hỏi thông tin và lặn lội tìm mua cho bé (mặc dù món đồ chơi này khá tốn kém so với khả năng kinh tế nhà bạn). Tuy nhiên, bạn lại tự trấn an mình rằng: “Bạn sẽ cố gắng ‘hy sinh’ mọi thứ cốt sao bé luôn được bằng bạn bằng bè”.
- Khi bố hoặc người thân khác trong gia đình mắng bé, bạn kiên quyết bảo vệ bé dù biết bé đã có lỗi.
- Bạn không bao giờ để bé phải nói lời xin lỗi cha mẹ trong bất kỳ trường hợp nào. Ngược lại, bạn thường xuyên xuống nước, dỗ dành mỗi lần bé giận dỗi.
Tác hại
- Nếu quá yêu chiều, phần lớn bé sẽ hình thành thói quen nũng nịu, thích ỷ lại vào cha mẹ.
- Bé thích nói năng (hoặc có những hành vi) bừa bãi.
- Bé không tự mình phân biệt được đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai. Bé luôn tỏ ra kênh kiệu, cho mình là “trung tâm của vũ trụ” và buộc mọi người xung quanh phải đáp ứng đòi hỏi.
- Bé trở nên thiếu kiên nhẫn và dễ nản chí. Bé không muốn mình phải cố gắng hoàn thành công việc vì đã có cha mẹ luôn ở bên giúp đỡ.
Ảnh minh họa.
Quá nghiêm khắc với bé
Dấu hiệu
- Bạn luôn luôn ra lệnh với bé. Nếu bé chậm chạp trong việc thu dọn đồ chơi, bạn sẵn sàng dùng bất cứ vật dụng nào ở xung quanh để đánh đòn bé.
- Không bao giờ cho bé được “có ý kiến”. Khi bé có thái độ phản hồi, bạn quy kết cho bé thái độ chống đối và mạnh tay trừng trị bé.
- Bạn cho rằng, mình sinh ra bé nên tất nhiên mình có quyền giáo dục bé theo cách riêng mà không ai được phép can thiệp.
- Bạn rất nỏng nảy: Khi bé khóc, bạn chỉ tay vào mặt và yêu cầu bé ngừng khóc.
- Bé rất sợ bạn. Chỉ cần nghe thấy tiếng bạn từ ngoài cửa, bé đã lập tức đứng dậy thu dọn đồ chơi và ngồi ngoan trên ghế.
- Bạn không bao giờ thông cảm với những sai sót của bé. Bé chậm chạp hoặc lóng ngóng khi làm việc gì đó, bạn đã nhanh chóng quát tháo.
Tác hại
- Nếu quá nghiêm khắc, bé sẽ trở nên căng thẳng, khiếp sợ và thường lảng tránh cha mẹ.
- Bé có xu hướng nhút nhát, ít tự tin vào bản thân mình. Bé tin rằng, mình luôn làm sai và sớm muộn gì cũng bị cha mẹ phạt.
- Bé thích nói dối để đối phó với bạn.
Quá thờ ơ với bé
Dấu hiệu
- Bạn giao toàn quyền chăm sóc bé cho ông bà hoặc người giúp việc. Bởi vì mối quan tâm lớn nhất với bạn là sự nghiệp.
- Khi bé muốn lại gần, bạn xua tay bảo “Mẹ đang bận lắm, con ra kia chơi đi”.
- Bạn chỉ hôn khi bé ngủ và cho rằng “Mình làm như vậy là yêu con rồi”.
- Bạn cho rằng, bé có thể thông cảm cho việc bận bịu thường xuyên của cha mẹ.
Tác hại
- Bé mong muốn tìm kiếm sự yêu thương của người thân khác, không phải cha mẹ.
- Bé lạnh nhạt, xa cách với cha mẹ.
- Bé có tính cách lạnh lùng, thờ ơ với mọi thứ xung quanh.