4 thay đổi sau sinh các mẹ không nên coi thường

Hà Quy,
Chia sẻ

Đau núm vú, đau lưng, hông... là những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ lại xem nhẹ và lơ là những triệu chứng này. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả lâu dài về sau.

Thời kì hậu sản là một thời kì kinh hoàng xét về mặt thể chất nhưng lại không kéo dài quá lâu. Đó là thời kì phục hồi mạnh mẽ của cơ thể mẹ sau quá trình gian nan nuôi dưỡng thai nhi trong bụng và sau đó là quá trình nuôi dưỡng trẻ, giúp trẻ làm quen với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Kể cả là sinh mổ hay sinh thường, thai phụ vẫn sẽ cảm thấy run trong một vài ngày hoặc vài tuần sau sinh và cũng có thể bị rụng tóc. Các bà mẹ cũng có thể phải trải qua một số triệu chứng như nám da và mồ hôi đêm...

Những triệu chứng này sẽ biến mất sau khoảng thời gian tĩnh dưỡng. Tuy nhiên, không ít các bà mẹ bị hành hạ bởi những cơn đau kéo dài. Các chuyên gia về các cơn đau cho rằng phụ nữ thường có xu hướng chịu đựng những cơn đau đó trong một thời gian dài hơn là chữa trị ngay lập tức.

Theo bà Jessica McKinney - Giám đốc Trung tâm chuyên về xương chậu và sức khỏe phụ nữ với phương pháp vật lí trị liệu Marathon cho biết: “Sau khi sinh em bé xong là cơ thể bạn đang ở trong giai đoạn hậu sản”.

Nếu gặp một trong các biểu hiện dưới đây, các bà mẹ nên báo với các bác sĩ chăm sóc trong lần thăm khám tiêu chuẩn sáu tuần sau sinh. Bà cũng cho rằng "không bao giờ là quá muộn khi yêu cầu được trợ giúp khi gặp phải những trường hợp dưới đây".
 
Đau núm vú

4 thay đổi sau sinh chị em không nên xem nhẹ

Hầu hết các chuyên gia cho rằng đau núm vú là những triệu chứng đặc trưng mà phụ nữ phải trải qua trong vài ngày đầu khi bắt đầu cho con bú. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài quá mức bình thường thì bạn không nên xem nhẹ. Tiến sĩ Mary Rosser – bác sĩ khoa sản với hệ thống chăm sóc sức khỏe Montefiore (Mỹ) cho biết: “Các núm vú có thể bị chai sần vì chúng rất nhạy cảm và đương nhiên sản phụ không nên chịu đựng những cơn đau quá sức như vậy. Nếu núm vú có dấu hiệu nứt ra và chảy máu, bạn cần phải đến gặp bác sĩ”.

Bà Rosser cũng khuyến khích các bà mẹ nên nói chuyện với các chuyên gia có chuyên môn về việc cho con bú - những người có khả năng giúp được thai phụ trên cả hai phương diện: tìm ra nguyên nhân của cơn đau và giúp các bà mẹ chăm sóc vết thương cũng như có cách để hạn chế các cơn đau.

Bệnh trĩ

Trĩ là hội chứng các tĩnh mạch ở hậu môn sưng phồng lên và gây đau đớn. Bà Rosser cho biết: “Bệnh trĩ có thể được nhận biết qua triệu chứng như chảy máy đỏ tươi”. Theo kinh nghiệm của bà, rất nhiều phụ nữ nghĩ rằng họ chỉ cần chịu đựng những cơn đau và ngứa ngáy  là hết nhưng thực tế họ có thể thực hiện một số thao tác nhằm giảm thiểu những cơn đau đó. Đối với những người mới bị, ngồi trong bồn ấm (hoặc sử dụng bồn tắm ngồi), giữ cho bồn sạch sẽ và khô thoáng. Bà cũng khuyến khích nên ngâm nước và tuân theo chế độ ăn uống nhiều chất xơ do đó dạ dày sẽ không phải hoạt động quá nhiều và không làm tăng cơn đau.

Tiến sĩ Rosser cũng đưa ra lời khuyên rằng thai phụ nên trao đổi với bác sĩ ngay nếu trĩ không khỏi dứt điểm sau lần thăm khám hậu sinh đầu tiên. Phẫu thuật cắt bỏ trĩ cũng là một phương án nhưng chỉ nên áp dụng đối với những phụ nữ đã hoàn thành việc sinh nở vì trĩ có thể tái phát trong lần mang thai và sinh nở tiếp theo.
 
Đau lưng, hông và vùng chậu

4 thay đổi sau sinh chị em không nên xem nhẹ

Bà McKinney cho biết: “Trọng lượng của cơ thể được dồn xuống các khớp xương khi chúng ta đi bộ”. Cùng với tất cả những thay đổi về mặt thể chất khi mang thai, quá trình đó có thể khiến thai phụ cảm thấy khó chịu do đó ảnh hưởng tới sự liên kết của các khớp cũng như chức năng tổng thể của các cơ. Đây là nguyên nhân làm gia tăng những cơn đau nhức. Đôi khi chúng ta chủ quan với những thay đổi nhỏ nhưng có khi đó là những thay đổi cần điều trị. Mọi cơn đau đều có nguyên do của nó vậy nên đừng chủ quan.

Rất nhiều sản phụ phải trải qua những cơn đau kéo dài ở vùng hông, lưng dưới và vành xương chậu. Phương pháp vật lí trị liệu có thể làm giảm các cơn đau bằng các bài tập và những điều chỉnh đơn giản trong cách đi và ngồi của sản phụ sẽ có tác dụng lâu dài trong việc chữa lành cơ thể. Bà cũng khẳng định rằng: “Mang thai là một chu trình tự nhiên không thể bàn cãi nhưng nó cũng có liên quan về mặt thể chất vì thế phụ nữ sau sinh cần có được sự hỗ trợ cần thiết để có thể khỏe mạnh và hồi phục nhanh chóng”.
 
"Xả hơi" không kiểm soát

Bác sĩ McKinney giải thích: "Nhiều người cho rằng “xả hơi” là vấn đề bình thường nhưng thực tế đó là triệu chứng do đường tiết niệu và đường ruột bị hở. Số lần “thoát khí” càng cao thì khả năng các vết hở tự lành càng lớn”.

Các bài luyện tập có thể giúp ích cho việc chữa trị vì thế phụ nữ sau sinh cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn thì nên tham khảo ý kiến các chuyên gia để tiến hành phẫu thuật.
                                                                                                                                       
 (Nguồn: Babble)
Chia sẻ