BÀI GỐC Chồng tôi là một bợm nhậu

Chồng tôi là một bợm nhậu

(aFamily)- Trong lúc con sốt phải đi cấp cứu, em càng chờ anh về đưa con đi viện thì anh càng biệt tăm...

10 Chia sẻ

Kinh nghiệm "dạy dỗ" ông chồng bợm nhậu

,
Chia sẻ

(aFamily)- Đừng quên đàn ông không thích nghe vợ lải nhải bên tai. Lời khuyên càng súc tích, thâm thúy, các ông càng ngấm.

Chào chị Oanh!

Đàn ông thường đưa ra lý lẽ: “Nam vô tửu như kỳ vô phong” để biện minh cho việc nhậu. Uống vài cốc bia với bạn bè hoặc nhâm nhi ly rượu  khi đi dự tiệc, giao tiếp… là chuyện thường ngày của quý họ và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều ghét cay, ghét đắng những ông chồng say xỉn. Không ít người xin ly hôn vì chồng “quắc cần câu” suốt ngày.

Làm vợ tốt của ông chồng tỉnh táo đã khó nói chi đến ông chồng bợm nhậu. Dù muốn hay không muốn thì phụ nữ chúng ta vẫn phải chấp nhận và chịu đựng vì đơn giản đó là chồng mình. Cách tốt nhất là học cách chữa trị thói xấu của chồng. Bợm nhậu thì nhiều nhưng vợ giỏi dạy chồng lại thiếu. Chị thử đọc qua câu chuyện của tôi xem có giúp ích được gì không nhé.

Chiều thứ bảy nào chồng tôi cũng đi nhậu nhẹt với đồng nghiệp. Chủ nhật, đôi khi bạn bè lại rủ anh ra quán “hội họp, giải sầu”. Lúc mới cưới, tôi thường hay giận và tủi thân khi phải ở nhà một mình vào cuối tuần. Thế nhưng, lý lẽ của anh ấy nghe cũng chính đáng: “Anh là trưởng phòng, chẳng lẽ không đi với anh em?”. Khi còn là nhân viên, anh ấy bao biện: “Sếp mời, làm sao anh từ chối?”.

Giận hờn mãi cũng mất tác dụng, tôi đổi chiến thuật. Biết chồng sắp đi nhậu, tôi gieo vào bộ nhớ của anh ấy những lời ngọt ngào: “Đừng say quá anh nhé, tối em đợi…” hoặc “Em chỉ thích anh hơi say thôi, khi đó anh thật tuyệt vời”.

“Nhậu đâu cũng vậy, nhậu ở nhà… em vui”: Đây chỉ là một câu nói tếu, nhưng có thể xem là giải pháp tình thế nếu chúng ta không thể cấm chồng mình uống rượu. Một số phụ nữ quan niệm: “Cứ để chồng đi nhậu đỡ chướng mắt!”. Chủ trương sai lầm này sẽ vô tình tạo cho các ông thói quen la cà quán xá.
 
Vì vậy thỉnh thoảng, tôi dịu dàng một chút, để anh mời bạn về nhà “hội họp”. Ưu điểm của những cuộc nhậu tại nhà là anh ấy hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của tôi, không thể “tăng hai, tăng ba”. Tuy nhiên, tôi luôn nhắc chồng hạn chế uống rượu trước mặt con, nhất là con trai, vì điều này sẽ làm gương xấu cho bọn trẻ.

Một tật xấu chung của các ông khi uống rượu vào là lời ra. Nhiều lúc quá chén, chồng tôi nổi hứng nói năng lung tung. Ngày thường anh ấy rất điềm tĩnh. Rượu vào, “nút” kiềm chế bị vô hiệu hoá, biến anh thành một người khác.Tôi đã từng than thở với mẹ chồng, bà bảo tôi không nên “sửa lưng” chồng trước mặt bạn bè. Bị mất mặt, lại đang có hơi men, anh ấy có thể hành xử thô bạo.

Vì thế muốn dừng bữa tiệc, tôi “nháy” với một người còn tỉnh táo nhất bàn. Bạn cần nhớ rằng, khó ai có thể kết thúc được tiệc rượu, ngoại trừ chính những người trong bàn nhậu. Lúc anh ấy đang say: Người vợ khôn ngoan sẽ không góp ý, trách móc chồng vào lúc này, vì lý trí của anh ấy đang bị “ma men” khống chế. Các ông chồng sẽ không hiểu được ý tốt của vợ mà chỉ nghĩ đó là những lời cay độc.

Hiểu điều đó nên tôi cố gắng không lớn tiếng, nặng lời, dù đôi khi rất giận vì phải dọn dẹp bãi chiến trường cho chồng. Những lúc ấy, tôi thường để ông xã ngủ một giấc. Khi anh tỉnh rượu, bài “thuyết giáo” của tôi đã sẵn sàng. Điều quan trọng là người vợ phải có lý lẽ thuyết phục để chồng dừng chuyện bia bọt. Tuy nhiên, đừng quên đàn ông không thích nghe vợ lải nhải bên tai. Lời khuyên càng súc tích, thâm thúy, các ông càng ngấm.

Biết chồng rất thương bố mẹ, cuối tuần, tôi lại nấu vài món ngon và mời ông bà sang chơi. Chiêu này không chỉ giúp cả nhà có dịp sum họp mà còn cắt một bữa nhậu của anh ấy. Hoặc lần khác, tôi lại tổ chức cho cả nhà đi dã ngoại. Lâu lâu, tôi vờ than mệt, nhờ anh ấy chở con đi chơi cuối tuần. Dường như anh ấy cũng hiểu ý vợ nên giảm bớt chuyện quán xá. Suy cho cùng, tất cả những gì tôi làm cũng chỉ vì sức khoẻ của chồng và hạnh phúc gia đình mà thôi.

Chúc chị Oanh sớm đưa chồng về quỹ đạo!

Chia sẻ