BÀI GỐC Chồng ơi, hãy tha thứ cho em vì câu “nhỡ miệng”

Chồng ơi, hãy tha thứ cho em vì câu “nhỡ miệng”

(aFamily)- Không biết các anh đàn ông khác thế nào, chứ chồng tôi thì rất thích được khen trong “chuyện ấy”. Vậy mà có lần tôi lại nói đùa chê anh.

8 Chia sẻ

Bệnh "nhai lại" sai lầm cũ - Kẻ thù của hôn nhân

,
Chia sẻ

(aFamily)- “Nhai lại” lỗi lầm của mỗi người trong cư xử chồng vợ thực sự là kẻ thù của hôn nhân hạnh phúc. Cá nhân người viết bài này thẩm thấu quá rõ điều đó.

Gửi những người chồng, người vợ trong gia đình.

Ngày xưa, khi còn nhỏ, sống với bố mẹ, chúng ta chắc từng chứng kiến cảnh bố mẹ giận nhau, mâu thuẫn gia đình xảy ra. Những đứa con chưa biết gì cũng nó nỗi khổ riêng, đứa biết rồi có khi lấy đó làm buồn chán, lo lắng. Bản thân tôi ngày bé cũng thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ to tiếng với nhau.
 
Mẹ tôi, một người đàn bà hiền lành, phải chịu nhiều đè nén của chồng. Suốt cuộc đời mẹ, tôi thấu hiểu sự nhẫn nhịn to lớn của bà. Dẫu biết bất công nhưng cha mẹ tôi vẫn thuộc thế hệ cổ, trong tiềm thức vẫn mang nặng những lề lói phong kiến. Bởi thế, tuy không có sóng to gió lớn song cuộc sống gia đình tôi thực sự không được hạnh phúc lắm.

Một điều tôi không hài lòng ở cha tôi là ông rất hay gợi lại chuyện cũ. Những sai sót người khác mắc phải, bao giờ cha tôi cũng lấy đó làm vũ khí cho mình. Trong bất kỳ mâu thuẫn nào, sớm muộn cha tôi cũng lôi ra chuyện cũ để tróc tội vợ con. Ông rất gia trưởng, bắt vợ con phải im lặng lắng nghe. Nếu cũng kể lại chuyện cũ của ông, nhất định sẽ bị ông đuổi ra đường.

Tuổi thơ đã vậy, lúc lập gia đình, tôi luôn ý thức được một điều tôi chiêm nghiệm ở bố tôi. Không bao giờ nói lại những gì từng là lỗi lầm của vợ. Tôi khác hẳn bố tôi ở điểm đó. Nhưng một lần nữa, may mắn vẫn không chịu tìm đến, tôi lấy phải cô vợ có cái tính giống hệt bố chồng. Thích “nhai lại” lỗi lầm của người khác.

Một sai lầm trong cuộc đời tôi chính là đem tiền đi giúp một người bạn song không cho vợ biết. Khi bạn tôi vỡ nợ, lâm vào vòng lao lý, tôi chẳng còn cách nào lấy lại số tiền lớn đó. Nhưng chỉ một phút mông muội ấy, tôi đã ý thức được vấn đề và nhận tất mọi lỗi lầm với vợ. Cô ấy chấp nhận tha thứ cho tôi nhưng…

Dù tôi làm tất cả những gì có thể để khôi phục lại kinh tế, mọi chuyện sau đó đều bàn bạc với vợ chu toàn, không bao giờ quyết định việc gì mà không tham khảo ý kiến vợ. Nỗ lực của tôi, thành ý của tôi như vậy mà vợ lại không công nhận, không biết trân trọng.

Mỗi khi có điều gì không hài lòng, sớm muộn cô ấy lại lôi điểm yếu của tôi, lôi số tiền tôi mất vẫn chưa hết đau xót đem ra “nhai lại” như cố tình xát thêm muối vào nỗi đau của tôi. Thử hỏi mọi người, nếu ở địa vị tôi, mọi người có buồn, có bức xúc không? Lời nói đi thì nhẹ, lời nói lại mới nặng. Vợ tôi không hiểu hay cố tình không hiểu?

Tôi tự hỏi, đấy chỉ là vấn đề tiền nong và cũng qua đã lâu. Số tiền ấy chủ yếu tôi kiếm được và vợ không dính dáng đến. Thôi thì của chồng công vợ, cô ấy xót, tôi cũng xót, có cần thiết phải gợi lại một lỗi lầm quá cũ kỹ khi người sai đã biết lỗi và thành tâm muốn sửa sai?

Nếu như tôi làm một việc gì xúc phạm tới vợ, liệu vợ tôi sẽ thế nào hay vẫn lặp lại điệp khúc “nhai lại” đó. Tôi từng kể cho vợ nghe những gì về bố tôi như để cô ấy hiểu rằng “con giun xéo mãi cung quằn”. Tôi không phải kiểu đàn ông sợ vợ, vợ bảo gì làm ấy. Tôi chỉ tôn trọng vợ nhưng mong vợ đừng đi quá giới hạn sự tôn trọng của tôi.

Nếu biết một tật xấu, có thể sửa được mà không sửa sẽ dẫn đến hậu quả không tốt thì vô cùng đáng trách. “Nhai lại” lỗi lầm của mỗi người trong cư xử chồng vợ thực sự là kẻ thù của hôn nhân hạnh phúc. Cá nhân người viết bài này thẩm thấu quá rõ điều đó. Mong viết ra bài tâm sự này để cùng những người đang có gia đình ý thức hơn điều này.                                                                            

 

Chia sẻ