Vượt qua trầm cảm sau sinh nhờ chia sẻ của các bà mẹ khác

Phan Hường,
Chia sẻ

Khi được chia sẻ, tôi cảm thấy việc mình trải qua trầm cảm sau sinh không kinh khủng như mình từng nghĩ. Và tôi đã từng bước vượt qua được.

Robin là một bà mẹ Mỹ. Con gái mới sinh của Robin được chẩn đoán mắc bệnh tim nghiêm trọng. Chồng cô bận bịu với công việc, gia đình hai bên lại không ở gần, chỉ còn lại Robin một mình vừa chăm sóc con trai lớn mới chập chững biết đi và con gái mới sinh và các cuộc hẹn đến gặp bác sỹ liên tục. Cùng lúc đó một người bạn thân của cô qua đời khi con gái mới ba tháng tuổi. Những "cú giáng" đó là nguyên nhân chủ yếu khiến cô rơi vào trầm cảm sau sinh.

Dưới đây là những chia sẻ của bà mẹ trẻ về cách cô đã vượt qua trầm cảm sau sinh được đăng trên trang Pacific Post Partum - trang chuyên hỗ trợ các bà mẹ trong hành trình vượt qua trầm cảm sau sinh.

Robin và câu chuyện về cách mà cô vượt qua giai đoạn trầm cảm sau sinh.

"Tôi nhận ra mình thậm chí không thể làm những việc hàng ngày như thức dậy và chăm sóc bản thân và việc chăm sóc cho con đã trở thành thách thức đối với tôi. Tôi không dám ngủ vì tôi sợ, tôi phải liên tục kiểm tra để chắc chắn là con gái Moira của tôi vẫn ổn và trái tim của con bé vẫn hoạt động bình thường.

Tôi biết rằng tôi đang trải qua giai đoạn trầm cảm sau sinh vì trước đó tôi đã từng bị. Tôi đã phải vật lộn với căn bệnh trầm cảm khi còn là một thiếu niên.

Tôi cho rằng những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng chỉ xuất hiện thoáng qua trong tâm trí của người mẹ và có thể biến mất ngay lập tức. Tôi nghĩ rằng rất nhiều người trước khi sinh cũng đã có những nhận thức nhất định về những suy nghĩ tiêu cực này. Ví dụ, như bản thân tôi, trước khi có con, khi lái xe trên đường và luôn tưởng tượng mình sẽ bị tan nạn và luôn thấy lo lắng sợ hãi.

Những suy nghĩ tiêu cực của tôi đều liên quan đến tôi và con gái. Tôi cảm thấy lo lắng về tình trạng sức khỏe của cô bé. Tôi chỉ sợ rằng một ngày cô bé không thể thở được nữa.

Sau đó đôi tôi cũng có những tư tưởng bạo lực đối với con trai của tôi. Chỉ là do tôi quá thất vọng và mệt mỏi. Tôi thực sự cảm thấy khó chịu và đáng sợ. Thật khó để có thể giãi bày với một ai về cảm giác ấy. Tôi lúc nào cũng sợ rằng ai đó có thể cướp mất những đứa con bé bỏng của tôi.

Nhờ có sự hỗ trợ của trung tâm Pacific Post Partum, tôi đã khá hơn rất nhiều. Trước đó, hàng ngày, tôi chỉ biết khóc mà chả làm được việc gì. Sau đó, tôi quyết định gọi điện đến trung tâm và nói cho họ biết những gì mà tôi đang gặp phải. Và đây cũng chính là lần đầu tiên, tôi chia sẻ với người khác về những suy nghĩ này.

Cùng với nhóm hỗ trợ, trong một vài tháng, tôi có thời gian ngồi và lắng nghe câu chuyện mà người phụ nữ khác chia sẻ. Câu chuyện của mỗi người là khác nhau, song tôi đều nhận thấy có một phần của mình bên trong những câu chuyện đó.
Khi nghe họ chia sẻ, tôi cảm thấy dường như những gì mà mình đang phải trải qua không kinh khủng như mình từng nghĩ. Và vào khoảnh khắc ấy, tôi cảm thấy tốt hơn.

Một điều chắc chắn và hữu ích trong cuộc hành trình này đó là tôi đã được nhìn thấy những người khác cũng trải qua những chuyện tương tự như tôi và họ đã làm rất tốt để vượt qua giai đoạn đó. Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Được gặp và chia sẻ với những người phụ nữ có cùng tâm trạng và thấy được sự thành công của họ trong việc vượt qua giai đoạn trầm cảm sau sinh, tôi thấy lạc quan hơn và tin rằng mình cũng sẽ làm được điều đó.

Afamily mở ra diễn đàn “Trầm cảm sau sinh – Đối diện và Vượt qua” với thông điệp “Lắng nghe – Chia sẻ và Thấu hiểu”. Đây sẽ là nơi các bà mẹ có thể cởi mở chia sẻ câu chuyện thật của mình khi đã trải qua hoặc đang nỗ lực tìm cách để vượt qua trầm cảm sau sinh.

Đó sẽ là những tiếng nói đầy thấu hiểu để giúp các bà mẹ khác đang trải qua những tháng ngày khủng khiếp này, là những tiếng nói để những người xung quanh hiểu rằng, các bà mẹ cần được lắng nghe và chia sẻ một cách thực sự trong giai đoạn nhạy cảm này. Hi vọng rằng, diễn đàn sẽ nhận được sự chia sẻ của các bà mẹ, nhận được sự quan tâm của các ông bố và được nhiều người lan tỏa.

Những câu chuyện và trải nghiệm về việc đối diện và vượt qua trầm cảm sau sinh của các mẹ, xin được gửi về email mevabe@afamily.vn. Chân thành cảm ơn.
Chia sẻ