Việc cha mẹ nên làm khi con từ 1 – 3 tuổi
(aFamily.vn) - Tùy theo sự phát triển thể chất và trí tuệ trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ mà việc cha mẹ nên làm lại khác nhau.
Chú ý đến phản ứng của con kịp thời
Độ tuổi áp dụng: Mới sinh
Mọi đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đều hy vọng được cha mẹ “công nhận” mình. Chính vì thế, bé khóc không chỉ vì đói hay tè dầm… mà lý do quan trọng là để thu hút sự chú ý của cha mẹ.
Vì vậy, ngay khi bé bắt đầu khóc, việc cha mẹ nên làm đầu tiên là phải thật quan tâm chú ý. Sau khi loại các nguyên nhân khiến bé không được thoải mái như đói, khát, bị nóng, bị lạnh, bị ướt… bạn nên dịu dàng nhìn vào mắt bé, vỗ về và mỉm cười với con.
Lập thời gian biểu phù hợp với con
Độ tuổi áp dụng: 3 – 6 tháng tuổi.
Việc cha mẹ nên làm thứ hai là lập cho bé một thời gian biểu khi con được khoảng 3 – 6 tháng tuổi. Rửa mặt, dỗ ngủ, thay tã và vệ sinh vùng kín thường là những công việc khá vất vả diễn ra hàng ngày khi chăm sóc một em bé. Nếu như những việc này được tạo thành thói quen vào giờ nhất định thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Mỗi ngày đều có thời gian biểu cụ thể sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn.
Vì vậy, dựa vào tính cách, sở thích của bé kết hợp với công việc, thói quen hàng ngày của cha mẹ, bạn nên lập cho bé thời gian biểu hàng ngày, quy định những việc như: giờ ăn sáng, đi ngủ, giờ đi chơi… Chú ý là không phải bé mà chính bạn mới là người cần thực hiện kiên trì thời gian biểu đã được đề ra.
Chuyển hướng sự chú ý của con
Độ tuổi áp dụng: 6 – 24 tháng tuổi
Khi bé bắt đầu biết bò và cầm nắm đồ vật, câu cửa miệng của cha mẹ đối với bé thường là: “Không được” hoặc “Dừng lại”. Hành vi của trẻ nhỏ ở giai đoạn này có thể khiến người lớn lo lắng và mệt mỏi nhưng đó chỉ là biểu hiện cho sự tò mò của bé đối với thế giới xung quanh mà thôi.
Nếu bé với tay hoặc cầm một đồ vật (không được phép) nào đó, bạn có thể gọi tên bé rồi lè lưỡi làm mặt cười hoặc gây ra âm thanh gây cười để bé chú ý vào bạn mà quên đi đồ vật đang muốn cầm. Đây là cách thức phù hợp khi không muốn bé làm một việc gì đó thay vì quát mắng, phê bình hành vi của bé.
Thường xuyên giải thích cho con
Độ tuổi áp dụng: 1 – 3 tuổi
Ở giai đoạn này trẻ nhỏ bắt đầu phân biệt được đúng – sai. Vì thế, khi hướng dẫn bé làm gì đó, bạn cần phải giải thích lý do để bé hiểu vì sao làm như thế lại tốt hơn.
Bạn không nên nói với bé là không được làm cái này, không được làm cái kia mà nên nói với nên làm như thế nào. Ví dụ, khi bé dùng bút vẽ lên tường, trước hết bạn cần giữ bình tĩnh để không hét lên với con: “Không được”, “Dừng ngay lại”; sau đó bạn sẽ nói với bé vẽ là rất tốt, rất hay nhưng không nên vẽ lên tường vì làm tường bị bẩn, nên vẽ lên giấy mới đúng; cuối cùng bạn đưa cho bé giấy trắng để bé được làm họa sỹ tí hon.
Độ tuổi áp dụng: Mới sinh
Mọi đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đều hy vọng được cha mẹ “công nhận” mình. Chính vì thế, bé khóc không chỉ vì đói hay tè dầm… mà lý do quan trọng là để thu hút sự chú ý của cha mẹ.
Vì vậy, ngay khi bé bắt đầu khóc, việc cha mẹ nên làm đầu tiên là phải thật quan tâm chú ý. Sau khi loại các nguyên nhân khiến bé không được thoải mái như đói, khát, bị nóng, bị lạnh, bị ướt… bạn nên dịu dàng nhìn vào mắt bé, vỗ về và mỉm cười với con.
Lập thời gian biểu phù hợp với con
Độ tuổi áp dụng: 3 – 6 tháng tuổi.
Việc cha mẹ nên làm thứ hai là lập cho bé một thời gian biểu khi con được khoảng 3 – 6 tháng tuổi. Rửa mặt, dỗ ngủ, thay tã và vệ sinh vùng kín thường là những công việc khá vất vả diễn ra hàng ngày khi chăm sóc một em bé. Nếu như những việc này được tạo thành thói quen vào giờ nhất định thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Mỗi ngày đều có thời gian biểu cụ thể sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn.
Vì vậy, dựa vào tính cách, sở thích của bé kết hợp với công việc, thói quen hàng ngày của cha mẹ, bạn nên lập cho bé thời gian biểu hàng ngày, quy định những việc như: giờ ăn sáng, đi ngủ, giờ đi chơi… Chú ý là không phải bé mà chính bạn mới là người cần thực hiện kiên trì thời gian biểu đã được đề ra.
(Ảnh minh họa)
Chuyển hướng sự chú ý của con
Độ tuổi áp dụng: 6 – 24 tháng tuổi
Khi bé bắt đầu biết bò và cầm nắm đồ vật, câu cửa miệng của cha mẹ đối với bé thường là: “Không được” hoặc “Dừng lại”. Hành vi của trẻ nhỏ ở giai đoạn này có thể khiến người lớn lo lắng và mệt mỏi nhưng đó chỉ là biểu hiện cho sự tò mò của bé đối với thế giới xung quanh mà thôi.
Nếu bé với tay hoặc cầm một đồ vật (không được phép) nào đó, bạn có thể gọi tên bé rồi lè lưỡi làm mặt cười hoặc gây ra âm thanh gây cười để bé chú ý vào bạn mà quên đi đồ vật đang muốn cầm. Đây là cách thức phù hợp khi không muốn bé làm một việc gì đó thay vì quát mắng, phê bình hành vi của bé.
Thường xuyên giải thích cho con
Độ tuổi áp dụng: 1 – 3 tuổi
Ở giai đoạn này trẻ nhỏ bắt đầu phân biệt được đúng – sai. Vì thế, khi hướng dẫn bé làm gì đó, bạn cần phải giải thích lý do để bé hiểu vì sao làm như thế lại tốt hơn.
Bạn không nên nói với bé là không được làm cái này, không được làm cái kia mà nên nói với nên làm như thế nào. Ví dụ, khi bé dùng bút vẽ lên tường, trước hết bạn cần giữ bình tĩnh để không hét lên với con: “Không được”, “Dừng ngay lại”; sau đó bạn sẽ nói với bé vẽ là rất tốt, rất hay nhưng không nên vẽ lên tường vì làm tường bị bẩn, nên vẽ lên giấy mới đúng; cuối cùng bạn đưa cho bé giấy trắng để bé được làm họa sỹ tí hon.
Nếu làm được những việc sau tức là cha mẹ đã tự mình làm một tấm gương sáng để con noi theo.