Vì sao cắt giảm calo vẫn không giảm được cân?

PV,
Chia sẻ

Nhiều người ăn kiêng nghiêm túc nhưng vẫn không giảm được cân. Thủ phạm có thể đến từ chính những thực phẩm quen thuộc tưởng như vô hại, nhưng lại âm thầm khiến bạn thèm ăn.

Mùa hè rực rỡ đã đến, kéo theo đó là "cuộc đua" siết cân để tự tin khoe dáng trên những bãi biển xanh biếc. Thế nhưng, không ít người đang vật lộn với kế hoạch giảm cân dù đã "nói không" với đồ ngọt và ăn uống điều độ. Lý do có thể nằm ở những "cái bẫy" thực phẩm quen thuộc mà bạn tưởng chừng vô hại, nhưng lại đang âm thầm phá vỡ mọi nỗ lực.

1. Tinh bột tinh luyện 

Vì sao cắt giảm calo vẫn không giảm được cân?- Ảnh 1.

Những món ăn như bánh mì trắng, bánh cuốn, bánh quy... từ lâu đã được xem là lựa chọn lý tưởng cho bữa sáng nhanh gọn. Thế nhưng, chúng lại chứa loại carbohydrate đơn giản, hấp thu nhanh và không còn chất xơ tự nhiên thành phần then chốt giúp ổn định đường huyết và tạo cảm giác no lâu.

Khi ăn những thực phẩm này, đường huyết trong cơ thể tăng nhanh, rồi sụt giảm đột ngột chỉ sau 1–2 giờ, dẫn đến cảm giác đói liên tục, khiến người ăn dễ rơi vào trạng thái ăn vặt không kiểm soát trong suốt ngày dài. Về lâu dài, đây là một trong những nguyên nhân âm thầm khiến cân nặng khó giảm và thậm chí có xu hướng tăng trở lại.

2. Thực phẩm chế biến sẵn chứa Glutamate:

Có mặt phổ biến trong các món ăn chế biến sẵn như mì gói, khoai tây chiên, xúc xích, nước sốt công nghiệp…, glutamate (thường gọi là bột ngọt) là chất điều vị giúp món ăn đậm đà và hấp dẫn hơn. Nhưng ít ai biết rằng glutamate cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng não kiểm soát cảm giác no.

Theo một nghiên cứu được công bố trên The Journal of Nutrition, việc tiêu thụ glutamate khiến tín hiệu "đã no" đến muộn hơn bình thường, khiến bạn có thể ăn vượt mức cần thiết mà không hề nhận ra. Hậu quả là lượng calo nạp vào tăng lên đến 30–40% so với khi ăn thực phẩm không chứa chất tăng vị này.

3. Nước ép trái cây lành mạnh nhưng không phù hợp để giảm cân

Vì sao cắt giảm calo vẫn không giảm được cân?- Ảnh 2.

Nhiều người lầm tưởng nước ép trái cây là biểu tượng của ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, dưới góc độ dinh dưỡng, nước ép dù tươi vẫn là sản phẩm đã bị loại bỏ phần lớn chất xơ tự nhiên trong trái cây. Điều này khiến đường fructose trong nước ép hấp thu rất nhanh vào máu, gây tăng hạ đường huyết nhanh chóng và kích hoạt cảm giác đói trở lại.

4. Đồ uống không calo

Các loại đồ uống gắn mác "không calo" hay "ăn kiêng" như nước ngọt zero, soda light, trà thảo mộc đóng chai  được ưa chuộng bởi tâm lý "uống thoải mái không lo béo". Tuy nhiên, nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng vị ngọt nhân tạo có thể làm giảm khả năng phân biệt calo thực giả trong não bộ.

Điều này khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái "lừa dối năng lượng" bạn uống vị ngọt nhưng không có calo thực, khiến cảm giác thèm ăn tăng cao khi vào bữa chính. Về lâu dài, điều này không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn làm rối loạn chuyển hóa glucose nguy cơ tiềm ẩn của bệnh tiểu đường loại 2.

Chia sẻ