Tưởng chỉ là cơn đau bụng sau sinh, sản phụ bất ngờ bị suy đa tạng, phải bỏ tử cung và cắt cụt tứ chi vì lỗi của bác sĩ
Câu chuyện buồn và vô cùng đáng tiếc của người phụ nữ này là lời cảnh báo cho các chị em nên vệ sinh sạch sẽ sau khi sinh con và không được lơ là trước bất kỳ dấu hiệu nào của cơ thể.
Sinh con là sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của mọi phụ nữ, thế nhưng đi kèm với sứ mệnh ấy là muôn vàn khó khăn, vất vả, thậm chí là phải hy sinh cả tính mạng. Trước, trong và sau khi sinh con cơ thể người mẹ bị thay đổi đột ngột dẫn đến sức khỏe không ổn định và đó là cơ hội cho những mối nguy hiểm tấn công. Chỉ cần lơ là hoặc coi nhẹ một dấu hiệu nhỏ nào đó, có thể bạn sẽ phải trả giá bằng cả tính mạng của mình hoặc không thì cũng để lại hậu quả đau đớn như trường hợp của người phụ nữ này!
Ngày 2/3/2017, chị Lindsey Hubley (33 tuổi), sống tại thành phố Halifax, thuộc Nova Scotia, Canada vào Trung tâm Y tế IWK để sinh con trai đầu lòng Myles. Ca sinh đã diễn ra thành công và không có bất cứ vấn đề gì xảy ra, cả hai đều "mẹ tròn con vuông" và được xuất viện ngay ngày hôm sau. Những tưởng sau đó sẽ là những tháng ngày hạnh phúc của Lindsey vì cô đã có một cậu con trai kháu khỉnh, vậy mà tai họa lại ập đến.
Cả hai mẹ con Lindsey đều khỏe mạnh sau ca vượt cạn.
Chỉ 2 ngày sau khi sinh, tức ngày 5/3, Lindsey có dấu hiệu đau bụng nên được người thân đưa trở lại bệnh viện. Thế nhưng, sau khi nghe Lindsey trình bày về tình trạng, bác sĩ lại không hề kiểm tra, khám kỹ càng mà chỉ đưa ra kết luận là cô bị táo bón và kê đơn rồi để cô về nhà.
Ngày hôm sau, Lindsey lại được người thân đưa vào Trung tâm Y tế IWK khi cô bị đau bụng dữ dội hơn, tay chân chuyển màu xanh xám, tím bầm. Lúc này bác sĩ mới phát hiện ra Lindsey đã bị sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng.
Cuối ngày hôm đó, bà mẹ này được chuẩn đoán bị viêm hoại tử (necrotizing fasciitis) hay còn gọi là "bệnh vi khuẩn ăn thịt người", vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và tiêu diệt mô mềm. Tình trạng của Lindsey rất nghiêm trọng, chúng gây ra các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu đến các chi nên tay chân của cô không thể giữ lại. Vì phát hiện quá muộn nên chỉ còn cách cắt bỏ các chi. Chưa dừng lại ở đó, Lindsey còn bị suy thận và phải cắt bỏ tử cung. Điều này đồng nghĩa với việc cô sẽ không thể có thêm con và phải phẫu thuật ghép thận trong tương lai. Cô cho rằng nếu như bác sĩ để tâm đến triệu chứng của cô ngay sau sinh thì có thể đã ngăn chặn được vi khuẩn lây lan.
Chỉ 3 ngày sau sinh, Lindsey đã phải đối mặt với tai họa khủng khiếp vì mất cả hai chân và hai bàn tay.
Ray Wagner, luật sư của Lindsey, nói với CTV News rằng Lindsey bị nhiễm trùng vì bác sĩ đã không cắt bỏ sạch sẽ nhau thai trong bụng cô. Bên cạnh đó, Lindsey bị rách tầng sinh môn cần phải khâu nhưng bác sĩ lại không thực hiện thao tác ấy. "Cô ấy rất may mắn đã sống sót", Wagner nói.
"Tôi vẫn không thể chấp nhận sự thật này. Có những ngày tôi tỉnh dậy, nhìn xuống tay chân mình và tự hỏi tại sao điều này lại xảy ra với tôi. Mọi thứ cứ như một cơn ác mộng vậy", Lindsey chia sẻ.
Cô và chồng đã làm thủ tục kiện Trung tâm Y tế IWK vì sự cẩu thả và sơ suất trong lúc đỡ đẻ và thiếu trách nhiệm khi bệnh nhân trình báo về dấu hiệu cơ thể.
Trường hợp của Lindsey Hubley như một ví dụ cụ thể về hậu quả của sự sơ suất của bác sĩ trong lúc đỡ đẻ cho sản phụ. Nghiên cứu được thực hiện bởi CDC phát hiện ra rằng ở Mỹ, mỗi năm có hơn 600 bà mẹ chết do nguyên nhân liên quan đến thai kỳ. Một con số đáng kinh ngạc hơn là 65.000 phụ nữ phải đối mặt với các biến chứng đe dọa tính mạng trong và sau khi sinh, giống như trường hợp của Lindsey.
Giờ đây mọi việc chăm sóc con trai đều phải phụ thuộc vào chồng, Lindsey thì không thể hoạt động như trước kia được nữa mà phải nhờ vào xe lăn.
Nhiễm khuẩn sau sinh xuất phát từ bộ phận sinh dục dễ xảy ra trong thời kỳ hậu sản (42 ngày sau đẻ) hoặc sau nạo hút thai. Những ca nhiễm khuẩn hậu sản đều rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong cho cả mẹ lẫn con.
Một số lời khuyên cho các sản phụ sau sinh để tránh bị nhiễm khuẩn gây hậu quả khó lường:
- Ngay sau khi sinh, nếu sản phụ thấy thấy các triệu chứng như sốt, ra máu hay ra sản dịch nhiều có mùi hôi thì nên lập tức đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.
- Để đề phòng nhiễm khuẩn sau sinh thì các sản phụ tuyệt đối phải giữ vệ sinh trong thời kỳ thai nghén, nhất là những ngày gần sinh thì lại càng phải vệ sinh cơ thể, vùng kín sạch sẽ. Hằng ngày, sản phụ phải rửa "vùng kín" bằng nước sạch, tuyệt đối không thụt rửa sâu bộ phận sinh dục.
Ảnh minh họa.
- Tuyệt đối không gần gũi, sinh hoạt vợ chồng sau khi mới sinh sức khỏe chưa hồi phục. Cho dù bạn thấy mình hồi phục tốt, thì cũng phải xem "vùng kín" đã "khỏe" lại hoàn toàn hay chưa.
- Thay quần lót thường xuyên để giữ vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng.
- Dùng băng gạc vô trùng để thấm dịch chảy ra từ âm đạo, giữ cho "vùng kín" luôn khô ráo. Không nên dùng các loại giấy cuộn thô nhám hay các loại khăn ướt có mùi thơm để làm việc này. Các hóa chất tạo mùi thơm dễ gây ảnh hưởng đến vùng sinh dục của bạn. Tránh đi lại nhiều, tránh vận động sớm suốt giai đoạn 1 tháng sau sinh.
- Quần áo, chăn ga gối đệm cũng như các vật dụng đều cần thiết phải thay đổi thường xuyên, giặt phơi kỹ lưỡng.
- Thay quần lót thường xuyên để giữ cho vùng sinh dục khô ráo cũng là việc sản phụ nên làm. Nếu thấy sản dịch đổi màu, có mùi hôi, đau rát, sưng tấy hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ.
(Nguồn: Cafemom)