Tiêm vắc-xin sởi, thủy đậu: các mẹ "mất bò mới lo làm chuồng"
Muốn con miễn nhiễm trước cách dịch bệnh, mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, vì đợi đến khi có dịch, có thể cơ thể đã nhiễm vi rút thì dù có chích ngừa vẫn sẽ khó phòng được bệnh.
Nước đến chân mới nhảy
Hiện nay do tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều bà mẹ mới cho con đi tiêm các loại vắc-xin phòng chống bệnh sởi, thủy đậu nhưng ở nhiều nơi vắc-xin lại “cháy hàng”.
Anh Thành Nam (Mai Động – Hai Bà Trưng) đưa con gái 24 tháng tuổi đi tiêm ngừa thủy đậu nhưng được thông báo loại vắc-xin này đã cạn. Anh đang rất hoang mang không biết khi nào thì vắc-xin này có trở lại, trong khi ở chỗ anh làm việc thấy các cha mẹ kháo nhau đã cho con đi tiêm phòng hết rồi.
Không chỉ có anh Nam mà rất nhiều phụ huynh khác tìm đến các dịch vụ tiêm chủng với mục đích như anh Nam, nhưng cũng đều phải ra về trong thất vọng vì vắc-xin đã hết hoàn toàn.
Cũng nằm trong diện đến đợt cho con đi tiêm chủng, chị Vui (Thanh Trì – Hoàng Mai) đưa con trai 18 tháng tuổi đi tiêm phòng mũi sởi nhắc lại. Chị không nghĩ đợt này điểm tiêm chủng dịch vụ lại đông đến thế. Mặc dù buổi sáng đưa con đi từ rất sớm nhưng chị cũng đành lấy số chờ để đầu giờ chiều đến tiêm. Trước đố mấy tháng chị cũng cho con đi tiêm viêm não Nhật Bản theo lịch hẹn của bác sĩ thì không phải chờ đợi vì ở điểm tiêm chủng chỉ có lác đác một số trẻ. “Mình không nghĩ đợt này lại có nhiều mẹ cho con đi tiêm như thế. Chắc mẹ nào cũng lo dịch bệnh nhiều nên có nhà đã kéo cả gia đình đi tiêm chủng”, chị Vui chia sẻ.
Lo ngại trước dịch bệnh đang hoành hành, nhiều mẹ mới đưa con đi tiêm phòng nhưng nhiều loại vắc-xin đã... cháy hàng. (Ảnh internet)
Khảo sát tại Trung Y tế dự phòng Hà Nội (72 Nguyễn Chí Thanh) mấy ngày nay cũng đông nghẹt người xếp hàng chờ đến lượt tiêm phòng cho trẻ. Theo đại diện của Trung tâm y tế dự phòng thì: “Khoảng nửa tháng nay, mỗi ngày có khoảng 400 trẻ tới tiêm phòng các loại vắc-xin, khoảng 50% số trẻ này là tiêm phòng sởi. Hiện Trung tâm đảm bảo đủ lượng vắc-xin sởi để cung cấp theo nhu cầu”.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số vắc-xin “cháy hàng” là do tâm lý của người dân, thấy các phương tiện truyền thông tuyên truyền dịch bệnh có những chuyển biến phức tạp mới đổ xô đi chích ngừa cho con. Nhưng thực tế, đợi đến khi dịch bệnh bùng phát mới đi chích ngừa là không hiệu quả, bởi tiêm phòng trước thì khả năng phòng bệnh mới cao. Còn đợi đến khi có dịch, có thể cơ thể đã nhiễm vi rút thì dù có chích ngừa vẫn sẽ khó phòng được bệnh.
Vắc-xin thủy đậu cháy hàng
Nói đến vắc-xin thủy đậu, tại hầu hết các điểm tiêm phòng dịch vụ tại Hà Nội hiện vẫn chưa có vắc-xin này dù nhu cầu tiêm phòng cho trẻ gia tăng do bệnh thủy đậu đang trên đà thành dịch. Tại Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế 35 Trần Bình, bảng thông báo “Hết vắc-xin thủy đậu” đặt ngay cửa phòng tiêm chủng.
Được biết do vắc-xin thủy đậu không nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia, mà mũi tiêm này khá đắt (loại Arilrix của Bỉ khoảng 400.000 đồng/ mũi tiêm, loại Okavax của Pháp khoảng 440.000 đồng/mũi) nên bình thường, nhiều trẻ bỏ tiêm mũi này và các Trung tâm cũng chỉ nhập về số lượng vừa phải. Trong thời gian gần đây dịch thủy đậu bùng phát nên nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng mới ồ ạt đưa con đi tiêm nên dẫn đến vắc-xin bị thiếu. Chỉ vì quá lo lắng sau nhiều sự cố tiêm phòng, nhiều bà mẹ đã không đưa con đi tiêm chủng khiến con bị nhiễm bệnh phải nhập viện, trong đó, nhiều cháu đã bị biến chứng.
Một chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng nhận định, người Việt Nam chưa có thói quen tiêm vắc-xin phòng bệnh. Vắc-xin ngừa thủy đậu lại được cung ứng theo đường tiêm dịch vụ nên các đơn vị nhập khẩu không muốn nhập nhiều, sợ không bán được. Vì thế, cứ mỗi khi có dịch nhiều người lại đổ xô đi tiêm, dẫn đến tình trạng thiếu vắc-xin. Chính vì thế muốn phòng bệnh cho con các mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm phòng đẩy đủ theo lịch tiêm chủng của Cục Y tế dự phòng chứ đừng để “Mất bò mới lo làm chuồng”.
Đưa trẻ đi tiêm chủng là một việc làm hết sức cần thiết của các bậc cha mẹ vì lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhằm để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau cho con em mình, tiêm ngừa giúp ngăn chặn được nhiều đại dịch bệnh nguy hiểm, chính việc tiêm phòng đã cứu sống hàng triệu triệu người trên thế giới.
Hiện nay do tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều bà mẹ mới cho con đi tiêm các loại vắc-xin phòng chống bệnh sởi, thủy đậu nhưng ở nhiều nơi vắc-xin lại “cháy hàng”.
Anh Thành Nam (Mai Động – Hai Bà Trưng) đưa con gái 24 tháng tuổi đi tiêm ngừa thủy đậu nhưng được thông báo loại vắc-xin này đã cạn. Anh đang rất hoang mang không biết khi nào thì vắc-xin này có trở lại, trong khi ở chỗ anh làm việc thấy các cha mẹ kháo nhau đã cho con đi tiêm phòng hết rồi.
Không chỉ có anh Nam mà rất nhiều phụ huynh khác tìm đến các dịch vụ tiêm chủng với mục đích như anh Nam, nhưng cũng đều phải ra về trong thất vọng vì vắc-xin đã hết hoàn toàn.
Cũng nằm trong diện đến đợt cho con đi tiêm chủng, chị Vui (Thanh Trì – Hoàng Mai) đưa con trai 18 tháng tuổi đi tiêm phòng mũi sởi nhắc lại. Chị không nghĩ đợt này điểm tiêm chủng dịch vụ lại đông đến thế. Mặc dù buổi sáng đưa con đi từ rất sớm nhưng chị cũng đành lấy số chờ để đầu giờ chiều đến tiêm. Trước đố mấy tháng chị cũng cho con đi tiêm viêm não Nhật Bản theo lịch hẹn của bác sĩ thì không phải chờ đợi vì ở điểm tiêm chủng chỉ có lác đác một số trẻ. “Mình không nghĩ đợt này lại có nhiều mẹ cho con đi tiêm như thế. Chắc mẹ nào cũng lo dịch bệnh nhiều nên có nhà đã kéo cả gia đình đi tiêm chủng”, chị Vui chia sẻ.
Lo ngại trước dịch bệnh đang hoành hành, nhiều mẹ mới đưa con đi tiêm phòng nhưng nhiều loại vắc-xin đã... cháy hàng. (Ảnh internet)
Khảo sát tại Trung Y tế dự phòng Hà Nội (72 Nguyễn Chí Thanh) mấy ngày nay cũng đông nghẹt người xếp hàng chờ đến lượt tiêm phòng cho trẻ. Theo đại diện của Trung tâm y tế dự phòng thì: “Khoảng nửa tháng nay, mỗi ngày có khoảng 400 trẻ tới tiêm phòng các loại vắc-xin, khoảng 50% số trẻ này là tiêm phòng sởi. Hiện Trung tâm đảm bảo đủ lượng vắc-xin sởi để cung cấp theo nhu cầu”.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số vắc-xin “cháy hàng” là do tâm lý của người dân, thấy các phương tiện truyền thông tuyên truyền dịch bệnh có những chuyển biến phức tạp mới đổ xô đi chích ngừa cho con. Nhưng thực tế, đợi đến khi dịch bệnh bùng phát mới đi chích ngừa là không hiệu quả, bởi tiêm phòng trước thì khả năng phòng bệnh mới cao. Còn đợi đến khi có dịch, có thể cơ thể đã nhiễm vi rút thì dù có chích ngừa vẫn sẽ khó phòng được bệnh.
Vắc-xin thủy đậu cháy hàng
Nói đến vắc-xin thủy đậu, tại hầu hết các điểm tiêm phòng dịch vụ tại Hà Nội hiện vẫn chưa có vắc-xin này dù nhu cầu tiêm phòng cho trẻ gia tăng do bệnh thủy đậu đang trên đà thành dịch. Tại Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế 35 Trần Bình, bảng thông báo “Hết vắc-xin thủy đậu” đặt ngay cửa phòng tiêm chủng.
Được biết do vắc-xin thủy đậu không nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia, mà mũi tiêm này khá đắt (loại Arilrix của Bỉ khoảng 400.000 đồng/ mũi tiêm, loại Okavax của Pháp khoảng 440.000 đồng/mũi) nên bình thường, nhiều trẻ bỏ tiêm mũi này và các Trung tâm cũng chỉ nhập về số lượng vừa phải. Trong thời gian gần đây dịch thủy đậu bùng phát nên nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng mới ồ ạt đưa con đi tiêm nên dẫn đến vắc-xin bị thiếu. Chỉ vì quá lo lắng sau nhiều sự cố tiêm phòng, nhiều bà mẹ đã không đưa con đi tiêm chủng khiến con bị nhiễm bệnh phải nhập viện, trong đó, nhiều cháu đã bị biến chứng.
Một chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng nhận định, người Việt Nam chưa có thói quen tiêm vắc-xin phòng bệnh. Vắc-xin ngừa thủy đậu lại được cung ứng theo đường tiêm dịch vụ nên các đơn vị nhập khẩu không muốn nhập nhiều, sợ không bán được. Vì thế, cứ mỗi khi có dịch nhiều người lại đổ xô đi tiêm, dẫn đến tình trạng thiếu vắc-xin. Chính vì thế muốn phòng bệnh cho con các mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm phòng đẩy đủ theo lịch tiêm chủng của Cục Y tế dự phòng chứ đừng để “Mất bò mới lo làm chuồng”.
Đưa trẻ đi tiêm chủng là một việc làm hết sức cần thiết của các bậc cha mẹ vì lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhằm để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau cho con em mình, tiêm ngừa giúp ngăn chặn được nhiều đại dịch bệnh nguy hiểm, chính việc tiêm phòng đã cứu sống hàng triệu triệu người trên thế giới.
14h ngày mai (22/4/2014), aFamily sẽ tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến: Dịch sởi 2014 - Cái nhìn toàn cảnh, với sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Lâm sàng nhiệt đới, Viện Dinh dưỡng, Bệnh viện đa khoa Vinmec... Ngay từ bây giờ, nếu có câu hỏi liên quan đến vấn đề "nóng" này, bạn có thể gửi câu hỏi về email: suckhoe@afamily.vn để được các bác sĩ giải đáp chi tiết. |