Tất cả những điều bạn cần biết về “tăng sắc tố da”
Những vết nám, tàn nhang gây mất thẩm mỹ sẽ không còn là nỗi lo nếu bạn làm theo những chỉ dẫn dưới đây.
Tình trạng da bị sẫm, thay đổi màu sắc ở một vùng hay toàn bộ cơ thể được gọi chung là tăng sắc tố da. Mọi lứa tuổi và mọi loại da khác nhau đều có thể xuất hiện triệu chứng cho thấy cơ thể đang mắc phải tình trạng này. Nhìn chung, tăng sắc tố da vô hại đối với một vài vùng trên cơ thể. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng đây là một hiện tượng không ẩn chứa nguy cơ nào đe dọa đến sức khỏe.
Dưới đây là thông tin chi tiết về những nguyên nhân gây nên tăng sắc tố da, liệu pháp điều trị và cách phòng chống và từ các chuyên gia trong ngành da liễu.
Nguyên nhân gây nên tăng sắc tố
Tác nhân gây nên hiện tượng biến đổi sắc tố da rất đa dạng và đến từ nhiều nguồn khác nhau. Việc nắm rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng làn da sẽ giúp cho việc chăm sóc, phục hồi và điều trị trở nên dễ theo dõi và thuận lợi.
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng: sắc tố melanin vốn có trách nhiệm bảo vệ da trước tác hại của tia cực tím. Tuy nhiên, nếu phải tiếp xúc với ánh nắng quá lâu, các tế bào da sẽ bị phá hủy, gây tăng melanin và làm tăng sắc tố.
- Thai kỳ: do sự thay đổi nội tiết tố và ảnh hưởng từ tác dụng phụ của việc điều trị bằng thuốc nội tiết trong thời kỳ mang thai, tình trạng nám da, hay các vết tàn nhang sẽ bắt đầu phát sinh.
- Viêm/tổn thương da: việc nhiễm trùng, tiếp xúc với các chất hóa học, bỏng hay chấn thương da có thể dẫn đến tăng sắc tố.
- Thuốc: sử dụng các loại thuốc chống động kinh, sốt rét hay hóa trị cũng là một nguyên nhân khả thi khiến sắc tố da thay đổi.
- Độ tuổi: khi càng lớn tuổi, chu trình sản xuất melanin càng dễ bị đình trệ, dẫn đến việc cơ thể không được việc phân bố sắc tố một cách đồng đều.
- Bẩm sinh: tăng sắc tố da có thể xuất hiện ngay từ lúc sinh ra hay sau vài tuần. Tình trạng này có thể biến mất theo thời gian, nhưng cũng có thể sẽ kéo dài vĩnh viễn.
Triệu chứng và chẩn đoán
Tăng sắc tố da có thể được phát hiện qua nhiều biểu hiện, điển hình là những dấu hiệu như da sẫm màu ở một hay toàn bộ vùng da trên cơ thể, bạch tạng, mảng da bất xứng trên mặt, nám hay mụn nhạy cảm.
Nếu nghi ngờ bản thân bị mắc chứng tăng sắc tố da, đừng quá lo lắng khi đến phòng khám bởi quá trình chuẩn đoán sẽ diễn ra đơn giản và dễ dàng. Thông thường, các bác sĩ da liễu sẽ sử dụng một hoặc nhiều phương thức như thăm khám lâm sàng, sinh thiết da và xét nghiệm máu để đưa ra những kết luận chính xác nhất về tình trạng của của bạn.
Điều trị tăng sắc tố da
Bởi quá điều trị tăng sắc tố da khá đặc thù, phụ thuộc đáng kể vào tình trạng da của mỗi người, vì vậy so với việc tự tìm cách điều trị, bạn nên nghe tư vấn bởi bác sĩ da liễu trước. Trước hết, các chuyên gia sẽ tìm nguyên nhân cụ thể, sau đó cung cấp và tư vấn những phương án điều trị thích hợp nhằm điều trị triệt để bệnh lý. Một vài cách thức điều trị phổ biến gồm có:
- Liệu pháp laser: loại bỏ các vết tăng sắc tố da bẩm sinh trên cơ thể.
- Sử dụng kem chống tăng sắc tố: làm hạn chế việc hình thành sắc tố melanin và được cân nhắc bởi bác sĩ điều trị.
- Lột da hóa học: loại bỏ lớp da chết chứa nhiều sắc tố melanin và kích thích tái tạo lớp da mới.
- Thuốc hydroquinone: thuốc có tác dụng làm sáng da, tuy nhiên bệnh nhân cần được kê toa bởi bác sĩ điều trị và nghiêm ngặt tuân theo chỉ dẫn.
- Kem chống nắng phổ rộng: giúp tăng cường bảo vệ làn da trước mọi tác động của tia cực tím.
Các biện pháp phòng ngừa
Trái ngược với việc điều trị phức tạp, bạn có thể phòng người chứng “tăng sắc tố” này một cách dễ dàng và hiệu quả bởi nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm:
- Sử dụng kem chống nắng có phổ rộng, chỉ số SPF cao (ít nhất từ 30 trở lên)
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng việc đội mũ, mang găng và mặc áo khoác ngoài.
- Hạn chế đi ra ngoài trong thời điểm tia cực tím hoạt động mạnh nhất (từ 10h đến 16h).
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và hạn chế tăng sắc tố (như bông cải xanh, đậu Hà lan, đu đủ, cà chua, khoai tây, hải sản).
- Duy trì thói quen chăm sóc da đúng cách (Làm sạch, dưỡng ẩm, chống nắng).