Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ

GiangC,
Chia sẻ

Quá trình chuyển đổi từ một trứng được thụ tinh thành một em bé với hình hài đầy đủ là chặng đường đầy cảm hứng. Dưới đây là những cột mốc lớn mà thai nhi trong bụng mẹ thường đạt được trong 3 tháng đầu.

Tuần thai thứ 3: Vào tuần thứ 3 của thai kỳ, trứng được thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào, gọi là túi phôi. Trong túi phôi này đã có chứa một bộ DNA đầy đủ của bạn và cha đứa trẻ. Bộ DNA đó sẽ quyết định giới tính, màu mắt và một số đặc điểm khác của em bé sau này.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ 1
Tuần thai thứ 4: Túi phôi đã phát triển thành phôi thai. Chỉ trong vòng 6 tuần tới, tất cả các bộ phận trên cơ thể của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển, thậm chí một số sẽ bắt đầu hoạt động, điển hình là trái tim của bé.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ 2
Tuần thai thứ 5: Ở tuần này, phôi thai phát triển với tốc độ chóng mặt. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ 3
Tuần thai thứ 6: Trái tim nhỏ dù mới chỉ bằng kích cỡ của 1 hạt vừng nhưng đã bắt đầu đập. Một số đặc điểm của khuôn mặt như mắt, lỗ mũi đang bắt đầu hình thành. Phôi thai đã phát triển hơn trước với kích thước khoảng 6.35mm và trông giống như một con nòng nọc. Trên thân của “chú nòng nọc” đã bắt đầu chồi ra những mầm bé xíu mà sau này sẽ thành chân và tay.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ 4
Tuần thai thứ 7: Ở tuần thai này, khi đi siêu âm, bác sỹ cũng đã có thể cho bạn biết một điều hết sức kì diệu, đó là: đã nghe thấy nhịp tim em bé trong bụng bạn đập.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ 5
Tuần thai thứ 8: Cánh tay và chân của bé đang phát triển, trên bàn tay cũng đã bắt đầu hình thành các ngón. Mũi và môi trên cũng dần xuất hiện. Đặc biệt, máu bắt đầu chảy trong hệ thống tuần hoàn sơ khai. Bé bắt đầu có một số cử động, tuy nhiên rất nhẹ nên bạn hầu như không cảm nhận được điều gì.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ 6
Tuần thai thứ 9: Tuần thai này là mốc phôi thai đã chính thức được gọi là bào thai thực sự. Mắt đã hoàn chỉnh nhưng vẫn nhắm nghiền. Bộ phận sinh dục của bé cũng đã được hình thành nhưng bác sỹ chưa thể phân biệt được giới tính thông qua siêu âm. Nếu bạn muốn biết chính xác thông tin này thì nó chỉ có thể được xác thực ở 3 tháng giữa thai kỳ.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ 7
Tuần thai thứ 10: Móng tay nhỏ bé hình thành trên các ngón tay, ngón chân. Tóc và lông tơ bắt đầu phát triển trên da. Chồi răng được hình thành, xương đang phát triển. Mí mắt của bé đã khép lại và sẽ nhắm cho đến tuần thứ 27 nhưng bé vẫn nghe được các hoạt động từ bên ngoài thông qua đôi tai đã hoàn chỉnh.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ 8
Tuần thai thứ 11: Sự phát triển đặc biệt nhất của bé trong tuần thai này là phản xạ. Bé đã có thể bắt đầu nuốt và đá chân. Ngón tay bé có thể bắt đầu xòe ra và nắm lại được, các ngón chân cụp lại, và miệng sẽ có cử động mút.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ 9
Tuần thai thứ 12: Ở tuần thai này, một đặc điểm đặc biệt chỉ duy nhất bé mới có đã hình thành: dấu vân tay đã hình thành trên các đầu ngón tay nhỏ xíu của bé. Đây là cột mốc quan trọng của 3 tháng đầu thai kỳ và cũng là lúc bạn nên có buổi thăm khám quan trọng đầu tiên với bác sĩ sản khoa.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ 10
Chia sẻ