Sinh thường ngôi mông - Thách thức nguy hiểm cho cả mẹ bầu và bác sĩ sản khoa và đây là hình ảnh thực tế nhất
Tuy sinh thường ngôi mông khá hiếm gặp nhưng nguy hiểm nó gây ra cho mẹ và bé lúc sinh nở thì không lường trước được.
Thai nhi thường xoay người và lăn lộn rất nhiều khi còn trong bụng mẹ, nhưng khi một vài tuần trước ngày sinh chúng sẽ chuyển sang tư thế chúc đầu xuống. Thế nhưng cũng có những trường hợp mà mông hoặc chân sẽ ra trước, đây được gọi là sinh thường ngôi ngược hoặc ngôi mông. Tỷ lệ sinh thường ngôi ngược khá thấp, xảy ra với tỉ lệ 1 trên 25 trường hợp mang thai.
Nguyên nhân gây ra tình trạng sinh thường ngôi mông:
Hình ảnh một số dạng ngôi mông mẹ bầu có thể gặp phải
Hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này nhưng theo như Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ thì có thể là do các lý do sau:
- Nếu các mẹ đã từng sinh thường ngôi mông trước đó.
- Nếu mang thai nhiều lần.
- Nếu các mẹ có tiền sử sinh non.
- Nếu tử cung chứa quá ít hoặc quá nhiều nước ối.
- Nếu tử cung có hình dạng bất thường hoặc gặp các vấn đề khác như u xơ.
Hình ảnh mô phỏng 1 ca sinh thường ngôi mông trông sẽ như thế nào.
Thai nhi bị sinh ngược tư thế này rất dễ gặp các rủi ro đến tính mạng.
Cách bác sĩ đỡ đẻ cho 1 em bé sinh ngôi mông.
Biến chứng và rủi ro có thể gặp khi sinh ngôi mông:
Vài tuần trước khi sinh các bác sĩ sẽ đặt tay lên vùng bụng để xác định đầu, chân và tay của em bé, ngoài ra bạn sẽ được siêu âm thêm nếu bác sĩ nghi ngờ em bé trong bụng đang nằm ngồi ngược.
Do đầu là bộ phận cuối cùng của bé được lôi ra ngoài nên điều này có thể gây ra những nguy hiểm như khiến thai nhi nghẹt thở, các mẹ khi sinh cũng bị đuối sức hơn. Trong một số trường hợp bác sĩ thậm chí còn phải dùng kẹp để can thiệp.
Một nguy hiểm khác có thể xảy đến đó là sa dây rốn trong khi sinh khiến quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho bé sẽ bị ngưng trệ. Các bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của bé trong suốt quá trình chuyển dạ, nếu có dấu hiệu nguy hiểm, sản phụ sẽ được chỉ định mổ ngay lập tức.
Biện pháp phòng ngừa thai ngôi mông:
Phương pháp xoay thai:
Xoay thai là phương pháp phổ biến nhưng tỉ lệ thành công không cao.
Đây là một phương pháp không cần phẫu thuật để dịch chuyển tư thế của 1 thai nhi ngôi ngược trong tử cung. Hầu hết các bác sĩ đề nghị sử dụng kỹ thuật này trong khoảng từ tuần thứ 36 đến tuần thứ 38 của thai kỳ. Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ được sử dụng thuốc để giúp tử cung thư giãn, đồng thời bác sĩ cũng có thể siêu âm để xác định vị trí của nhau thai, của em bé và đo lượng nước ối.
Bác sĩ sẽ cố gắng nhẹ nhàng đẩy bụng dưới của bạn để vị trí của em bé thay đổi và chúc đầu xuống. Trong suốt quá trình này, bác sĩ theo dõi chặt chẽ nhịp tim của thai nhi, nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra thì sẽ ngay lập tức dừng lại. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là hơn 50%, càng sát ngày sinh thì sẽ càng khó thực hiện.
Kỹ thuật tự nhiên:
Để áp dụng phương pháp này các mẹ bầu hãy nằm ngửa, sử dụng những chiếc gối lớn, chắc chắn để nâng hông lên khỏi sàn nhà. Làm 3 lần mỗi ngày trong 10 đến 15 phút. Bạn có thể thực hiện kỹ thuật này khi em bé đang chuyển động và khi bụng đói. Trong khi thực hiện kỹ thuật này, hãy tập trung vào em bé và tránh làm căng cơ thể.
Nguồn: Health