Phát điên vì con “ngủ ngày cày đêm”

Hoàng Nhật,
Chia sẻ

Dù rất thương yêu con nhưng chị phải dùng từ “ngất lên ngất xuống” để mô tả cuộc chiến chăm con của cả gia đình.

Cả nhà biến thành "gấu trúc" vì con quấy đêm

Mong chờ hào hứng bao nhiêu đến ngày cu Mít ra đời thì giờ đây chị Phương Trinh (27 tuổi, Minh Khai, Hà Nội) lo lắng, “sợ hãi” bấy nhiêu... 

Dù rất thương yêu con nhưng chị phải dùng từ “ngất lên ngất xuống” để mô tả cuộc chiến chăm con của cả gia đình. Từ ông bà nội ngoại, anh chị đến cô giúp việc đều “tham chiến” nhưng công nhận bé “gớm thật”. 

Mít đã 4 tháng, từ ngày ở bệnh viện về nhà bé như cái đồng hồ, lúc nào bé ngủ thì là ban ngày còn thức chơi thì chắc chắn khi trời đã tối mịt. Mà thức chơi ngoan đã đành đằng này bé cứ ngó ngoáy, khóc lóc từ đêm tới sáng ngày hôm sau. Chỉ sau một thời gian ngắn, mặt ai trong nhà chị cũng thâm quầng như con gấu trúc. 

Sáng thì bé ăn ít sữa rồi "tít một mạch" tới trưa, trưa đói, Mít lại dậy vừa ăn... vừa ngủ. Bởi ngủ ngày "say" quá nên đến đêm là bé thức 100%. 

Chị nhớ lại: “Sợ nhất là 2 tháng đầu, mình nhớ là bé toàn quấy khóc cả đêm, không ngủ lúc nào, mình mệt mỏi, căng thẳng vô cùng. Dù ông xã sáng hôm sau phải đi làm nhưng cũng phải thức chăm cùng, có ngủ được chút nào đâu”. 

Phát điên vì con “ngủ ngày cày đêm” 1
Chị khổ sở bởi Mít ngủ ngày "say" quá nên đến đêm là bé thức 100% (Ảnh minh họa)

Bây giờ dù gọi là đỡ hơn 2 tháng đầu nhưng cũng vẫn “chưa ngoan”, chị rất lo lắng, trăn trở không hiểu làm sao để con ngoan như các bé khác. 

Lên diễn đàn đọc, chị "thèm ơi là thèm" khi nghe chị em khen con cái ăn ngoan ngủ kĩ. Chị ngán ngẩm: “Mít dường như không hiểu rằng con cần phải thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm. Thời gian đầu, mình rất mệt mỏi, thật tệ khi mình vẫn phải theo sự điều khiển của bé". 

Nguyên nhân khiến bé hay quấy khóc ban đêm

Bé chưa quen với nhịp sinh học của người lớn. 

Bé có thể bị đầy bụng khi ngủ.

Bé thiếu canxi, có liên quan đến chứng còi xương. Trường hợp này, bé có thể xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn, chậm biết lẫy, bò, đi, chán ăn…

Bé bị thay đổi địa điểm ngủ đột ngột: chuyển nhà, thay đổi từ giường ra cũi riêng. 

Bé đói

Khó chịu vì bỉm ướt.

Ngoài ra có thể do tâm lý bé bị xáo trộn, bé bị viêm họng, côn trùng đốt, thời tiết thay đổi lúc nóng lúc lạnh,…

Cho bé vào khuôn khổ và không cho bé “ngủ tùy thích”

Trước đây, chị Phương Linh (Quận 3, TP HCM) cũng mếu dở bởi bé Bo toàn thích "thức ngày cày đêm". Sau khi nhờ đến sự tư vấn và nhận được lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, chị áp dụng và thấy rất hiệu quả. 

Chị Linh giúp bé nhận biết lúc nào là ban ngày, khi nào là ban đêm cho bé bằng cách bố trí nhiều cửa sổ trong phòng, cứ sáng ra là "a lê hấp", chị kéo tất cả rèm ra để ánh nắng chan hòa chiếu khắp phòng, rồi chị còn "thưởng" cho Bo nghe những bản nhạc thiếu nhi vui nhộn để bé yêu nghe ngóng, hóng hớt.
 
Chị thường xuyên bày nhiều trò chơi cho bé nhiều hơn, khi nào thấy Bo có biểu hiện “gật gù” vào buổi sáng, chị lại nhanh tay đánh thức, cho bé thêm đồ chơi hoặc cho ăn. 

“Nhiều khi thấy bé buồn ngủ, mắt nhắm tịt vào mà chẳng thương chẳng nỡ đánh thức nhưng sau đó lại 'hưởng' một đêm thức trắng nên mình quyết tâm phải thay đổi bé", chị hóm hỉnh chia sẻ. 

Ban đêm nhà chị tắt hết đèn, bố trí trong phòng yên tĩnh tuyệt đối, đêm bé có dậy đòi ăn hay thay bỉm chị chỉ bật đèn sáng lờ mờ. 

“Mấy ngày đầu, Bo thức ọ ẹ đòi chơi thì vợ chồng mình tuyệt đối im lặng và ‘giả vờ ngủ’. Khi đó, bé khóc thét nhưng vợ chồng mình vẫn cố gắng im re và chỉ vỗ vỗ nhè nhẹ vào mông bé”, chị chia sẻ.

Cứ thế, Bo nhà chị nhanh chóng nhận ra rằng ban ngày thật vui còn ban đêm thì chỉ để dành cho việc ngủ. 

Chị Linh lặp đi lặp lại các nguyên tắc này và sau 1 tuần, Bo tiến triển rõ rệt. Ban ngày bé chơi nhiều ngủ ít và đêm thì “khì một mạch tới sáng”. 

Cùng cảnh "luyện cho bé ngủ ngoan" là nhành anh Trọng Phúc (Bích Câu, Hà Nội), anh chia sẻ cách giúp con ngủ một mạch tới sáng đó là cho bé tắm nước ấm buổi chiều, trước khi lên giường đi ngủ đọc một mẩu truyện nhỏ mà một bài mát-xa chân nhẹ nhàng cho con. Công thức “bí mật” này do bà ngoại anh truyền lại. 

“Ấy thế mà chuẩn lắm nhé, con mình có đúng 1 tuần đầu là ọ ẹ cả đêm nhưng sau thì ngủ rất ngoan lại đúng giờ nữa”. Anh cho biết, sau một loạt việc làm đó, bé được thư giãn tối đa và rất nhanh chìm vào giấc ngủ sâu. 



Trên mỗi ngón chân của chúng ta có tới 72 nghìn đuôi dây thần kinh, nhiều nghiên cứu cho thấy, 
việc mát-xa chân sẽ tác động tốt tới tất cả các bộ phận khác trong cơ thể.
Phát điên vì con “ngủ ngày cày đêm” 2
Chia sẻ