Nỗi lòng chỉ các bà mẹ có con biếng ăn mới hiểu
Nếu con bạn là một đứa trẻ biếng ăn, bạn chắc chắn sẽ đồng cảm sâu sắc với nỗi lòng của những bà mẹ này.
Bà mẹ Samantha Loh, 36 tuổi, mẹ của cậu bé Nick, 3 tuổi, chia sẻ rằng cô đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý khi biết tin mình sắp làm mẹ. Từ việc phải thức đêm chăm con, hay cuộc sống xung quanh sẽ đảo lộn bởi những tiếng khóc, nghịch phá của con. Thế nhưng vấn đề mà cô đang gặp phải bây giờ khiến Loh thật sự mệt mỏi. Bà mẹ này chia sẻ: “Mọi thứ tôi đều có thể giải quyết ốn thỏa cho đến khi con trai bắt đầu bước vào độ tuổi tập ăn. Tôi đã vô cùng lo lắng và bối rối khi mà mỗi ngày thằng bé không chịu cho bất cứ thứ gì vào miệng”.
12 tháng tuổi con trai của Loh bắt đầu cai sữa và tập ăn dặm. Tuy nhiên, mọi thứ cho vào miệng thằng bé đều ngậm, chỉ trừ vài món mà con thích như bánh mỳ, bánh kếp, mì ống luộc không kèm nước sốt. “Mọi đứa trẻ khác đều ăn ngoan ngoãn, nhưng trường hợp của coi trai tôi thì không. Không thể tìm ra lý do, có nhiều đêm tôi mất ngủ. Tôi thậm chí bị stress vì nếu tình trạng này diễn ra thằng bé có thể bị suy dinh dưỡng.”.
Nhiều bà mẹ thấy stress vì chuyện ăn uống của con (Ảnh minh họa).
Không chỉ Loh, có rất nhiều bà mẹ khác cùng chung tâm trạng này. Dưới đây là những việc chỉ những phụ huynh có con biếng ăn mới nếm trải:
1. Bữa ăn cũng là cuộc chiến
Bọn nhỏ có thể vui cười, nói chuyện liến thoắng cả ngày, cho đến khi bữa tối bắt đầu. Mẹ thì kì công chuẩn bị những món ăn dinh dưỡng như cá hồi nướng, đậu phộng và cơm. Nhưng rồi con thì không chịu ăn mà bắt đầu mè nheo, khóc lóc và miệng cắn chặt.
2. Làm đủ trò để con ăn
Có thể tình huống bên trên bạn may mắn không gặp phải, nhưng trường hợp thứ hai này là rất phổ biến. Thậm chí con không buồn ngoái nhìn đĩa đồ ăn. Nếu không dùng đến “trăm phương ngàn kế”, lôi kéo, mua chuộc, dỗ dành thì bạn đừng mong đợi chúng sẽ mở miệng ăn bất cứ thứ gì. Chỉ một lời nịnh nọt “con cắn một miếng nhỏ thôi” mà cũng phải nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần. Nhiều mẹ thậm chí đầu hàng và lựa chọn cho con ăn cả miếng socola thay vì một thìa cơm. Điều này là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ.
3. Luôn cảm thấy ghen tị khi nhìn trẻ con nhà khác ăn ngon lành
“Bất cứ khi nào bước vào quán ăn, nhìn thấy đứa trẻ khác ăn ngon lành mà tôi ước con mình sẽ được như vậy”, bà mẹ Clara Chan chia sẻ. Bạn từng nghĩ điều này thật bình thường. Nhưng cũng đến lúc bạn có tâm trạng ghen tị với các bố mẹ có con ăn ngoan ngoãn, như thể trên phim ảnh vậy.
4. Chuẩn bị sẵn đồ ăn cho con
Clara Chan cho biết: “Đến khi con trai lên 3, tôi luôn phải chia nhỏ các bữa ăn của con mỗi ngày, bao gồm ăn vặt”. Mặc dù thằng bé đã đi nhà trẻ và ăn theo chế độ riêng của nhà trường nhưng bà mẹ này vẫn không quên chuẩn bị đồ ăn cho con mang theo. “Giờ thì con có vẻ dễ tính hơn và chịu khó thử ăn những món mới, nhưng nó có vẻ khá dè chừng và chủ yếu ăn món quen thuộc với con”. Để chắc rằng con không đói, đặc biệt là ở trường, Loh luôn thức dậy sớm mỗi sáng để chuẩn bị bữa trưa cho con.
Nói chuyện về thực đơn bữa tối luôn khiến các mẹ cảm thấy đau đầu vô cùng.
5. Xử lý đồ ăn thừa là công việc quen thuộc
Chẳng hạn như con bạn chỉ thích ăn 5 món, nên tất nhiên những loại đồ ăn khác ngoài 5 món này các mẹ phải giải quyết mỗi ngày vì chúng chắc chắn sẽ bỏ dở. “Tôi có từng đọc một cuốn sách rằng nên cho trẻ ăn một món ăn trong vài ngày liên tiếp để bé dần làm quen với hương vị mới”, mẹ Chan giãi bày.
6. Tâm trạng buông xuôi, bất lực
Trong khi có hàng hà sa số các món ăn hấp dẫn, dinh dưỡng mà mẹ muốn làm cho con thì bé lại nhất quyết không chịu thử thay đổi khẩu vị. Phải ép con thử một món mới giống như đánh vật vậy. Nên bà mẹ Syjatha Maniam cho biết: “Thà cho con ăn một món quen thuộc mà chúng chịu ăn còn hơn việc phải vật lộn để con ăn một món mới. Tôi sẽ thử làm món mới cho con khi cảm thấy mình sẵn sàng để tham gia cuộc chiến ”.
7. Thực đơn luôn bị hạn chế
Trong khi có hàng hà sa số các món ăn hấp dẫn, dinh dưỡng mà mẹ muốn làm cho con thì bé lại nhất quyết không chịu thử thay đổi khẩu vị (Ảnh minh họa).
Nói chuyện về thực đơn bữa tối luôn khiến các mẹ cảm thấy đau đầu vô cùng. Bởi vì danh sách thực phẩm phù hợp cho gia đình là rất hạn chế. Nhiều lúc bạn còn phải cân nhắc kĩ bởi con rất kén đồ ăn. Mẹ Farizah Mohammad giãi bày: “Tôi luôn luôn phải kiểm tra kĩ thực đơn trước tiên mỗi khi chúng tôi đi ăn ở nhà hàng để chắc chắn rằng sẽ có ít nhất 1 vài thứ dành cho con. Còn nếu không, tôi thậm chí phải mua thứ đồ ăn con thích hoặc chuẩn bị sẵn từ nhà mang đi”.
8. Vỡ òa cảm xúc khi con bắt đầu ăn ngoan
“Lần đầu con trai tôi tập ăn cơm là khi bé tròn 3 tuổi. Dần dần tôi thêm vào bữa ăn của con rau và thịt. Rồi sau đó là các món như phở Gà. Mất một thời gian ngập ngừng nhưng cuối cùng thằng bé cũng chịu ăn. Thời điểm đó tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng, thậm chí những giọt nước mắt đã rơi. Có phải tôi đã quá lo lắng rằng việc biếng ăn sẽ khiến con suy dinh dưỡng? Nhưng may mắn thay, những nỗ lực của tôi và gia đình đã được đền đáp. Con lớn khôn từng ngày, khỏe mạnh và,bạo rạn hơn để thử các món ăn mới với đầy đủ dinh dưỡng. Cảm giác chứng kiến con ăn uống ngon lành, ngoan ngoãn giống như tôi đang được tận hưởng niềm vui chiến thắng vậy. Thật sự quá tuyệt vời và hạnh phúc”, mẹ Loh vui mừng chia sẻ sau những khó khăn đã trải qua với con trai.
Nguồn: Parents