Những tư thế yoga và bài tập nhẹ nhàng mang lại hiệu quả cao cho các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Bên cạnh chế độ ăn giảm thiểu lượng tinh bột và đường, thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ nên tập một số bài tập để giảm thiểu những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy đến.
Người bị tiểu đường nói chung và thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ nói riêng tập thể dục đều đặn có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Vậy những động tác yoga có tác dụng gì trong việc chữa bệnh tiểu đường?
- Thứ nhất, yoga thực hiện các động tác nhẹ nhàng, chậm rãi, phù hợp với người bệnh
Với phụ nữ mang thai không phù hợp với các bài tập nặng, tốn nhiều năng lượng. Yoga là một phương pháp luyện tập nhẹ nhàng, là sự lựa chọn thích hợp cho thai phụ.
- Thứ hai, yoga giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Thai phụ có tuyến tụy không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết hoặc ngừng sử dụng insulin như bình thường thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao và đây là nguyên nhân khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Cách thở đặc biệt của yoga có tác dụng massage các phần nội tạng ở ổ bụng và điều tiết đường trong máu. Yoga còn thực hiện các tư thế kéo căng giúp làm tăng tuần hoàn máu tới các tế bào, giúp tuyến tụy bài tiết insulin tốt hơn, nhờ đó giảm đường huyết hiệu quả.
- Thứ ba, yoga giúp người bệnh giảm cân, giảm mỡ máu
Tập luyện yoga thường xuyên sẽ giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa các biến chứng cao huyết áp, tim mạch thường kèm theo ở thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ.
Chị em hãy cùng tìm hiểu những bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả nhé!
Động tác Vajrasana (tư thế sấm sét)
Động tác yoga này giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày và kích thích hoạt động của tuyến tụy.
- Tư thế chuẩn bị
+ Quỳ xuống sàn, 2 đầu gối mở rộng ngang với chiều rộng của 2 bắp đùi, ép 2 mu bàn chân chạm sát xuống sàn.
+ Giữ cột sống và cổ thẳng, đặt thoải mái 2 lòng bàn tay lên đầu gối.
- Các bước thực hiện
+ Hít vào, bụng nở ra, sau đó thở ra một cách chậm rãi, đồng thời hóp bụng.
+ Lặp lại hít thở từ 10 – 15 lần.
- Chú ý: Sau khi tập tư thế này, mẹ bầu nên có những động tác thư giãn cho đầu gối, mắt cá và bàn chân, bạn có thể duỗi thẳng chân và lắc nhẹ. Ngoài ra, mẹ nên dùng thảm tập hoặc chân dưới sàn.
Động tác Sarvangasana (tư thế đứng bằng vai)
Động tác yoga này giúp cải thiện lưu thông máu khắp cơ thể, ngăn ngừa giãn tĩnh mạch ở chân và cải thiện sức khỏe cho phổi. Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường thai kì này có thể kết hợp với đi bộ để mang lại hiệu quả cao, giúp chuyển hóa đường trong máu và đốt cháy calo.
- Tư thế chuẩn bị
+ Nằm ngửa trên thảm tập, 2 chân khép sát, lưng chạm sàn, tay buông dọc theo thân người, đầu thẳng. Kéo cằm về sát ngực.
- Các bước thực hiện
+ Hít vào 1 hơi thật sâu rồi nâng 2 chân qua khỏi đầu và 2 tay đỡ liền vào lưng, hông.
+ Khuỷu tay áp chặt xuống sàn. Đầu, cổ, vai giữ nguyên và được thả lỏng.
+ Hít thở bình thường, từ từ đẩy người lên cao bằng cách đưa hai tay đi lần xuống phía vai.
+ Chân hướng lên trần nhà. Mắt nhìn bụng và tập trung hít thở.
+ Thực hành tư thế đứng trên vai 3 lần. Mỗi lần giữ thế từ 1-5 phút tùy theo thể lực mỗi người.
+ Thoát thế:
Hít vào, từ từ co gối lại, đưa đầu gối chạm về trán. Tay lần dần về phía hông và hạ toàn bộ cơ thể xuống dưới sàn. Sau đó từ từ duỗi thẳng người và thả lỏng.
- Chú ý: Phụ nữ mang thai nên thực hiện động tác này ở tần suất thấp hơn, chỉ thực hiện khi đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai.
Ngoài những động tác yoga, đi bộ cũng là hoạt động rất tốt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ.
Đi bộ
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên cố gắng đi bộ khi cơ thể đã mệt mỏi và có thể nghỉ ngơi bất cứ lúc nào mình muốn. Thời gian đi bộ mỗi ngày khoảng từ 20-40 phút, tùy vào sức khỏe mỗi mẹ.
Tác dụng của việc đi bộ với mẹ bầu ngoài tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ đái tháo đường và tiền sản giật.
- Hỗ trợ tim mạch, giảm thiểu bệnh lý tim mạch do tiểu đường thai kỳ gây ra cho phụ nữ mang thai.
- Giúp hệ cơ bắp săn chắc, tử cung được co bóp nhanh và dễ dàng hơn, đốt cháy calo, kiểm soát tốt trọng lượng của bản thân, giảm nguy cơ táo bón.
Bơi lội
Dưới đây là những tác dụng của việc bơi lội với mẹ bầu bên cạnh việc giúp tiêu hao năng lượng thừa, phòng tránh tiền sản giật và đái tháo đường.
- Giảm chứng bệnh đau lưng, cơ bắp vận động, các mạch máu được nước massage, thúc đẩy máu lưu thông tốt cho mẹ và thai nhi, phòng ngừa táo bón, phù chân.
- Giúp phổi khỏe, hít sâu tốt, điều chỉnh vị trí thai nhi để sinh dễ dàng.
- Tiếp xúc ánh nắng mặt trời, giúp sát khuẩn và chuyển hóa cholesterol dưới da thành vitamin D3 (vitamin giúp hấp thụ canxi, phốt pho, tốt cho xương của thai nhi).
- Giảm đau đầu, giúp hệ thống thần kinh bé phát triển khỏe mạnh.