Những thói quen của bố mẹ làm hỏng con
(aFamily.vn) - Có thể bạn không để ý nhưng rất có thể những tính xấu của trẻ lại bắt nguồn từ những thói quen của người lớn.
Ăn uống theo tâm trạng
Nếu bạn ăn chỉ để cho qua bữa mỗi khi không vui hoặc ăn một cách vội vàng mỗi khi cảm thấy yêu đời thì trẻ sẽ hiểu rằng đồ ăn là cách người lớn dùng để thể hiện thông điệp về tâm trạng.
Nếu không muốn con học theo tính xấu này thì cha mẹ không nên ăn uống theo tâm trạng trước mặt trẻ. Thay vào đó hãy tìm tới bạn bè hoặc đi dạo để cảm thấy phấn chấn hơn.
Uống rượu để giải tỏa cảm xúc
Mỗi khi thấy bố có chuyện buồn là ngay lập tức tìm đến rượu, trẻ sẽ vô tình hiểu rằng rượu là loại đồ uống giúp giảm stress và khiến người ta cảm thấy tự tin hơn. Việc dùng cà phê thay thế cũng có ảnh hưởng tương tự như vậy.
Thay vì uống rượu, cha mẹ hãy tìm một cách nào đó để giải tỏa cảm xúc chứ không nên uống rượu trước mặt con.
Trách móc nhau
Khi trong gia đình có chuyện, thay vì tìm hiểu nguyên nhân và cùng nhau giải quyết thì cả hai vợ chồng lại quay ra chỉ trích trách móc nhau hoặc bản thân. Sẽ thật không hay nếu chuyện này liên tiếp được diễn ra dưới sự chứng kiến của trẻ. Trẻ sẽ vô tình hiểu rằng tranh cãi là cách tốt nhất để giải quyết mọi chuyện và chúng sẽ căn cứ vào hành vi của bố mẹ để học theo.
Ảnh minh họa.
Chán ghét bản thân
Mỗi khi có ai đó đưa ra lời nhận xét rằng “Hồi này cậu mập lên” hay “Sao mặt cậu nhợt nhạt thế?”, ngay lập tức bạn sẽ đứng hàng giờ trước gương và chi trích bản thân mình. Việc làm này của bạn có thể sẽ khiến bé bị ảnh hưởng từ những điều chúng nghe mẹ nói về bản thân. Các bé có thể sẽ không thích hình ảnh của mình trong gương dẫn đến sự thiếu tự tin.
Coi trọng vật chất
Khi cùng con đi mua đồ để làm quà biếu, bạn thường chú trọng tới hình thức bên ngoài và giá trị món quà hơn là ý nghĩa gửi tặng của món quà. Bạn sẽ vô tình dạy con quý trọng giá trị vật chất hơn là coi trọng ý nghĩa tinh thần của những món quà gửi tới người nhận.
Bỏ qua lỗi của bản thân
Nếu bạn thấy mình hành xử một cách tiêu cực khi ở bên con, đừng phớt lờ điều đó và hy vọng bọn trẻ sẽ không chú ý. Hãy thừa nhận lỗi của mình, coi đó là cơ hội để dạy con.
Hãy để các con tham gia vào việc này bằng cách đề nghị bọn trẻ giúp bạn từ bỏ thói quen xấu. Các con sẽ hạnh phúc hơn khi chỉ ra nếu bạn lặp lại hành động không hay một lần nữa và bạn sẽ ý thức về điều đó. Các nghiên cứu cho thấy, gia đình sẽ bền chặt hơn nếu các thành viên giúp đỡ nhau để cùng có lối sống lành mạnh.
Thường xuyên khen con xinh đẹp
Ai cũng mong muốn những đứa con mình sinh ra sẽ đẹp như thiên thần, tuy nhiên việc khen ngợi con hàng ngày sẽ vô tình khiến bé huyễn hoặc về bản thân và quá coi trọng hình thức. Thay vì khen con xinh đẹp, cha mẹ hãy đưa ra những nhận xét rằng con thông minh mỗi khi trẻ làm được điều gì đó đúng. Hãy khuyến khích trẻ tìm tòi sáng tạo hơn là quan tâm xem hôm nay con sẽ ăn mặc thế nào để nổi bật.
Trong quá trình nuôi dạy con, những ông bố bà mẹ trẻ thường mắc phải những sai lầm sau.
Nếu bạn ăn chỉ để cho qua bữa mỗi khi không vui hoặc ăn một cách vội vàng mỗi khi cảm thấy yêu đời thì trẻ sẽ hiểu rằng đồ ăn là cách người lớn dùng để thể hiện thông điệp về tâm trạng.
Nếu không muốn con học theo tính xấu này thì cha mẹ không nên ăn uống theo tâm trạng trước mặt trẻ. Thay vào đó hãy tìm tới bạn bè hoặc đi dạo để cảm thấy phấn chấn hơn.
Uống rượu để giải tỏa cảm xúc
Mỗi khi thấy bố có chuyện buồn là ngay lập tức tìm đến rượu, trẻ sẽ vô tình hiểu rằng rượu là loại đồ uống giúp giảm stress và khiến người ta cảm thấy tự tin hơn. Việc dùng cà phê thay thế cũng có ảnh hưởng tương tự như vậy.
Thay vì uống rượu, cha mẹ hãy tìm một cách nào đó để giải tỏa cảm xúc chứ không nên uống rượu trước mặt con.
Trách móc nhau
Khi trong gia đình có chuyện, thay vì tìm hiểu nguyên nhân và cùng nhau giải quyết thì cả hai vợ chồng lại quay ra chỉ trích trách móc nhau hoặc bản thân. Sẽ thật không hay nếu chuyện này liên tiếp được diễn ra dưới sự chứng kiến của trẻ. Trẻ sẽ vô tình hiểu rằng tranh cãi là cách tốt nhất để giải quyết mọi chuyện và chúng sẽ căn cứ vào hành vi của bố mẹ để học theo.
Ảnh minh họa.
Chán ghét bản thân
Mỗi khi có ai đó đưa ra lời nhận xét rằng “Hồi này cậu mập lên” hay “Sao mặt cậu nhợt nhạt thế?”, ngay lập tức bạn sẽ đứng hàng giờ trước gương và chi trích bản thân mình. Việc làm này của bạn có thể sẽ khiến bé bị ảnh hưởng từ những điều chúng nghe mẹ nói về bản thân. Các bé có thể sẽ không thích hình ảnh của mình trong gương dẫn đến sự thiếu tự tin.
Coi trọng vật chất
Khi cùng con đi mua đồ để làm quà biếu, bạn thường chú trọng tới hình thức bên ngoài và giá trị món quà hơn là ý nghĩa gửi tặng của món quà. Bạn sẽ vô tình dạy con quý trọng giá trị vật chất hơn là coi trọng ý nghĩa tinh thần của những món quà gửi tới người nhận.
Bỏ qua lỗi của bản thân
Nếu bạn thấy mình hành xử một cách tiêu cực khi ở bên con, đừng phớt lờ điều đó và hy vọng bọn trẻ sẽ không chú ý. Hãy thừa nhận lỗi của mình, coi đó là cơ hội để dạy con.
Hãy để các con tham gia vào việc này bằng cách đề nghị bọn trẻ giúp bạn từ bỏ thói quen xấu. Các con sẽ hạnh phúc hơn khi chỉ ra nếu bạn lặp lại hành động không hay một lần nữa và bạn sẽ ý thức về điều đó. Các nghiên cứu cho thấy, gia đình sẽ bền chặt hơn nếu các thành viên giúp đỡ nhau để cùng có lối sống lành mạnh.
Thường xuyên khen con xinh đẹp
Ai cũng mong muốn những đứa con mình sinh ra sẽ đẹp như thiên thần, tuy nhiên việc khen ngợi con hàng ngày sẽ vô tình khiến bé huyễn hoặc về bản thân và quá coi trọng hình thức. Thay vì khen con xinh đẹp, cha mẹ hãy đưa ra những nhận xét rằng con thông minh mỗi khi trẻ làm được điều gì đó đúng. Hãy khuyến khích trẻ tìm tòi sáng tạo hơn là quan tâm xem hôm nay con sẽ ăn mặc thế nào để nổi bật.
Trong quá trình nuôi dạy con, những ông bố bà mẹ trẻ thường mắc phải những sai lầm sau.