Những lý do để các mẹ nên sinh con liền nhau
Dưới đây là những lý do của một bà mẹ khi quyết định sinh con liền nhau.
Mình năm nay 27 tuổi, tháng sau là con trai mình sẽ tròn 2 tuổi. Vì vậy, sau rất nhiều đắn đo, suy đi, tính lại, vợ chồng mình quyết định sẽ sinh con mùa xuân năm tới.
Từ khi sinh bé đầu tiên là mình nghỉ làm để ở nhà tập trung vào việc chăm con.Vì toàn tâm toàn ý vào việc chăm lo cho con nên mình cũng rất ý thức nuôi dạy con làm sao cho tốt và khoa học, con trai mình hiện gần 2 tuổi nặng 15 kg và cao hơn 90cm. Mình thấy rằng, thời điểm này quyết định sinh con thứ 2 là hợp lý bởi:
Khi "tập 1" được 2 tuổi, mình quyết định sinh luôn "tập 2". (Ảnh minh họa)
Tiết kiệm thời gian, chi phí
Đối với các mẹ tạm dừng công việc để ở nhà chăm con thì việc bắt đầu mang thai “tập 2” sau khi “tập 1” được khoảng từ 18 - 24 tháng trở lên sẽ giúp cho các mẹ giảm tối đa khoảng thời gian bị gián đoạn trong sự nghiệp của mình.
Trên thực tế, để chăm sóc một em bé, chúng ta phải tốn rất nhiều thời gian. Thay vì việc ở nhà chăm sóc cho một em bé, thì việc tận dụng cùng quỹ thời gian đó để có thể chăm lo cho hai con tất nhiên sẽ khá vất vả. Tuy nhiên, chúng ta sẽ trở nên thảnh thơi như thời còn son rỗi khi bọn trẻ đã đủ lớn. Nói cách khác là có thể “tóm gọn” giai đoạn con mọn của mình trong thời gian ngắn nhất.
Nếu thời điểm này mình quyết định mang thai thì hai bé nhà mình sẽ cách nhau 33 tháng. Theo một số nghiên cứu khoa học, thì đây là thời điểm hợp lý về sinh học và tâm lý học để có thể sinh thêm em bé thứ hai rồi.
Bạn bè của mình cũng có rất nhiều người chọn phương án sinh liền hai nhóc và theo như mình quan sát thì việc này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được khá nhiều về mặt tiền bạc: Chỉ mất một lần để mua những thứ đồ dùng: Cũi, đồ chơi, quần áo sơ sinh… cho em bé. Nếu đến bé thứ hai bạn có mua thì cũng chỉ là mua bổ sung, còn về cơ bản thì em bé thứ hai có thể dùng những đồ dùng của em bé thứ nhất. Đặc biệt là khâu mất kinh phí để sửa sang nhà cửa sao cho an toàn cho các em bé chỉ cần tiến hành một lần.
Tận dụng những kinh nghiệm còn “nóng hổi”
Khi nuôi bé đầu tiên mình đã từng có rất nhiều băn khoăn: Cho con ăn dặm theo phương pháp nào? Kiểu Nhật hay kiểu truyền thống của người Việt mình? Con ngủ bao nhiêu là đủ giấc? Tại sao con lại hay giật mình khi ngủ? Có nên mua xe tập đi cho con không?... Tất cả những thắc mắc đó mình đều lên mạng chia sẻ và tìm kiếm thông tin để miễn sao có thể nuôi con một cách khoa học nhất. Chính những điều đó đã giúp mình tích lũy được một vốn kinh nghiệm kha khá về nuôi dưỡng và dạy bảo một đứa trẻ. Và sẽ thật tiện lợi nếu như mình có thể áp dụng nguyên những kiến thức còn nóng hổi đó cho “cục cưng” thứ hai.
Các con dễ dàng chia sẻ đồ chơi và chơi cùng nhau
Một số bạn bè, thậm chí là cả anh trai mình cũng sinh hai bé liền nhau đều cho rằng: Khi sinh hai bé liền nhau, chúng có xu hướng dễ hoà hợp khi chơi với nhau hơn: Đến một lúc nào đó có thể coi nhau như những người bạn: Có thể chia sẻ đồ chơi, đồ ăn, chơi cùng với nhau. Bố mẹ sẽ làm các việc cho cả hai con cùng một lúc vì đơn giản chúng không cách xa nhau về độ tuổi.
Lúc này, mọi sự quan tâm từ vấn đề: ăn, mặc, đồ chơi, trường học của con sẽ đều được tiến hành và giải quyết cùng một lúc: Mọi bữa ăn trong gia đình mẹ có thể chế biến cho hai con như nhau như là cùng ăn một món cháo, món bún hoặc món sup vì chúng có nhu cầu và đang ở giai đoạn phát triển không cách xa nhau nhiều.
Sinh hai con liền nhau tuy có vất vả nhưng bù lại các mẹ cũng có rất nhiều lợi ích. (Ảnh minh họa)
Các mẹ sẽ “ngại” sinh nếu bé đầu đã trên 5 tuổi
Chị Lan Hương - một nhân viên kế toán và là một người bạn của mình đã sinh bé đầu được 6 tuổi, nhưng cứ lần khất, trì hoãn việc sinh thêm bé thứ hai. Lý do đầu tiên mà chị đưa ra là đợi bé lớn đi học lớp 1, mẹ có thời gian kèm cặp đã, sau đó khi bé lớn học lớp 2 thì sinh bé thứ hai. Nhưng tới nay khi bé lớn đã học lớp hai chị vẫn chưa tháo vòng để sinh bé tiếp theo.
Cuối cùng chị chia sẻ lý do thực tế là chị cảm thấy thật sự rất ngại nếu như phải sinh thêm bé thứ hai: Cứ nghĩ đến những đêm thức trắng trông con, pha sữa cho con… những buổi sáng, buổi chiều sấp ngửa chuẩn bị đồ ăn dặm, xay xay, nấu nấu… là đã thấy mệt rồi.
Có mẹ thậm chí còn than rằng, đẻ hai bé sát nhau chỉ cần nhìn thấy cái máy xay sinh tố đã ngán ngẩm rồi vì mất hết nhiệt huyết. Tuy nhiên, khi nghĩ đến việc hoàn thành sớm nghĩa vũ để còn dành thời gian cho bản thân mình thì lại hào hứng hẳn lên.
Kết
Đối với vợ chồng mình thì điều đầu tiên nghĩ tới khi quyết định sinh liền bé thứ hai là vấn đề kinh tế. Theo như mình quan sát thì đa số các gia đình có kinh tế “vững” mới quyết định sinh hai con sát nhau để theo như câu cửa miệng của các cụ là “chăm một thể”. Vợ chồng mình kinh tế cũng bình thường nhưng cũng có khá hơn ở thời điểm sinh bé thứ nhất. Tuy nhiên, mình nghĩ việc quyết định “sản xuất” thêm một “cục cưng” nữa, ngoài yếu tố tiền bạc còn là niềm hạnh phúc vô bờ khi được sinh ra, nuôi dưỡng và chứng kiến những đứa trẻ của mình lớn lên từng ngày.
Từ khi sinh bé đầu tiên là mình nghỉ làm để ở nhà tập trung vào việc chăm con.Vì toàn tâm toàn ý vào việc chăm lo cho con nên mình cũng rất ý thức nuôi dạy con làm sao cho tốt và khoa học, con trai mình hiện gần 2 tuổi nặng 15 kg và cao hơn 90cm. Mình thấy rằng, thời điểm này quyết định sinh con thứ 2 là hợp lý bởi:
Khi "tập 1" được 2 tuổi, mình quyết định sinh luôn "tập 2". (Ảnh minh họa)
Tiết kiệm thời gian, chi phí
Đối với các mẹ tạm dừng công việc để ở nhà chăm con thì việc bắt đầu mang thai “tập 2” sau khi “tập 1” được khoảng từ 18 - 24 tháng trở lên sẽ giúp cho các mẹ giảm tối đa khoảng thời gian bị gián đoạn trong sự nghiệp của mình.
Trên thực tế, để chăm sóc một em bé, chúng ta phải tốn rất nhiều thời gian. Thay vì việc ở nhà chăm sóc cho một em bé, thì việc tận dụng cùng quỹ thời gian đó để có thể chăm lo cho hai con tất nhiên sẽ khá vất vả. Tuy nhiên, chúng ta sẽ trở nên thảnh thơi như thời còn son rỗi khi bọn trẻ đã đủ lớn. Nói cách khác là có thể “tóm gọn” giai đoạn con mọn của mình trong thời gian ngắn nhất.
Nếu thời điểm này mình quyết định mang thai thì hai bé nhà mình sẽ cách nhau 33 tháng. Theo một số nghiên cứu khoa học, thì đây là thời điểm hợp lý về sinh học và tâm lý học để có thể sinh thêm em bé thứ hai rồi.
Bạn bè của mình cũng có rất nhiều người chọn phương án sinh liền hai nhóc và theo như mình quan sát thì việc này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được khá nhiều về mặt tiền bạc: Chỉ mất một lần để mua những thứ đồ dùng: Cũi, đồ chơi, quần áo sơ sinh… cho em bé. Nếu đến bé thứ hai bạn có mua thì cũng chỉ là mua bổ sung, còn về cơ bản thì em bé thứ hai có thể dùng những đồ dùng của em bé thứ nhất. Đặc biệt là khâu mất kinh phí để sửa sang nhà cửa sao cho an toàn cho các em bé chỉ cần tiến hành một lần.
Tận dụng những kinh nghiệm còn “nóng hổi”
Khi nuôi bé đầu tiên mình đã từng có rất nhiều băn khoăn: Cho con ăn dặm theo phương pháp nào? Kiểu Nhật hay kiểu truyền thống của người Việt mình? Con ngủ bao nhiêu là đủ giấc? Tại sao con lại hay giật mình khi ngủ? Có nên mua xe tập đi cho con không?... Tất cả những thắc mắc đó mình đều lên mạng chia sẻ và tìm kiếm thông tin để miễn sao có thể nuôi con một cách khoa học nhất. Chính những điều đó đã giúp mình tích lũy được một vốn kinh nghiệm kha khá về nuôi dưỡng và dạy bảo một đứa trẻ. Và sẽ thật tiện lợi nếu như mình có thể áp dụng nguyên những kiến thức còn nóng hổi đó cho “cục cưng” thứ hai.
Các con dễ dàng chia sẻ đồ chơi và chơi cùng nhau
Một số bạn bè, thậm chí là cả anh trai mình cũng sinh hai bé liền nhau đều cho rằng: Khi sinh hai bé liền nhau, chúng có xu hướng dễ hoà hợp khi chơi với nhau hơn: Đến một lúc nào đó có thể coi nhau như những người bạn: Có thể chia sẻ đồ chơi, đồ ăn, chơi cùng với nhau. Bố mẹ sẽ làm các việc cho cả hai con cùng một lúc vì đơn giản chúng không cách xa nhau về độ tuổi.
Lúc này, mọi sự quan tâm từ vấn đề: ăn, mặc, đồ chơi, trường học của con sẽ đều được tiến hành và giải quyết cùng một lúc: Mọi bữa ăn trong gia đình mẹ có thể chế biến cho hai con như nhau như là cùng ăn một món cháo, món bún hoặc món sup vì chúng có nhu cầu và đang ở giai đoạn phát triển không cách xa nhau nhiều.
Sinh hai con liền nhau tuy có vất vả nhưng bù lại các mẹ cũng có rất nhiều lợi ích. (Ảnh minh họa)
Các mẹ sẽ “ngại” sinh nếu bé đầu đã trên 5 tuổi
Chị Lan Hương - một nhân viên kế toán và là một người bạn của mình đã sinh bé đầu được 6 tuổi, nhưng cứ lần khất, trì hoãn việc sinh thêm bé thứ hai. Lý do đầu tiên mà chị đưa ra là đợi bé lớn đi học lớp 1, mẹ có thời gian kèm cặp đã, sau đó khi bé lớn học lớp 2 thì sinh bé thứ hai. Nhưng tới nay khi bé lớn đã học lớp hai chị vẫn chưa tháo vòng để sinh bé tiếp theo.
Cuối cùng chị chia sẻ lý do thực tế là chị cảm thấy thật sự rất ngại nếu như phải sinh thêm bé thứ hai: Cứ nghĩ đến những đêm thức trắng trông con, pha sữa cho con… những buổi sáng, buổi chiều sấp ngửa chuẩn bị đồ ăn dặm, xay xay, nấu nấu… là đã thấy mệt rồi.
Có mẹ thậm chí còn than rằng, đẻ hai bé sát nhau chỉ cần nhìn thấy cái máy xay sinh tố đã ngán ngẩm rồi vì mất hết nhiệt huyết. Tuy nhiên, khi nghĩ đến việc hoàn thành sớm nghĩa vũ để còn dành thời gian cho bản thân mình thì lại hào hứng hẳn lên.
Kết
Đối với vợ chồng mình thì điều đầu tiên nghĩ tới khi quyết định sinh liền bé thứ hai là vấn đề kinh tế. Theo như mình quan sát thì đa số các gia đình có kinh tế “vững” mới quyết định sinh hai con sát nhau để theo như câu cửa miệng của các cụ là “chăm một thể”. Vợ chồng mình kinh tế cũng bình thường nhưng cũng có khá hơn ở thời điểm sinh bé thứ nhất. Tuy nhiên, mình nghĩ việc quyết định “sản xuất” thêm một “cục cưng” nữa, ngoài yếu tố tiền bạc còn là niềm hạnh phúc vô bờ khi được sinh ra, nuôi dưỡng và chứng kiến những đứa trẻ của mình lớn lên từng ngày.
Vào 14h ngày 29/5 aFamily.vn sẽ có buổi giao lưu trực tuyến về vấn đề TRẺ BIẾNG ĂN VÀ KÉM HẤP THU DINH DƯỠNG. Các bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), bác sĩ Vũ Văn Lực và dược sĩ Lê Phương sẽ giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về tình trạng biếng ăn và kém hấp thu dinh dưỡng của con. |
Bạn muốn sinh con khá lâu rồi nhưng vẫn chưa đủ can đảm vì còn nhiều lo lắng. Hãy đọc bài viết dưới đây!