Những điều mẹ bầu nên biết về tràng hoa quấn cổ
Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, những thai phụ có thai nhi bị tràng hoa quấn cổ cần được theo dõi để đề phòng những nguy hiểm xảy đến cho bé.
1. Tràng hoa quấn cổ là gì?
Tràng hoa quấn cổ (còn gọi là dây rốn quấn cổ) là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng.
2. Vì sao thai nhi lại bị tràng hoa quấn cổ?
Do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ.
Hình ảnh thai nhi bị tràng hoa quấn cổ.
3. Làm thế nào để phát hiện bé bị tràng hoa quấn cổ?
Chỉ có siêu âm mới phát hiện chính xác bé bị tràng hoa quấn cổ. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện tràng hoa quấn cổ vào tháng thứ 5-6.
Ngoài ra, thai máy bất thường có thể cũng là dấu hiệu của tràng hoa quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.
Những trường hợp dây rốn dài hơn thai nhi hoặc thai nhỏ, ối nhiều cũng có xác suất bị quấn cổ nhiều hơn.
4. Tràng hoa quấn cổ nguy hiểm như thế nào?
- Đối với thai nhi: Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Bởi thế, bé sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.
- Nguy cơ khi vượt cạn: Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Vì thế, nếu siêu âm xác định dây rốn quấn cổ, người mẹ cần đến bác sĩ theo dõi thai chặt chẽ theo lịch hẹn định kỳ.
- Nguy cơ với bé sau khi chào đời: Nếu được bác sĩ xử lý kịp thời thì các trường hợp tràng hoa quấn cổ không gây nguy hiểm cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy. Do đó đối với những bé bị tràng hoa quấn cổ, sau khi sinh nếu mẹ phát hiện thấy bé sơ sinh có dấu hiệu co giật, chân tay run thì cần đưa bé đi khám ngay.
Chỉ bằng cách siêu âm mới phát hiện bé bị tràng hoa quấn cổ. (Ảnh minh họa)
5. Bé có thể tự tháo tràng hoa quấn cổ?
Một số trường hợp thai ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ rồi sau đó tự trở lại bình thường.
Một số trường hợp, thai nhi càng lớn, do cử động nhiều nên bị dây rốn quấn thêm một vài vòng. Khi ấy, sẽ không có cách nào để gỡ dây rốn. Bởi thế, người mẹ cần theo dõi cử động của thai. Nếu thai đột ngột đạp mạnh hoặc đạp quá yếu thì cần nhập viện kiểm tra ngay.
6. Thai nhi bị tràng hoa quấn cổ, mẹ không thể sinh thường?
Tùy vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ chỉ định có nên mổ hay không. Thông thường với các trường hợp thai nhi và mẹ khỏe mạnh hoặc tràng hoa quấn cổ ít (một vòng) bác sĩ có thể chỉ định sinh thường. Và trong hầu hết các trường hợp, thai nhi sinh ra đều khỏe mạnh.
7. Những quan niệm phản khoa học về tràng hoa quấn cổ?
Có những quan niệm dân gian cho rằng: bà bầu không nên giết, mổ gà, vịt, lợn vì như thế thai nhi sẽ bị tràng hoa quấn cổ. Hoặc khi em bé bị tràng hoa quấn cổ rồi, thai phụ có thể bò quanh giường, nhưng phải bò ngược với chiều kim đồng hồ thì dây rốn quấn cổ sẽ tự tuột ra. Hoặc xoa bụng cũng sẽ giúp giải thoát em bé khỏi tràng hoa quấn cổ. Tuy nhiên, đây là những đồn thổi không có căn cứ khoa học nào!
Tràng hoa quấn cổ (còn gọi là dây rốn quấn cổ) là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng.
2. Vì sao thai nhi lại bị tràng hoa quấn cổ?
Do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ.
Hình ảnh thai nhi bị tràng hoa quấn cổ.
3. Làm thế nào để phát hiện bé bị tràng hoa quấn cổ?
Chỉ có siêu âm mới phát hiện chính xác bé bị tràng hoa quấn cổ. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện tràng hoa quấn cổ vào tháng thứ 5-6.
Ngoài ra, thai máy bất thường có thể cũng là dấu hiệu của tràng hoa quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.
Những trường hợp dây rốn dài hơn thai nhi hoặc thai nhỏ, ối nhiều cũng có xác suất bị quấn cổ nhiều hơn.
4. Tràng hoa quấn cổ nguy hiểm như thế nào?
- Đối với thai nhi: Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Bởi thế, bé sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.
- Nguy cơ khi vượt cạn: Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Vì thế, nếu siêu âm xác định dây rốn quấn cổ, người mẹ cần đến bác sĩ theo dõi thai chặt chẽ theo lịch hẹn định kỳ.
- Nguy cơ với bé sau khi chào đời: Nếu được bác sĩ xử lý kịp thời thì các trường hợp tràng hoa quấn cổ không gây nguy hiểm cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy. Do đó đối với những bé bị tràng hoa quấn cổ, sau khi sinh nếu mẹ phát hiện thấy bé sơ sinh có dấu hiệu co giật, chân tay run thì cần đưa bé đi khám ngay.
Chỉ bằng cách siêu âm mới phát hiện bé bị tràng hoa quấn cổ. (Ảnh minh họa)
5. Bé có thể tự tháo tràng hoa quấn cổ?
Một số trường hợp thai ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ rồi sau đó tự trở lại bình thường.
Một số trường hợp, thai nhi càng lớn, do cử động nhiều nên bị dây rốn quấn thêm một vài vòng. Khi ấy, sẽ không có cách nào để gỡ dây rốn. Bởi thế, người mẹ cần theo dõi cử động của thai. Nếu thai đột ngột đạp mạnh hoặc đạp quá yếu thì cần nhập viện kiểm tra ngay.
6. Thai nhi bị tràng hoa quấn cổ, mẹ không thể sinh thường?
Tùy vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ chỉ định có nên mổ hay không. Thông thường với các trường hợp thai nhi và mẹ khỏe mạnh hoặc tràng hoa quấn cổ ít (một vòng) bác sĩ có thể chỉ định sinh thường. Và trong hầu hết các trường hợp, thai nhi sinh ra đều khỏe mạnh.
7. Những quan niệm phản khoa học về tràng hoa quấn cổ?
Có những quan niệm dân gian cho rằng: bà bầu không nên giết, mổ gà, vịt, lợn vì như thế thai nhi sẽ bị tràng hoa quấn cổ. Hoặc khi em bé bị tràng hoa quấn cổ rồi, thai phụ có thể bò quanh giường, nhưng phải bò ngược với chiều kim đồng hồ thì dây rốn quấn cổ sẽ tự tuột ra. Hoặc xoa bụng cũng sẽ giúp giải thoát em bé khỏi tràng hoa quấn cổ. Tuy nhiên, đây là những đồn thổi không có căn cứ khoa học nào!
Dây rốn và những điều thú vị mẹ bầu nào cũng thích biết.