Những điều mẹ bầu nên biết khi đi khám thai
Rất nhiều mẹ bầu băn khoăn nên đi khám thai từ khi nào, bao nhiêu lâu thì nên đi khám lại và khám thai ít hay nhiều là tốt?
1. Mẹ bầu nên đi khám bao nhiêu lần trước khi sinh?
Khi đến bệnh viện sẽ có rất nhiều bác sĩ phụ trách khám thai. Đó là lý do tại sao các mẹ chỉ nên lựa chọn một bác sĩ mà mình cảm thấy tin tưởng nhất để chăm sóc và tư vấn cho các mẹ trong suốt quá trình mang thai. Hầu hết phụ nữ mang thai đều đi khám định kỳ tại bệnh viện 10 đến 15 lần trước khi sinh.
Thông thường, phụ nữ mang thai thường đến bác sĩ mỗi tháng một lần trong hai kỳ đầu của tam cá nguyệt. Nghĩa là các mẹ sẽ đến khám bác sĩ mỗi tháng một lần trong suốt khoảng thời gian từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 6. Đặc biệt, từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 36, các mẹ nên đến bác sĩ khám thai hai tuần một lần và sau đó là mỗi tuần một lần cho đến khi sinh bé.
2. Các mẹ cần làm gì để chuẩn bị cho những lần khám thai?
Trong những tuần trước ngày đến khám, các mẹ có thể ghi lại bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào vào một quyển sổ. Sau đó, khi đến gặp bác sĩ các mẹ có thể đặt câu hỏi và nói về các thắc mắc để bác sĩ trả lời cũng như giải thích cho các mẹ hiểu.
Ví dụ, các mẹ muốn uống một loại trà thảo mộc, thuốc bổ… thì các mẹ nên mang đến hỏi bác sĩ xem có an toàn không trước khi uống.
Tất nhiên, nếu các mẹ có bất kì lo lắng hay triệu chứng bất thường nào thì hãy đến gặp bác sĩ ngay mà không cần đợi đến lần hẹn tiếp theo.
Ảnh minh họa
3. Chuyện gì sẽ xảy ra trong những lần khám thai?
Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc hỏi các mẹ cảm thấy cơ thể thế nào? Tâm trạng ra sao? Và các câu hỏi về chuyên môn để chẩn đoán được tình trạng hiện tại của thai nhi.
Mục tiêu của những lần đi khám thai trước khi sinh là để bác sĩ giúp các mẹ biết được tình trạng của thai nhi và phát hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời can thiệp. Vì vậy, các mẹ nên đi khám thai ngay cả khi cảm thấy ổn và tin rằng mọi thứ đều đang tiến triển tốt đẹp.
Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp, nước tiểu, đo vòng bụng. Bên cạnh đó, bác sĩ kiểm tra vị trí và nhịp tim của thai nhi. Các phần kiểm tra sẽ được thực hiện đầy đủ để theo dõi chặt chẽ tình trạng của mẹ và bé, nếu có biến chứng thì có thể can thiệp kịp thời.
Kết thúc một lần khám, bác sĩ sẽ phân tích kết quả kiểm tra cho các mẹ nắm được. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng đưa ra các cảnh báo, lời khuyên cho các mẹ về chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, làm việc…
Dưới đây là hai lưu ý đặc biệt mà các mẹ nên biết:
- Bác sĩ sẽ không thể chẩn đoán được chính xác nếu các mẹ không nói ra hết các vấn đề của mình. Bởi vậy, các mẹ phải nói hết những gì mình cảm thấy, thắc mắc hoặc lo lắng với bác sĩ, đừng ngại ngùng gì cả.
- Khi được bác sĩ tư vấn, các mẹ thường cảm thấy khá thoải mái và chú tâm vào nghe lời khuyên. Nhưng các mẹ nên ghi chép lại, như vậy sẽ chính xác hơn và phòng trường hợp các mẹ quên mất bất cứ điều gì đó.
Khi đến bệnh viện sẽ có rất nhiều bác sĩ phụ trách khám thai. Đó là lý do tại sao các mẹ chỉ nên lựa chọn một bác sĩ mà mình cảm thấy tin tưởng nhất để chăm sóc và tư vấn cho các mẹ trong suốt quá trình mang thai. Hầu hết phụ nữ mang thai đều đi khám định kỳ tại bệnh viện 10 đến 15 lần trước khi sinh.
Thông thường, phụ nữ mang thai thường đến bác sĩ mỗi tháng một lần trong hai kỳ đầu của tam cá nguyệt. Nghĩa là các mẹ sẽ đến khám bác sĩ mỗi tháng một lần trong suốt khoảng thời gian từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 6. Đặc biệt, từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 36, các mẹ nên đến bác sĩ khám thai hai tuần một lần và sau đó là mỗi tuần một lần cho đến khi sinh bé.
2. Các mẹ cần làm gì để chuẩn bị cho những lần khám thai?
Trong những tuần trước ngày đến khám, các mẹ có thể ghi lại bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào vào một quyển sổ. Sau đó, khi đến gặp bác sĩ các mẹ có thể đặt câu hỏi và nói về các thắc mắc để bác sĩ trả lời cũng như giải thích cho các mẹ hiểu.
Ví dụ, các mẹ muốn uống một loại trà thảo mộc, thuốc bổ… thì các mẹ nên mang đến hỏi bác sĩ xem có an toàn không trước khi uống.
Tất nhiên, nếu các mẹ có bất kì lo lắng hay triệu chứng bất thường nào thì hãy đến gặp bác sĩ ngay mà không cần đợi đến lần hẹn tiếp theo.
Ảnh minh họa
3. Chuyện gì sẽ xảy ra trong những lần khám thai?
Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc hỏi các mẹ cảm thấy cơ thể thế nào? Tâm trạng ra sao? Và các câu hỏi về chuyên môn để chẩn đoán được tình trạng hiện tại của thai nhi.
Mục tiêu của những lần đi khám thai trước khi sinh là để bác sĩ giúp các mẹ biết được tình trạng của thai nhi và phát hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời can thiệp. Vì vậy, các mẹ nên đi khám thai ngay cả khi cảm thấy ổn và tin rằng mọi thứ đều đang tiến triển tốt đẹp.
Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp, nước tiểu, đo vòng bụng. Bên cạnh đó, bác sĩ kiểm tra vị trí và nhịp tim của thai nhi. Các phần kiểm tra sẽ được thực hiện đầy đủ để theo dõi chặt chẽ tình trạng của mẹ và bé, nếu có biến chứng thì có thể can thiệp kịp thời.
Kết thúc một lần khám, bác sĩ sẽ phân tích kết quả kiểm tra cho các mẹ nắm được. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng đưa ra các cảnh báo, lời khuyên cho các mẹ về chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, làm việc…
Dưới đây là hai lưu ý đặc biệt mà các mẹ nên biết:
- Bác sĩ sẽ không thể chẩn đoán được chính xác nếu các mẹ không nói ra hết các vấn đề của mình. Bởi vậy, các mẹ phải nói hết những gì mình cảm thấy, thắc mắc hoặc lo lắng với bác sĩ, đừng ngại ngùng gì cả.
- Khi được bác sĩ tư vấn, các mẹ thường cảm thấy khá thoải mái và chú tâm vào nghe lời khuyên. Nhưng các mẹ nên ghi chép lại, như vậy sẽ chính xác hơn và phòng trường hợp các mẹ quên mất bất cứ điều gì đó.
Trước khi mang thai cần khám và tư vấn những gì?