Nếu con trằn trọc khó ngủ, có thể trẻ đang gặp phải 4 vấn đề sau và mẹ cần giải quyết ngay

Tú Uyên,
Chia sẻ

Nhiều cha mẹ rất buồn phiền khi buổi tối con mình đi ngủ không ngon giấc, cứ lăn lộn, giãy giụa cả đêm. Nếu tình trạng này hay xảy ra thì các mẹ nên xem lại những lý do sau đây.

Nhiều bà mẹ thường than phiền rằng vào ban đêm, trẻ ngủ không ngon giấc và lăn lộn cả đêm. "Mỗi ngày khi tỉnh dậy, tôi đều hốt hoảng bởi không thấy con nằm trên giường, hóa ra con đang nằm lăn lóc trên sàn nhà. Tôi thật sự không biết con ngã xuống đất khi nào".

Hay: "Tối hôm qua, tôi tỉnh giấc lúc nửa đêm, tôi đưa tay sang bên cạnh thì không thấy con đâu. Tôi lo lắng bật đèn thì thấy nửa người trên của con đang ở trên giường, nửa người dưới của con như sắp rơi xuống đất. Tôi thật sự không hiểu làm sao con có thể ngủ trong tư thế ấy".

Những than phiền về giấc ngủ của con như trên luôn đầy rẫy trên các hội nhóm bỉm sữa. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Nếu con trằn trọc khó ngủ, có thể trẻ đang gặp phải 4 vấn đề sau và mẹ cần giải quyết ngay - Ảnh 1.

Trẻ đi ngủ hay giãy giụa vào buổi đêm khiến cha mẹ rất khổ sở.

Trẻ ngủ không ngon giấc, lăn lộn cả đêm luôn khiến các mẹ băn khoăn, lo lắng liệu đấy có phải là biểu hiện bệnh lý ở trẻ. Thực tế, theo kinh nghiệm lâm sàn của các bác sĩ, trẻ ngủ không ngon giấc không liên quan đến bệnh lý, chỉ có một số ít trường hợp trẻ thật sự mắc bệnh.

Có 4 nguyên nhân khiến trẻ lăn lộn cả đêm không ngủ được:

1. Môi trường ngủ không thoải mái

Chẳng hạn trẻ ngủ trong một căn phòng mà xung quanh có rất nhiều tiếng ồn, đèn chỉnh quá sáng, giường nệm quá cứng, chăn nệm không đủ ấm... Tất cả đều có thể là yếu tố khiến trẻ ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi trẻ ngủ không ngon giấc, trẻ sẽ có biểu hiện lăn lộn trên giường cả đêm.

Nguyên nhân cũng có thể là do trẻ đắp chăn quá dày. Các bậc phụ huynh luôn có nỗi lo thường trực là trẻ sẽ bị cảm lạnh khi đang ngủ, nên họ có xu hướng đắp một lớp chăn rất dày cho trẻ nhỏ, điều này sẽ khiến trẻ vã mồ hôi, hất tung chăn mền khi ngủ, nghiêm trọng hơn là trẻ có thể tử vong do ngạt thở.

2. Cảm xúc hoặc kích thích sinh lý ảnh hưởng trước lúc trẻ ngủ

Nếu con trằn trọc khó ngủ, có thể trẻ đang gặp phải 4 vấn đề sau và mẹ cần giải quyết ngay - Ảnh 2.

Tâm trạng quá vui vẻ cũng là một nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc.

- Trước khi ngủ trẻ chơi hoặc xem chương trình hài hước: Hệ thần kinh của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiên, khi trẻ xem một chương trình tivi vui nhộn, vỏ não của trẻ sẽ trạng thái hưng phấn trong khoảng thời gian dài, điều này sẽ dẫn đến tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc, lăn lộn cả đêm, chân tay hoạt động liên tục.

- Ăn no trước khi ngủ: Nếu bữa tối trẻ ăn quá no, quá nhanh, hoặc trước khi ngủ trẻ ăn thêm bữa phụ, quá trình tiêu hóa sẽ kích thích dạ dày tiết ra dịch vị, thời gian nhu động ruột sẽ kéo dài khiến trẻ trằn trọc trước khi ngủ, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ không ngon giấc, lăn lộn cả đêm.

3. Trẻ mắc bệnh

Trẻ mắc bệnh táo bón, nhiễm giun, hội chứng ruột kích thích, cảm sốt đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc, lăn lộn cả đêm.

Ngoài ra, nếu trẻ có biểu hiện không thoải mái, tinh thần không tỉnh táo, lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ là nên đưa trẻ đến bệnh viện khám.

4. Giấc ngủ nông

Nếu con trằn trọc khó ngủ, có thể trẻ đang gặp phải 4 vấn đề sau và mẹ cần giải quyết ngay - Ảnh 3.

Nếu trẻ không có dấu hiệu khóc hay sốt thì có thể là trẻ đang trải qua giấc ngủ nông hoặc chuyển tiếp chu kỳ giấc ngủ.

Nếu trẻ ngủ thường trở mình, lăn lộn cả đêm, không có dấu hiệu khóc hoặc phát sốt, nguyên nhân có thể là do trẻ đang trải qua giấc ngủ nông hoặc chuyển tiếp chu kỳ giấc ngủ. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh và không can thiệp vào giấc ngủ của trẻ.

Theo thời gian, trạng thái hoạt động thái quá trong giai đoạn ngủ của trẻ sẽ giảm dần và tự hết, các bậc cha mẹ không nên lo lắng.

Làm cách nào ngăn chặn tình trạng trẻ lăn lộn cả đêm?

1. Chuẩn bị túi ngủ

Nếu trẻ có thói quen hất tung chăn khi ngủ, túi ngủ sẽ là lựa chọn phù hợp đối với trẻ. Mẹ nên chọn túi ngủ chất lượng tốt, độ dày và độ rộng phù hợp.

2. Ngăn chặn trẻ bị thương tích

Cách tốt nhất tránh trường hợp trẻ bị thương tích khi ngã từ trên giường xuống đất là mẹ nên trải thảm xốp chống trơn, gối mềm trên sàn.

Theo Sohu

Chia sẻ