Mẹ Việt sinh con ở Nga: Đau đẻ cào rách cả đùi nhưng bác sĩ vẫn nhất quyết không cho tiêm gây tê

NT,
Chia sẻ

Quá trình sinh nở của chị Tanya Phạm kéo dài gần 20 tiếng, dù đã đau quá mức chịu đựng và khóc rất nhiều nhưng bác sĩ vẫn từ chối tiêm gây tê cho chị.

Mẹ nào đã từng sinh nở chắc hẳn đều "ám ảnh" với những cơn đau đẻ dồn dập trước lúc vượt cạn. Lúc này phương pháp gây tê ngoài màng cứng như một "cứu tinh" giúp các mẹ có thể tạm thời quên cơn đi cơn đau và dễ dàng sinh nở.

Tuy vậy, cũng có những trường hợp "bất đắc dĩ", dù mẹ bầu đau đến "chết đi sống lại" và cố gắng năn nỉ bác sĩ tiêm gây tê nhưng lại không được đáp ứng. Đây cũng chính là câu chuyện xảy ra với chị Tanya Phạm, 26 tuổi (sống tại Saint Petersburg, Nga) khiến kỉ niệm đi đẻ của chị trở nên thật khó quên.

Mẹ Việt ở Nga và trải nghiệm đi đẻ nhớ đời: Đau đến mức "chết đi sống lại" nhưng bác sĩ vẫn nhất quyết không cho tiêm gây tê - Ảnh 1.

Chị Tanya Phạm, 26 tuổi, hiện đang sinh sống tại Saint Petersburg, Nga.

Quá trình vượt cạn kéo dài gần 20 tiếng đồng hồ, đau đẻ đến mức tự cào rách cả tay và đùi

Theo chị Tanya chia sẻ, chị có dấu hiệu sắp sinh vào lúc 12h đêm. Tuy vậy chị không vào viện ngay mà vẫn bình tĩnh đi gội đầu, tắm rửa và sắp xếp quần áo. Những cơn đau về sau xuất hiện theo từng cơn và kéo dài cho đến 5h sáng:

"2 vợ chồng mình nằm nói chuyện đến tận 12h đêm. Mình vừa giục chồng đi ngủ thì nghe (hoặc cảm giác) "bụp" như có cái gì vừa vỡ. Vào toilet kiểm tra thì thấy xuất hiện dịch màu hồng nên mình cũng nghĩ là sắp đẻ rồi. Tuy vậy mình vẫn lên giường ngủ tiếp, gần 1 tiếng đồng hồ sau thì thấy bụng bắt đầu lâm râm đau nhẹ. Mình vẫn bình tĩnh đi gội đầu, tắm rửa, sau đó mới chuẩn bị túi đồ để mang vào bệnh viện. Trong lúc soạn đồ những cơn đau cứ kéo đến từng cơn, lúc nào đau quá mình lại đứng dậy bám tường hít thở... cứ thế từ 12h đêm đến tận 5h sáng".

Mẹ Việt ở Nga và trải nghiệm đi đẻ nhớ đời: Đau đến mức "chết đi sống lại" nhưng bác sĩ vẫn nhất quyết không cho tiêm gây tê - Ảnh 3.

Chị Tanya có dấu hiệu đau đẻ lúc 12h đêm và nhập viện lúc 6h sáng.

Đến 6h sáng, chị Tanya cùng người nhà vào đến viện, vì ở Nga không cho phép chồng vào phòng đẻ cùng vợ, nên suốt quá trình vượt cạn, chồng chị đều phải chờ bên ngoài. Ban đầu những cơn đau còn ở mức chịu đựng được. Nhưng đến tầm 12h trưa mức độ đau tăng nhanh chóng và dần quá mức chịu đựng, khiến bà mẹ trẻ cào rách hết cả tay lẫn đùi và la hét, khóc lóc rất nhiều:

"Nói thật bản thân mình là người khá lì lợm. Mình đã từng làm nhiều hình xăm hoàn toàn không dùng gây tê mà không kêu đau 1 tiếng nào, nên mình không tưởng tượng được là đau đẻ lại khủng khiếp như thế. Hôm mình đi đẻ trời nắng nóng vô cùng. Lúc nằm trong phòng chờ sinh mà mình toát hết mồ hôi, lưng và đầu tóc ướt sũng như vừa đi gội đầu về.

Mẹ Việt ở Nga và trải nghiệm đi đẻ nhớ đời: Đau đến mức "chết đi sống lại" nhưng bác sĩ vẫn nhất quyết không cho tiêm gây tê - Ảnh 4.

Vì nóng và đau quá nên mình bị sốt, bác sĩ phải truyền nước và tiêm kháng sinh liên tục, đồng thời giục mình uống nhiều nước vào. Đến lúc đau quá không chịu nổi mình hét ầm ĩ cả tầng, bác sĩ, y tá cứ phải trấn an liên tục. Thậm chí nói nhẹ nhàng mãi không được còn dọa cứ khóc nhiều tí không đẻ được đâu. Lúc đi vệ sinh vì đau quá, mình còn đứng đập đầu vào tường khóc".

Mẹ Việt ở Nga và trải nghiệm đi đẻ nhớ đời: Đau đến mức "chết đi sống lại" nhưng bác sĩ vẫn nhất quyết không cho tiêm gây tê - Ảnh 5.

Những con đau đẻ dữ dội đến nỗi khiến chị Tanya la hét, khóc lóc không ngừng. Tuy vậy bác sĩ vẫn từ chối cho chị tiêm gây tê.

Tuy đau đớn là thế nhưng khi chị Tanya xin được gây tê ngoài màng cứng thì bác sĩ liên tục từ chối. Phải đến 4 tiếng sau, bác sĩ mới đồng ý tiêm nhưng với điều kiện chị phải ký cam kết:

"Ở Nga, các bác sĩ vẫn khuyến khích đẻ thường (đẻ mổ chỉ khi nào trong trường hợp bắt buộc thôi) và không dùng phương pháp "đẻ không đau" vì thật sự có nhiều người bị sốc rất nguy hiểm. Cho nên mình yêu cầu vậy nhưng bác sĩ vẫn chỉ ậm ừ bảo tí nữa cho tiêm.

Cứ như vậy đến tận gần 4h chiều thì bác sĩ gây tê mới đến hỏi thăm, kiểm tra các thứ. Sau khi mình chắc chắn muốn tiêm rồi thì bác sĩ lôi bản cam kết ra, đọc 1 loạt các tác hại và bắt kí vào, lúc ấy mình mới được tiêm.

Sau khi tiêm thì mình như được hồi sinh, nửa dưới cơ thể tê cứng hoàn toàn không có cảm giác gì nữa. Đến gần 8h tối thì mình đẻ".

Mẹ Việt ở Nga và trải nghiệm đi đẻ nhớ đời: Đau đến mức "chết đi sống lại" nhưng bác sĩ vẫn nhất quyết không cho tiêm gây tê - Ảnh 6.

Sau gần 20 tiếng đau đẻ chị Tanya đã hạ sinh bé Gấu thành công.

Sau sinh, hưởng trọn "combo" đau dạ con và tắc sữa

Chị Tanya Phạm cho hay, bé Gấu (tên thật Nguyễn Trung Nhật Minh) chào đời hoàn toàn khỏe mạnh và nặng 3,2 kg, nhưng vì chị đau đẻ lâu quá nên bé bị sặc nước ối và phải vào phòng chăm sóc đặc biệt. Bản thân chị Tanya sức khỏe cũng bị ảnh hưởng khá nhiều do bị đau dạ con lẫn tắc sữa cùng một lúc: "Vì không có con ở bên cạnh bú mẹ ngay sau sinh nên tận hôm sau mình mới hút sữa, gây ra tắc sữa. Mình phải hút sữa liên tục, cứ 2 tiếng 1 lần trong vòng 5 ngày ở bệnh viện. Còn cơn đau dạ con thì kéo dài suốt 1 tuần lễ, nhất là khi nào hút sữa thì càng đau".

Sau sinh chị Tanya Phạm bị tắc sữa và đau dạ con, còn bé Gấu phải vào phòng chăm sóc đặc biệt do sặc nước ối, nhưng may mắn sức khỏe của 2 mẹ con đều hồi phục nhanh chóng.

May mắn thay sức khỏe của chị Tanya hồi phục khá nhanh, chỉ sau 10 ngày chị đã có thể sinh hoạt như bình thường. Tuy vẫn còn rùng mình khi nhớ lại ngày vượt cạn hôm đó, nhưng bà mẹ trẻ cho biết vẫn cảm thấy rất may mắn khi sinh con tại Nga, vì ở đó các bác sĩ, y tá chăm sóc phụ rất kĩ, chỉ khi nào chắc chắn cả mẹ và bé khoẻ rồi mới cho xuất viện ra về.

Ảnh: NVCC

Chia sẻ