Mẹ Việt ở Nhật chia sẻ cách ứng phó với con hay mè nheo
Với kinh nghiệm nhiều năm sống và nuôi con nhỏ ở Nhật, mẹ Michan chia sẻ những kinh nghiệm hay mà mình đã học hỏi được để ứng phó với con khi con ăn vạ, mè nheo và khóc đòi ở chỗ đông người.
Khi bạn dẫn con đi siêu thị, đi trung tâm thương mại thì hình ảnh đứa trẻ ăn vạ ra đất khóc lóc và đòi cha mẹ phải mua cho thứ này thứ nọ không phải là hiếm thấy. Vậy nếu một ngày đẹp trời nào đó mình dắt con đi mà con có lỡ khóc lóc đòi như vậy thì phải làm sao cho phải, vừa không phải mua thứ không cần thiết và mình không hề có dự định mua cho con, nằm ngoài kế hoạch tài chính trong tháng đã đặt ra và đứa trẻ cũng hiểu ra rằng không thể có được và ít lặp lại tình trạng khóc lóc này.
1. Hãy suy nghĩ cùng con
Nếu bé đang hứng khởi đòi mà mình đột nhiên từ chối phắt đi sẽ khiến cho trẻ không hiểu tại sao lại bị từ chối và chuyện bé lăn ra khóc là điều mặc nhiên dễ hiểu. Mẹ nên xử lý theo chiều hướng dẫn dụ đứa trẻ theo suy nghĩ và cách nói của mẹ như sau:
- Hãy nói với con: "Mẹ thấy món này đẹp nhưng mà đắt tiền quá, vậy giờ mình phải làm sao đây con, vậy hai mẹ con mình cùng tính ha".
Sau khi phân tích chuyện đẹp xấu, đắt rẻ mua hay không mua hoặc giả bé có món tương tự rồi thì tự nhiên bé sẽ hiểu ra và bỏ ngay ý định đòi cho bằng được lúc ban đầu. Trẻ con mau nhớ và cũng dễ quên, chỉ cần dẫn bé ra một tình huống khác và bé sẽ quên ngay.
2. Cho dù con có nói gì đi nữa thì cũng đừng ngần ngại nói "Không"
Sau khi mẹ phân tích mà con vẫn đòi, kết quả là vẫn lại khóc lóc giữa nơi công cộng và làm phiền mọi người nhưng mà mẹ vẫn dứt khoát nói không và không đồng ý thì trẻ sẽ dần hiểu là có khóc lóc đòi thì cũng không thể nào được mẹ mua cho.
Không chỉ với chuyện ra ngoài và không đồng ý cho trẻ mua thứ trẻ đòi mà mẹ còn phải giữ tâm lý thật sắt đá vững vàng, từ chối 1 cách thẳng thắn là điều quan trọng, không nên mập mờ để lát về mẹ đền cho cái này cái kia hay hôm sau mình mua để lừa trẻ và lần sau trẻ sẽ lại tái diễn tình trang tương tự, mình lại là người thất hứa với con và đứa trẻ sẽ dần nhận ra và không tin vào lời cha mẹ hứa hẹn nữa.
Khi con khóc, hãy cho con thời gian để bình tĩnh lại và chỉ nói chuyện với con khi con thực sự nín khóc. (Ảnh minh họa: Internet)
3. Chờ con bình tĩnh
Bạn phải hiểu rằng hành động vòi vĩnh không được lăn đùng ra khóc là điều hoàn toàn tự nhiên trong quá trình hình thành cá tính của trẻ và cần phải có sự can thiệp và điều chỉnh của cha mẹ để bé hiểu và học được để bé lớn lên. Hẳn nhiên khi bé khóc lóc to như thế thì cha mẹ dẫu có nói gì thì trẻ cũng không thèm nghe mà chỉ bận khóc lóc để thoả mãn cơn giận của mình.
Để không làm phiền các vị khách khác đang mua sắm và chủ cửa hàng, bạn nên dắt trẻ ra bên ngoài nơi rộng rãi và hãy để yên cho trẻ khóc đến khi trẻ đã thực sự nín và trở lại bình tĩnh đó là yếu tố quan trọng.
Khi con lớn dần lên và con sẽ tự hiểu ra và thôi không khóc đòi mà không nghe cha mẹ giải thích nữa.
4. Không mua gì cho con khi con đòi
Ngay từ chính lần đầu tiên cha mẹ dắt con đi và thấy trẻ muốn cha mẹ liền mua cho đó là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lăn ra khóc lóc ăn vạ ở những lần đi chơi kế tiếp sau này, cứ nghĩ là mình đòi mẹ cha mua cho thôi, đc lần thứ nhất thì sẽ có lần thứ hai và đã có lần thứ hai thì sẽ có lần thứ ba và nhu cầu đòi hỏi của đứa trẻ sẽ tăng lên và khi không được đáp ứng trẻ sẽ phản ứng ngược lại.
Vì thế điểm mấu chốt ở đây là cho dẫu có cùng trẻ ra ngoài thì cũng không nên mua gì cho trẻ cả, tiết chế không mua để chuyện này trở thành điều hiển nhiên và chuyện đòi hỏi là chuyện bất bình thường.
1. Hãy suy nghĩ cùng con
Nếu bé đang hứng khởi đòi mà mình đột nhiên từ chối phắt đi sẽ khiến cho trẻ không hiểu tại sao lại bị từ chối và chuyện bé lăn ra khóc là điều mặc nhiên dễ hiểu. Mẹ nên xử lý theo chiều hướng dẫn dụ đứa trẻ theo suy nghĩ và cách nói của mẹ như sau:
- Hãy nói với con: "Mẹ thấy món này đẹp nhưng mà đắt tiền quá, vậy giờ mình phải làm sao đây con, vậy hai mẹ con mình cùng tính ha".
Sau khi phân tích chuyện đẹp xấu, đắt rẻ mua hay không mua hoặc giả bé có món tương tự rồi thì tự nhiên bé sẽ hiểu ra và bỏ ngay ý định đòi cho bằng được lúc ban đầu. Trẻ con mau nhớ và cũng dễ quên, chỉ cần dẫn bé ra một tình huống khác và bé sẽ quên ngay.
2. Cho dù con có nói gì đi nữa thì cũng đừng ngần ngại nói "Không"
Sau khi mẹ phân tích mà con vẫn đòi, kết quả là vẫn lại khóc lóc giữa nơi công cộng và làm phiền mọi người nhưng mà mẹ vẫn dứt khoát nói không và không đồng ý thì trẻ sẽ dần hiểu là có khóc lóc đòi thì cũng không thể nào được mẹ mua cho.
Không chỉ với chuyện ra ngoài và không đồng ý cho trẻ mua thứ trẻ đòi mà mẹ còn phải giữ tâm lý thật sắt đá vững vàng, từ chối 1 cách thẳng thắn là điều quan trọng, không nên mập mờ để lát về mẹ đền cho cái này cái kia hay hôm sau mình mua để lừa trẻ và lần sau trẻ sẽ lại tái diễn tình trang tương tự, mình lại là người thất hứa với con và đứa trẻ sẽ dần nhận ra và không tin vào lời cha mẹ hứa hẹn nữa.
Khi con khóc, hãy cho con thời gian để bình tĩnh lại và chỉ nói chuyện với con khi con thực sự nín khóc. (Ảnh minh họa: Internet)
Bạn phải hiểu rằng hành động vòi vĩnh không được lăn đùng ra khóc là điều hoàn toàn tự nhiên trong quá trình hình thành cá tính của trẻ và cần phải có sự can thiệp và điều chỉnh của cha mẹ để bé hiểu và học được để bé lớn lên. Hẳn nhiên khi bé khóc lóc to như thế thì cha mẹ dẫu có nói gì thì trẻ cũng không thèm nghe mà chỉ bận khóc lóc để thoả mãn cơn giận của mình.
Để không làm phiền các vị khách khác đang mua sắm và chủ cửa hàng, bạn nên dắt trẻ ra bên ngoài nơi rộng rãi và hãy để yên cho trẻ khóc đến khi trẻ đã thực sự nín và trở lại bình tĩnh đó là yếu tố quan trọng.
Khi con lớn dần lên và con sẽ tự hiểu ra và thôi không khóc đòi mà không nghe cha mẹ giải thích nữa.
4. Không mua gì cho con khi con đòi
Ngay từ chính lần đầu tiên cha mẹ dắt con đi và thấy trẻ muốn cha mẹ liền mua cho đó là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lăn ra khóc lóc ăn vạ ở những lần đi chơi kế tiếp sau này, cứ nghĩ là mình đòi mẹ cha mua cho thôi, đc lần thứ nhất thì sẽ có lần thứ hai và đã có lần thứ hai thì sẽ có lần thứ ba và nhu cầu đòi hỏi của đứa trẻ sẽ tăng lên và khi không được đáp ứng trẻ sẽ phản ứng ngược lại.
Vì thế điểm mấu chốt ở đây là cho dẫu có cùng trẻ ra ngoài thì cũng không nên mua gì cho trẻ cả, tiết chế không mua để chuyện này trở thành điều hiển nhiên và chuyện đòi hỏi là chuyện bất bình thường.
(Chia sẻ của mẹ Michan, hiện đang sống tại Setagaya-ku, Tokyo, Japan)