Những điều mẹ bầu cần biết về nguy cơ sinh non

Phương Mai,
Chia sẻ

Trẻ sinh non thường phải chịu hậu quả về sức khỏe suốt đời, chẳng hạn như chậm phát triển thần kinh, bệnh phổi mãn tính, bại não, mù lòa, thậm chí là tử vong.

Lo lắng vì thuộc diện có nguy cơ sinh non

Trước đây vì có “tiền sử” nạo phá thai 4 lần nên khi đọc được thông tin trên báo viết rằng: nạo phá thai sẽ khiến khả năng sinh non ở bà mẹ tăng cao khiến chị Hồng (Cầu Giấy, Hà nội) lo lắng vô cùng. 

Quả nhiên, khi thai được 22 tuần tuổi, chị Hồng bị đau bụng thành từng cơn quanh vùng rốn. Khi đi khám bác sĩ bảo đó là những cơn co tử cung dọa sinh non, chị lo lắng, mệt mỏi vô cùng khi 3 tuần trời vợ chồng chị túc trực thường xuyên ở bệnh viện để truyền thuốc. Khi thấy sức khỏe có tiến triển bác sĩ lại cho chị về nhà nhưng sau 1 tuần thì những cơn co đau đớn lại xuất hiện và chị hiện tại phải nằm im một chỗ. 

Thu Cúc (Hà Đông, Hà Nội) là một người phụ nữ rất cẩn thận chăm sóc sức khỏe, đặc biệt khi chị có thai. Hiện tại chị đang mang thai ở tuần thứ 28. Bé trong bụng chị nặng 1,6kg nhưng đi khám bác sĩ bảo chị có khả năng sinh non vì cổ tử cung đã mở 1cm rồi, dù được bác sĩ đặt cho viên thuốc ở hậu môn nhưng chị vẫn vô cùng hoang mang. 

Chị Cúc tâm sự: “Con đẻ ra đủ tháng chăm sóc còn khó chứ nói gì tới sinh thiếu tháng, mình lo lắng vô cùng”. 

Những điều mẹ bầu cần biết về nguy cơ sinh non 1
Trẻ sinh non thường phải chịu hậu quả về sức khỏe suốt đời, chẳng hạn như chậm phát triển thần kinh, bệnh phổi mãn tính, bại não, mù lòa, thậm chí là tử vong (Ảnh minh họa)


Hiểu đúng về sinh non

Sinh non là một hiện tượng sinh nở gặp khá nhiều ở các bà bầu, vậy làm cách nào để bạn có thể ngăn ngừa sinh non?

Lời khuyên của bác sĩ đó là bà bầu càng khỏe mạnh, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thời kỳ mang thai thì họ hoàn toàn có thể giảm thiểu được rủi ro sinh non. Là một người phụ nữ mang thai, bạn có thể biết ngày khai hoa nở nhụy, còn gì hạnh phúc hơn khi được đón con vào đúng lịch, khi đó con hoàn toàn khỏe mạnh và sẵn sàng tiếp nhận cuộc sống mới. 

Nhưng bạn có biết rằng mỗi năm ở Mỹ, có hơn 476.000 trẻ được sinh ra sớm hơn dự định. Trẻ sinh non thường phải chịu hậu quả về sức khỏe suốt đời, chẳng hạn như chậm phát triển thần kinh, bệnh phổi mãn tính, bại não, mù lòa, các vấn đề khác… Sinh non là nguyên nhân đầu bảng khiến trẻ sơ sinh tử vong. Sinh non là một mối đe dọa lớn đến thai nhi mà nhiều tổ chức y tế đã tham gia để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của nó để có thể tìm cách ngăn chặn được. 

Có thể cứu sống được trẻ sinh non song việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sinh non tháng rất khó khăn và tốn kém, tỉ lệ tử vong khá cao. Vì vậy, việc bà bầu hiểu biết về chứng gây sinh non và hướng dự phòng là một vấn đề hết sức quan trọng. 

Điều hạn chế được tốt nhất khả năng sinh non ở trẻ đó là bà bầu nên sống khỏe mạnh với lịch trình sinh hoạt hợp lý, ăn uống ngủ nghỉ khoa học. Thêm vào đó, bà bầu cần nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ, những dấu hiệu lạ mà quá trình mang bầu của mình gặp phải. Khi kiểm soát được những dấu hiệu này, phụ nữ mang thai và thai nhi hoàn toàn có thể được điều trị sớm, giảm các vấn đề liên quan tới sinh non.

Liệu bạn có nguy cơ sinh non?

Nếu thai của bạn ít hơn 37 tuần, bạn nói “có” trong những câu hỏi dưới đây, xin cảnh báo rằng bạn đang nằm trong top có nguy cơ cao về sinh non. Bạn cần liên lạc ngay với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình.

Bạn có các cơn co thắt thường xuyên hoặc 10 phút một lần không?

Có chất lỏng mầu nâu, hồng bị rò rỉ từ âm đạo của bạn không?

Bạn đang có cảm giác rằng em bé của bạn được đẩy xuống một cách “nhiệt tình”?

Bạn đau lưng vô cùng, đau đớn bởi những cơn đạp của con?

Chuột rút và tiêu chảy nhiều hơn bình thường?

Những điều mẹ bầu cần biết về nguy cơ sinh non 2

Bạn nên làm gì vào lúc này?

Nếu bạn trả lời "có" cho bất kỳ câu hỏi trên, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình. Trẻ sinh non là những em bé được sinh ra trước 37 tuần của thai kỳ, hiện tượng này có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ mang thai nào. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đặt thuốc để giúp bạn thay đổi điều này, khiến bé được giữ lâu hơn trong bụng mẹ. 

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng kể trên, bạn cần dừng hoàn toàn công việc mà bạn đang thực hiện. Bạn cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, nước hoa quả, tuyệt đối không uống cà phê, soda hay bất kỳ đồ uống có chứa caffeine trong thời gian này.

Hãy gọi lại hoặc đến ngay bệnh viện nếu các triệu chứng này trở nên nặng hơn. Tới bệnh viện, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung, siêu âm cổ tử cung, theo dõi tim thai để có thể đưa ra được quyết định cuối cùng. 

Giảm thiểu rủi ro sinh non 

Hiện tại, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được nguyên nhân chắc chắn nào gây nên hiện tượng sinh non mà người ta mới chỉ đưa ra một số nguyên nhân có thể gây nên hiện tượng này như: đa thai, võ ối non, nhiễm trùng màng ối, tử cung kém phát triển, u xơ tử cung, bà mẹ làm trong môi trường độc hại, dinh dưỡng kém…, tuy nhiên, bà bầu hoàn toàn có thể giảm thiểu được rủi ro này bằng những cách sau:

Đi khám thai đúng hẹn theo lịch hẹn của bác sĩ

Bổ sung đầy đủ vitamin trước và trong quá trình mang thai. 

Dành thời gian nghỉ ngơi, giảm tải khối lượng công việc hiện tại.

Không sử dụng thuốc lá hay uống rượu.

Giúp đầu óc thư thái, tránh căng thẳng, mệt mỏi.

Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ sinh non, bạn nên hạn chế hoàn toàn việc tập thể dục.



Sinh non là tình huống phát sinh không ai mong muốn. Cần phải xử lý tình huống này như thế nào để đảm bảo sức khỏe của bà mẹ và em bé?
Những điều mẹ bầu cần biết về nguy cơ sinh non 3
Chia sẻ