Những tiết lộ quý giá về vấn đề kiểm soát cân nặng cho con
Đối với các bậc làm cha mẹ, việc kiểm soát mọi nhân tố có liên quan đến béo phì là điều không tưởng, thế nhưng các nghiên cứu gần đây đã tiết lộ một số phương pháp đơn giản mà cha mẹ có thể thực hiện để tránh cho con tăng cân quá nhanh và quá nhiều.
Nhịp sống hiện đại cùng với những điều kiện quá đầy đủ khiến căn bệnh béo phì ở trẻ nhỏ giờ đây không còn là vấn đề xa lạ nữa. Căn bệnh “sung sướng” này tiềm tàng những nguy cơ to lớn cho sức khỏe của trẻ về lâu dài như bệnh tim mạch, tiểu đường và hàng loạt vấn đề nghiêm trọng khác.
1. Theo dõi cân nặng của con thường xuyên
Trước đây, hầu như các bác sỹ không mấy lo lắng về việc trẻ thừa cân trước 2 tuổi, nhưng suy nghĩ này đang dần thay đổi. Theo một nghiên cứu mới đây do trường Đại học Harvard thực hiện, những trẻ tăng cân nhanh trong 6 tháng đầu đời (từ 50% đến 90%), có tỉ lệ béo phì nhiều hơn đáng kể khi lên 3 tuổi. Vì vậy cha mẹ nên theo dõi cân nặng của con thường xuyên để có kế hoạch "phanh" kịp thời trước khi quá muộn.
2. Cho trẻ bú trong thời gian càng dài càng tốt
Đừng bắt trẻ ăn dặm sớm. Những trẻ dùng sữa công thức dễ tăng cân hơn những trẻ được bú mẹ vì các bé đưa vào người lượng calo cao hơn 20% so với thông thường. Trong khi một em bé bú mẹ luôn cho mẹ biết khi nào bé đã no thì ngược lại, với những em bé dùng sữa công thức, bố mẹ thường có xu hướng dỗ bé ăn hết bất chấp bé đã no hay chưa. Những trẻ được cho ăn dặm trước 4 tháng cũng có cân nặng nhỉnh hơn. Nếu có thể, mẹ nên cho bé bú trong vòng một năm đầu, và chỉ nên cho ăn dặm khi bé được 6 tháng.
3. Nắm rõ chỉ số khối cơ thể của con (BMI)
Tỉ lệ chiều cao/ cân nặng, tùy theo độ tuổi và giới tính này là thước đo chuẩn xác nhất để biết trọng lượng của một trẻ từ hai tuổi trở lên có phù hợp hay không. Những trẻ nằm trong khoảng cách phân vị từ 85 đến 95 bị thừa cân, những trẻ mà chỉ số này nằm trong vùng phân vị từ 95 trở lên thì bị béo phì. Theo tiến sỹ Marc Jacobson, giáo sư Nhi khoa và dịch tễ học thuộc Đại học Y Albert Einstein thì: “Khác với người lớn, trẻ thừa cân trông không béo, các em chỉ trông lớn hơn các bạn một chút, vì vậy việc kiểm tra chỉ số khối cơ thể của trẻ là rất quan trọng”.
Một cuộc thăm dò quốc gia do Đại học Michigan tiến hành đã chỉ ra rằng 40% phụ huynh của những trẻ bị béo phì mô tả con họ “có cân nặng vừa phải”.
4. Vận động
Trẻ em cần được vận động khoảng 1 tiếng mỗi ngày và tốt nhất là dành ít nhất một khoảng thời gian để vận động ngoài trời. Theo tiến sỹ Sandra Hassink, chủ tịch Hội chống béo phì của Viện Nhi khoa Mỹ: “Trẻ em thích chạy nhảy ngoài trời hơn là trong phòng khách, và mỗi hoạt động này lại dẫn đến một hoạt động khác”. Cha mẹ nên cố gắng để kéo con vào các hoạt động thể chất mọi lúc mọi nơi: cho con ra khỏi xe đẩy, chơi nhảy lò cò khi đang chờ xe buýt, v.v...
5. Áp dụng chiến lược cho cả gia đình
Cách hữu hiệu nhất để cải thiện các thói quen của trẻ là áp dụng những thay đổi về lối sống cho cả gia đình, với trọng tâm là sức khỏe chứ không phải cân nặng. Nếu bé thắc mắc về thực đơn mới, chỉ cần bảo bé: “Cả nhà mình đang cố gắng để trở nên khỏe hơn, có thêm nhiều năng lượng để vận động hơn”. Theo cách đó, trẻ thừa cân sẽ không cảm thấy bị cô lập, và những trẻ có cân nặng phù hợp cũng hiểu được thông điệp là cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện của mình. Tiến sỹ Jacobson cũng cho biết, nếu bố mẹ không thay đổi các thói quen của họ, thì con cái họ cũng sẽ không thay đổi gì.
6. Ăn thật nhiều rau quả
Nếu bố mẹ ăn nhiều rau quả và cũng cho bé làm quen với rau quả từ sớm, bé sẽ thích chúng. Hãy để những hộp nhựa đựng rau quả đã chế biến sẵn trong tủ lạnh để bé có thể ăn mỗi khi đói. Việc này cần kiên nhẫn, bởi vì một đứa trẻ có thể cần thử loại thức ăn mới đến 10 lần mới chấp nhận nó. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng công việc làm vườn cũng khiến trẻ thích thú hơn với việc ăn những thứ rau quả mà bé tự chăm sóc, vì thế bố mẹ hãy bắt chước gương phu nhân tổng thống Michelle Obama và bắt đầu gieo trồng.
7. Ưu tiên giấc ngủ
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ không ngủ đủ thường nặng cân hơn vì giấc ngủ giúp điều hòa các hoóc môn kiểm soát sự thèm ăn. Theo cố vấn Judith Owens, trường Đại học Brown, những trẻ mệt mỏi thường kém năng động, và điều đó làm gia tăng nguy cơ bị thừa cân. Trẻ sơ sinh không được ngủ đủ có xu hướng quấy khóc nhiều hơn, vì thế bố mẹ có thể cho bé ăn quá nhiều khi nỗ lực dỗ dành bé nín khóc. Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày trong 6 tháng đầu và 14 giờ mỗi ngày từ 6 đến 12 tháng. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần ngủ từ 10 đến 13 tiếng, trong khi trẻ từ 4 đến 9 tuổi cần từ 10 đến 12 giờ.
8. Bỏ tivi ra khỏi phòng con
Rất nhiều gia đình để cho con cái tiếp xúc với tivi thường xuyên. Những trẻ xem tivi từ 4 tiếng trở lên mỗi ngày có chỉ số BMI lớn hơn đáng kể những trẻ chỉ xem tivi từ 2 tiếng trở xuống. Nếu bé tức giận khi bố mẹ lấy tivi ra khỏi phòng, tiến sỹ David Ludwig gợi ý bố mẹ nên thay vào đó một dàn âm thanh khác để bé có thể nhảy theo khi nghe.
9. Biết rõ giới hạn trong vòng 1000 calo
Nhiều bậc phụ huynh đã lầm lẫn về việc con nên ăn bao nhiêu là vừa. Một khi trẻ được cho ăn quá nhiều và bị thúc phải ăn hết khẩu phần, trực giác thường nói cho bé biết “Mình no rồi!” sẽ dần dần bị đánh lừa. Trẻ từ 2 đến 3 tuổi cần khoảng 1000 calo mỗi ngày, trẻ từ 3 đến 8 tuổi cần 1800 đến 2000 calo tùy thuộc vào chiều cao và mức độ vận động. Khẩu phần chất đạm của bé cần đo bằng nắm đấm tay bé, không phụ thuộc vào việc bé bao nhiêu tuổi.
Đồ uống như soda, trà đường, nước tăng lực hoặc quá nhiều nước hoa quả đều làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em, thậm chỉ cả sữa nguyên kem giờ cũng đang được xem xét.
10. Đừng biến thức ăn thành phần thưởng
Thưởng cho bé đồ ăn vặt có vẻ là một cách dễ dàng và tiện lợi khi bố mẹ muốn bé hợp tác, không nghịch ngợm nữa hoặc để bé cảm thấy vui vẻ hơn. Tuy vậy, một khi đã quen với việc này, trẻ sẽ tìm cách được thưởng nhiều hơn và trọng lượng cũng tăng lên nhanh chóng. Có rất nhiều cách khác để cải thiện tinh thần của trẻ và ghi nhận công sức của bé mà không phải sử dụng phần thưởng thức ăn, như thời gian đặc biệt để chơi với bố hoặc một chuyến đi đến công viên nước.
1. Theo dõi cân nặng của con thường xuyên
Trước đây, hầu như các bác sỹ không mấy lo lắng về việc trẻ thừa cân trước 2 tuổi, nhưng suy nghĩ này đang dần thay đổi. Theo một nghiên cứu mới đây do trường Đại học Harvard thực hiện, những trẻ tăng cân nhanh trong 6 tháng đầu đời (từ 50% đến 90%), có tỉ lệ béo phì nhiều hơn đáng kể khi lên 3 tuổi. Vì vậy cha mẹ nên theo dõi cân nặng của con thường xuyên để có kế hoạch "phanh" kịp thời trước khi quá muộn.
Đừng bắt trẻ ăn dặm sớm. Những trẻ dùng sữa công thức dễ tăng cân hơn những trẻ được bú mẹ vì các bé đưa vào người lượng calo cao hơn 20% so với thông thường. Trong khi một em bé bú mẹ luôn cho mẹ biết khi nào bé đã no thì ngược lại, với những em bé dùng sữa công thức, bố mẹ thường có xu hướng dỗ bé ăn hết bất chấp bé đã no hay chưa. Những trẻ được cho ăn dặm trước 4 tháng cũng có cân nặng nhỉnh hơn. Nếu có thể, mẹ nên cho bé bú trong vòng một năm đầu, và chỉ nên cho ăn dặm khi bé được 6 tháng.
3. Nắm rõ chỉ số khối cơ thể của con (BMI)
Tỉ lệ chiều cao/ cân nặng, tùy theo độ tuổi và giới tính này là thước đo chuẩn xác nhất để biết trọng lượng của một trẻ từ hai tuổi trở lên có phù hợp hay không. Những trẻ nằm trong khoảng cách phân vị từ 85 đến 95 bị thừa cân, những trẻ mà chỉ số này nằm trong vùng phân vị từ 95 trở lên thì bị béo phì. Theo tiến sỹ Marc Jacobson, giáo sư Nhi khoa và dịch tễ học thuộc Đại học Y Albert Einstein thì: “Khác với người lớn, trẻ thừa cân trông không béo, các em chỉ trông lớn hơn các bạn một chút, vì vậy việc kiểm tra chỉ số khối cơ thể của trẻ là rất quan trọng”.
Một cuộc thăm dò quốc gia do Đại học Michigan tiến hành đã chỉ ra rằng 40% phụ huynh của những trẻ bị béo phì mô tả con họ “có cân nặng vừa phải”.
4. Vận động
Trẻ em cần được vận động khoảng 1 tiếng mỗi ngày và tốt nhất là dành ít nhất một khoảng thời gian để vận động ngoài trời. Theo tiến sỹ Sandra Hassink, chủ tịch Hội chống béo phì của Viện Nhi khoa Mỹ: “Trẻ em thích chạy nhảy ngoài trời hơn là trong phòng khách, và mỗi hoạt động này lại dẫn đến một hoạt động khác”. Cha mẹ nên cố gắng để kéo con vào các hoạt động thể chất mọi lúc mọi nơi: cho con ra khỏi xe đẩy, chơi nhảy lò cò khi đang chờ xe buýt, v.v...
5. Áp dụng chiến lược cho cả gia đình
Cách hữu hiệu nhất để cải thiện các thói quen của trẻ là áp dụng những thay đổi về lối sống cho cả gia đình, với trọng tâm là sức khỏe chứ không phải cân nặng. Nếu bé thắc mắc về thực đơn mới, chỉ cần bảo bé: “Cả nhà mình đang cố gắng để trở nên khỏe hơn, có thêm nhiều năng lượng để vận động hơn”. Theo cách đó, trẻ thừa cân sẽ không cảm thấy bị cô lập, và những trẻ có cân nặng phù hợp cũng hiểu được thông điệp là cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện của mình. Tiến sỹ Jacobson cũng cho biết, nếu bố mẹ không thay đổi các thói quen của họ, thì con cái họ cũng sẽ không thay đổi gì.
6. Ăn thật nhiều rau quả
Nếu bố mẹ ăn nhiều rau quả và cũng cho bé làm quen với rau quả từ sớm, bé sẽ thích chúng. Hãy để những hộp nhựa đựng rau quả đã chế biến sẵn trong tủ lạnh để bé có thể ăn mỗi khi đói. Việc này cần kiên nhẫn, bởi vì một đứa trẻ có thể cần thử loại thức ăn mới đến 10 lần mới chấp nhận nó. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng công việc làm vườn cũng khiến trẻ thích thú hơn với việc ăn những thứ rau quả mà bé tự chăm sóc, vì thế bố mẹ hãy bắt chước gương phu nhân tổng thống Michelle Obama và bắt đầu gieo trồng.
7. Ưu tiên giấc ngủ
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ không ngủ đủ thường nặng cân hơn vì giấc ngủ giúp điều hòa các hoóc môn kiểm soát sự thèm ăn. Theo cố vấn Judith Owens, trường Đại học Brown, những trẻ mệt mỏi thường kém năng động, và điều đó làm gia tăng nguy cơ bị thừa cân. Trẻ sơ sinh không được ngủ đủ có xu hướng quấy khóc nhiều hơn, vì thế bố mẹ có thể cho bé ăn quá nhiều khi nỗ lực dỗ dành bé nín khóc. Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày trong 6 tháng đầu và 14 giờ mỗi ngày từ 6 đến 12 tháng. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần ngủ từ 10 đến 13 tiếng, trong khi trẻ từ 4 đến 9 tuổi cần từ 10 đến 12 giờ.
8. Bỏ tivi ra khỏi phòng con
Rất nhiều gia đình để cho con cái tiếp xúc với tivi thường xuyên. Những trẻ xem tivi từ 4 tiếng trở lên mỗi ngày có chỉ số BMI lớn hơn đáng kể những trẻ chỉ xem tivi từ 2 tiếng trở xuống. Nếu bé tức giận khi bố mẹ lấy tivi ra khỏi phòng, tiến sỹ David Ludwig gợi ý bố mẹ nên thay vào đó một dàn âm thanh khác để bé có thể nhảy theo khi nghe.
9. Biết rõ giới hạn trong vòng 1000 calo
Nhiều bậc phụ huynh đã lầm lẫn về việc con nên ăn bao nhiêu là vừa. Một khi trẻ được cho ăn quá nhiều và bị thúc phải ăn hết khẩu phần, trực giác thường nói cho bé biết “Mình no rồi!” sẽ dần dần bị đánh lừa. Trẻ từ 2 đến 3 tuổi cần khoảng 1000 calo mỗi ngày, trẻ từ 3 đến 8 tuổi cần 1800 đến 2000 calo tùy thuộc vào chiều cao và mức độ vận động. Khẩu phần chất đạm của bé cần đo bằng nắm đấm tay bé, không phụ thuộc vào việc bé bao nhiêu tuổi.
Đồ uống như soda, trà đường, nước tăng lực hoặc quá nhiều nước hoa quả đều làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em, thậm chỉ cả sữa nguyên kem giờ cũng đang được xem xét.
10. Đừng biến thức ăn thành phần thưởng
Thưởng cho bé đồ ăn vặt có vẻ là một cách dễ dàng và tiện lợi khi bố mẹ muốn bé hợp tác, không nghịch ngợm nữa hoặc để bé cảm thấy vui vẻ hơn. Tuy vậy, một khi đã quen với việc này, trẻ sẽ tìm cách được thưởng nhiều hơn và trọng lượng cũng tăng lên nhanh chóng. Có rất nhiều cách khác để cải thiện tinh thần của trẻ và ghi nhận công sức của bé mà không phải sử dụng phần thưởng thức ăn, như thời gian đặc biệt để chơi với bố hoặc một chuyến đi đến công viên nước.