Một số cách giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ sinh non
(aFamily.vn) - Một vài những phương pháp sau đây sẽ giúp thai phụ hạn chế được nguy cơ sinh non.
Trẻ sinh non là trẻ được sinh ra trong khoảng thời gian từ tuần 28 đến tuần 37, cân nặng của trẻ khi mới sinh ra chỉ khoảng từ 1kg đến 2,5 kg và lúc này, các bộ phận cơ thể trẻ chưa phát triển hết.
Nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị sinh non có rất nhiều, chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
- Mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, bị bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Hoặc mắc bệnh viêm gan siêu vi B, viêm thận, sốt, rubella hoặc các bệnh khác như tim, tiểu đường, thiếu máu nặng, cường giáp, tăng huyết áp và các bệnh mãn tính khác.
- Do biến đổi khí hậu, tâm lý không ổn định hoặc phải chịu những tổn thương tâm lý, quan hệ tình dục quá đà hoặc dùng chất kích thích.
- Khi mang thai, người mẹ ít nước ối, mang đa thai…
Phương pháp hạn chế sinh non
1. Giữ chế độ ăn uống cân bằng
Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất là bí quyết để bạn có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, nên giữ chế độ dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đủ lượng acid folic. 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn đặc biệt quan trọng vì lúc này hệ thần kinh của trẻ bắt đầu được hình thành. Chính vì thế, việc ăn uống đủ chất có thể giảm được nguy cơ bị dị tật thai nhi.
Lượng acid folic có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm. Tuy nhiên, do acif folic là vitamin dễ tan trong nước và dễ bị mất đi trong quá trình nấu nên tốt nhất là mỗi ngày, thai phụ nên bổ sung khoảng 0,4 mg acid folic mỗi ngày.
Ảnh minh họa.
2. Kiểm soát cân nặng
Một trong những yếu tố quan trọng để có được thai kỳ ổn định chính là việc giữ cân nặng ổn định. Cân nặng tăng quá nhanh hay quá chậm cũng đều có thể gây khả năng sinh non. Chính vì thế, tốt nhất nên duy trì việc tăng cân từ 12 đến 15 kg trong suốt thai kỳ là tốt nhất.
3. Lựa chọn đồ lót thoáng
Việc lựa chọn đồ lót không tốt cũng là nguyên nhân gây sinh non. Khi thai phụ mặc đồ lót có chất liệu không tốt thì sẽ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là bệnh viêm đường tiết niệu. Nguy cơ bị nhiễm trùng nặng có thể gây ra vỡ màng ối và thai phụ dễ chuyển dạ sinh non.
Lựa chọn đồ lót có chất liệu thoáng sẽ giúp hút ẩm và phòng tránh bệnh viêm nhiễm.
4. Tập thể dục vừa phải
Tập thể dục khi mang thai sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ bắp và nó rất có lợi cho việc tăng cường thể lực khi sinh. Khi mang thai, các thai phụ có thể lựa chọn việc đi bộ hoặc vận động nhẹ. Thai phụ tuyệt đối không nên tập những môn thể thao quá sức vì điều này cũng có thể dẫn đến sinh non.
5. Sinh hoạt tình dục điều độ
Để đảm bảo cho sức khỏe của thai phụ và em bé trong bụng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nên tránh việc sinh hoạt tình dục để giảm nguy cơ co thắt tử cung dẫn đến sinh non.
6. Nên đi khám định kỳ
Khám định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra những điều bất thường và sớm có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị sinh non có rất nhiều, chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
- Mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, bị bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Hoặc mắc bệnh viêm gan siêu vi B, viêm thận, sốt, rubella hoặc các bệnh khác như tim, tiểu đường, thiếu máu nặng, cường giáp, tăng huyết áp và các bệnh mãn tính khác.
- Do biến đổi khí hậu, tâm lý không ổn định hoặc phải chịu những tổn thương tâm lý, quan hệ tình dục quá đà hoặc dùng chất kích thích.
- Khi mang thai, người mẹ ít nước ối, mang đa thai…
Phương pháp hạn chế sinh non
1. Giữ chế độ ăn uống cân bằng
Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất là bí quyết để bạn có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, nên giữ chế độ dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đủ lượng acid folic. 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn đặc biệt quan trọng vì lúc này hệ thần kinh của trẻ bắt đầu được hình thành. Chính vì thế, việc ăn uống đủ chất có thể giảm được nguy cơ bị dị tật thai nhi.
Lượng acid folic có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm. Tuy nhiên, do acif folic là vitamin dễ tan trong nước và dễ bị mất đi trong quá trình nấu nên tốt nhất là mỗi ngày, thai phụ nên bổ sung khoảng 0,4 mg acid folic mỗi ngày.
Ảnh minh họa.
2. Kiểm soát cân nặng
Một trong những yếu tố quan trọng để có được thai kỳ ổn định chính là việc giữ cân nặng ổn định. Cân nặng tăng quá nhanh hay quá chậm cũng đều có thể gây khả năng sinh non. Chính vì thế, tốt nhất nên duy trì việc tăng cân từ 12 đến 15 kg trong suốt thai kỳ là tốt nhất.
3. Lựa chọn đồ lót thoáng
Việc lựa chọn đồ lót không tốt cũng là nguyên nhân gây sinh non. Khi thai phụ mặc đồ lót có chất liệu không tốt thì sẽ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là bệnh viêm đường tiết niệu. Nguy cơ bị nhiễm trùng nặng có thể gây ra vỡ màng ối và thai phụ dễ chuyển dạ sinh non.
Lựa chọn đồ lót có chất liệu thoáng sẽ giúp hút ẩm và phòng tránh bệnh viêm nhiễm.
4. Tập thể dục vừa phải
Tập thể dục khi mang thai sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ bắp và nó rất có lợi cho việc tăng cường thể lực khi sinh. Khi mang thai, các thai phụ có thể lựa chọn việc đi bộ hoặc vận động nhẹ. Thai phụ tuyệt đối không nên tập những môn thể thao quá sức vì điều này cũng có thể dẫn đến sinh non.
5. Sinh hoạt tình dục điều độ
Để đảm bảo cho sức khỏe của thai phụ và em bé trong bụng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nên tránh việc sinh hoạt tình dục để giảm nguy cơ co thắt tử cung dẫn đến sinh non.
6. Nên đi khám định kỳ
Khám định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra những điều bất thường và sớm có phương pháp điều trị phù hợp.
Sinh non là tình huống phát sinh không ai mong muốn. Cần phải xử lý tình huống này như thế nào để đảm bảo sức khỏe của bà mẹ và em bé?