Chứng kiến tận mắt một ca mổ lấy thai
(aFamily.vn) - Bài viết với những hình ảnh chân thực dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quá trình của một ca mổ lấy thai.
Thai phụ Elena 37 tuổi đã sinh mổ thành công một bé gái tại một bệnh viện phụ sản Nga. Trong ca sinh này, một người đã vô cùng may mắn khi được chứng kiến toàn bộ ca phẫu thuật và chụp lại những khoảnh khắc quý giá. Và bí mật quá trình mổ lấy thai đã được hé mở.
Toàn bộ quá trình phẫu thuật có thể khiến cho bạn thấy hơi sợ vì những hình ảnh quá chân thực, nhưng những người đàn ông, sau khi tận mắt chứng kiến một ca mổ lấy thai sẽ yêu thương vợ và những đứa con của mình hơn. Đừng nghĩ rằng có con là nghĩa vụ của một người phụ nữ, bởi không phải tất cả những người phụ nữ đều có can đảm để làm điều này.
Bác sĩ chính của ca mổ đang kiểm tra lại mọi thứ trước khi bước vào phỏng mổ.
Bác sĩ chính của ca mổ đang kiểm tra lại mọi thứ trước khi bước vào phỏng mổ.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sỹ tư vấn cho sản phụ và người nhà sản phụ về việc chỉ định mổ lấy thai. Sau đó người nhà sẽ ký cam kết mổ. Các y tá sẽ giúp sản phụ chuẩn bị vệ sinh vùng mổ, tốt nhất có thể tắm trước mổ, thụt tháo nếu có điều kiện.
Các y tá sẽ nói với bác sĩ gây mê về tình trạng của sản phụ, những vấn đề cần lưu ý như bệnh lý mẹ, tình trạng thai nhi. Các bác sĩ nhi khoa cũng được thông báo cuộc mổ và tình trạng thai nhi để tất cả cùng chuẩn bị cho ca mổ thành công tốt đẹp.
Sản phụ trên bàn mổ, chuẩn bị chờ phẫu thuật.
Y tá thăm hỏi thai phụ trước khi tiến hành các thao tác chuẩn bị cho ca phẫu thuật.
Sản phụ được vô cảm bằng gây tê tủy sống hay mê nội khí quản, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ cấp cứu khẩn cấp hay mổ thông thường. Trên thực tế đa số áp dụng phương pháp vô cảm bằng gây tê tủy sống, nhằm tránh những tác động không tốt của thuốc tê hay thuốc mê lên thai nhi. Ở đây, bác sỹ gây mê sẽ gây tê tủy sống cho người mẹ sẵn sàng để phẫu thuật mổ lấy thai.
Sản phụ được bác sĩ tiến hành gây tê tủy sống.
Một ống thông được đưa vào niệu đạo của thai phụ để dẫn nước tiểu trong quá trình phẫu thuật, và để truyền tĩnh mạch nếu chưa được truyền trước đó.
Y tá chuẩn bị trang phục và các vật dụng cần thiết cho ca mổ.
Quá trình gây tê sẽ được theo dõi, một màn che sẽ được nâng lên để sản phụ không phải nhìn thấy quá trình mổ đang được thực hiện.
Bác sĩ mổ chính thực hiện các bước rửa tay, mặc trang phục phòng mổ để chuẩn bị bước vào ca phẫu thuật.
Bác sĩ xem vị trí của thai nhi trong bụng mẹ.
Đeo găng tay phẫu thuật.
Sau khi gây tê đã có hiệu lực, bụng của thai phụ sẽ được thấm gạc có chất khử trùng. Bác sĩ sẽ cắt qua các mô bên dưới, từ từ xuống tử cung của bạn. Khi đến cơ bụng, bác sĩ sẽ tách chúng ra (thường bằng tay hơn là dụng cụ) và mở rộng chúng để phần bên dưới lộ ra.
Bác sĩ rạch một đường trên bụng thai phụ...
Tới tử cung, bác sĩ sẽ tạo một vết cắt, tìm vị trí của em bé.
Lôi em bé từ tử cung của người mẹ.
Xử lý dây rốn.
Bác sĩ đang làm cho bé khóc, và ho ra nước ối.
Bác sĩ nhi và y tá đang làm công việc hút sạch đàm nhớt ở họng, mũi giúp cho bé khóc to hơn để phổi được hoạt động, kiểm tra nhịp tim, nhịp thở và làm sạch cho bé. Trong khi các nhân viên kiểm tra em bé, bác sĩ sẽ lấy nhau thai ra khỏi bụng mẹ ra và bắt đầu quá trình đóng vết mổ lại.
Các y tá sẽ hút sạch đàm nhớt ở họng, mũi... của em bé
Người mẹ sẽ có cơ hội nhìn thấy bé một lát trước khi bác sĩ trao bé cho một bác sĩ nhi khoa hoặc y tá.
Phút gặp nhau thiêng liêng sau 9 tháng 10 ngày.
Y tá đang vệ sinh vùng rốn cho bé.
Đo vòng đầu.
...Và cân nặng của bé.
Các bác sĩ lấy nhau, màng nhau, lau sạch buồng tử cung, kiểm tra độ mở cổ tử cung của sản phụ giúp cho sự thoát sản dịch được tốt.
Sau đó, vết mổ sẽ được khâu lại, từng lớp một. Lớp cuối cùng là da - có thể được đóng lại bằng những mũi khâu, may lại phúc mạc tạo cho tử cung trở lại nguyên vẹn. Chỉ khâu sẽ được loại bỏ trong vòng 7 - 10 ngày. Quá trình đóng tử cung và bụng sẽ mất nhiều thời gian hơn khi mở, thường là khoảng 30 phút.
Các bác sĩ tiến hành khâu vết mổ lại từng lớp một.
Lau sạch ổ bụng và đóng bụng bằng một đường khâu, lấy sạch máu cục âm đạo.
Thu gọn dụng cụ phẫu thuật.
Trong khi đó, các y tá vẫn làm những công việc để chăm sóc em bé mới chào đời.
Em bé đã ngủ.
Bác sĩ chính thở phào vui mừng sau ca phẫu thuật thành công.
Sau khi phẫu thuật xong, sản phụ sẽ được đưa vào phòng hồi sức, nơi sản phụ sẽ được theo dõi sát sao trong một vài giờ, được thở oxy ẩm, dịch truyền có pha thuốc co hồi tử cung, thuốc kháng sinh và giảm đau. Nếu em bé khỏe mạnh, bé sẽ được đến với mẹ trong phòng hồi sức và cuối cùng thì mẹ cũng được bế bé.
Sản phụ được đưa về phòng hồi sức và nếu em bé khỏe mạnh sẽ được đến phòng hồi sức cùng mẹ.
Hai mẹ con sẽ ở lại bệnh viện khoảng 1 tuần để các bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bạn đã bao giờ chứng kiến một ca sinh con dưới nước chưa? Cùng theo chân cặp vợ chồng trẻ vào phòng sinh để hiểu rõ hơn về quá trình này nhé!